Vu Lan Mùa Báo Hiếu
TRƯƠNG SĨ TRIỀN
Link" align="left" border="0" alt="" style="padding:7px;" />Người Việt Nam theo nhiều tôn giáo khác nhau, và đối với tôn giáo nào cũng kính trọng và tin tưởng.
Sau hằng ngàn năm Bắc Thuộc và tiếp xúc với người Âu Châu, hiện nay Việt Nam có nhiều tôn giáo lớn như: Nho Giáo, Lão Giáo, Phật Giáo, Thiên Chúa Giáo, Cao Đài, Hòa Hảo, Tin Lành, v.v.. Ngoài các tôn giáo kể trên, dân chúng Việt Nam còn thờ cúng Tổ Tiên, thờ phụng các vị Anh Hùng Dân Tộc, các vị Tổ Sư các nghề. Sự thờ cúng có thể ở khắp nước như đối với Quốc Tổ Hùng Vương, Hai Bà Trưng, Lê Thái Tổ, Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn v.v.. Đối với dân tộc Việt Nam thì đạo nào cũng dạy người ta làm điều lành, tránh điều dữ, không đi ngược lại căn bản đạo đức của con người, nên đều được tôn kính như nhau và ai muốn theo đạo nào cũng được tự do tin theo.
Đạo Phật là một tôn giáo có ảnh hưởng quần chúng sâu rộng tại Việt Nam, do Đức Thích Ca Mâu Ni ở Ấn Độ sáng lập và sau Ngài được tôn làm Phật Tổ Như Lai. Đạo Phật truyền sang Việt Nam qua hai ngả từ Trung Hoa trong thời Bắc Thuộc, gọi là Bắc Tông hay phái Đại Thừa; từ Thái Lan, Ai Lao, Campuchia sang, gọi là Nam Tông hay phái Nguyên Thủy.
Theo Đạo Phật quan niệm sự đau khổ của người đời là do 4 tai ách: Sanh, Lão, Bệnh, Tử mà ra. Tu theo Đạo Phật để thoát khỏi vòng Luân Hồi và mọi sự Khổ Não. Đạo Phật có 5 điều cấm (Ngũ Giới) là: Không sát sanh, không trộm cắp, không gian dâm, không nói dối, không dùng rượu và chất say. Chùa thờ Phật thì có Sư Tăng hoặc Sư Ni ở để tụng kinh, hoặc tổ chức các khóa lễ cho Phật Tử, tức là những tín đồ của Đạo Phật.
Phái Nguyên Thủy chỉ thờ một tượng Phật Thích Ca, Tăng Ni đều mặc áo vàng đi khất thực.
Phái Đại Thừa, ngoài Đức Phật Thích Ca, còn thờ thêm Chư Phật và Chư Bồ Tát, Tăng Ni của phái nầy mặc áo nâu hoặc xám, tự làm lấy mà sống.
Ngoài ngày Rằm và ngày Mồng Một, Đạo Phật còn có các lễ trọng đại: Phật Đản, Lễ Đức Phật xuất gia, Lễ Đức Phật thành đạo, Lễ Vu Lan Bồn, v.v..
Các lễ trong năm của Việt Nam thì nhiều như: Tết Nguyên Đán, Tết Thanh Minh, Tết Đoan Ngọ, Tết Trung Nguyên, Tết Trung Thu, v.v..
Tết Trung Nguyên nhằm ngày Rằm tháng Bảy âm lịch và còn có tên là Lễ Vu Lan, một lễ lớn của những người theo Đạo Phật. Theo tín ngưỡng, người Việt Nam coi Rằm tháng Bảy là ngày Xá Tội Vong Nhân, nghĩa là bao nhiêu người có tội ở dưới âm phủ. Vào ngày đó, đều được tha tội. Bởi thế, nhiều nhà đã làm cỗ cúng lễ ông bà, cha mẹ đã mất và lên chùa lễ Phật để cầu nguyện siêu thoát cho người thân ở suối vàng.
Cây có cội, nước có nguồn, con người có Tổ Tông. Trồng cây nhớ cội, uống nước nhớ nguồn là vậy. Nhìn lại mình là tưởng nhớ đến Tổ Tông. Đó là đạo lý làm người muôn thuở. Đạo lý đó đã trở thành một trong những truyền thống cao quý của dân tộc ta. Chúng ta thấy công cha nghĩa mẹ to lớn dường nào! Khi mang nặng, mẹ phải vì con mà giữ gìn, khi đẻ đau, mẹ phải chịu cảnh xé ruột nát gan. Khi bú mớm, nuôi con, mẹ không màng cực nhọc, dơ bẩn “bên ướt mẹ nằm, bên ráo con lăn”. Phần cha thì suốt đời phải đổ mồ hôi nước mắt vì bát cơm manh áo để nuôi con khôn lớn, cực nhọc khi con ốm đau.
Trái lại, khi con khỏe mạnh cha mẹ vui cười hớn hở. Ơn dưỡng dục chín chữ cù lao thật là đáng quý vậy. Cha mẹ cốt nuôi con để trở nên người hiếu để, theo đạo làm người, tức đạo làm con. Do đó, làm con phải báo đáp ơn sâu nghĩa nặng của mẹ cha. Cho nên tục ngữ có câu:
Công cha như núi Thái Sơn
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra
Một lòng thờ mẹ kính cha
Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con
Nhìn chung, xã hội Âu Mỹ thường đặt nặng lý trí hơn tình cảm vì cuộc sống xô bồ, coi tiền tài nặng hơn nhân nghĩa, lấy cá nhân làm phương châm cho cuộc sống mình, cho nên mối quan hệ giữa cha mẹ và con cái cũng không được nồng đậm thắm thiết. Cha mẹ lo cho con chỉ vì trách nhiệm xã hội ràng buộc, chớ không phải hoàn toàn phát xuất từ tình cảm thiêng liêng, ít nhiều mang tính chất sòng phẳng của mọi quan hệ giao dịch thương mại. Nói rõ hơn là con cái có cuộc sống của con cái, cha mẹ có cuộc sống riêng tư.
Khi con cái đến tuổi trưởng thành thì đường ai nấy đi, cha mẹ chẳng cần chăm sóc nữa. Cho nên có những cụ già sống cô đơn trong các viện dưỡng lão mà con cái thì vui chơi đó đây, không mấy quan tâm đến.
Theo đạo lý truyền thống của dân tộc ta, sống như thế nào là sống phi nhân bất nghĩa, vô tình bạc nghĩa. Văn minh của tư bản và chế độ phi nhân bất biến của CS đều đã và đang ra sức tàn phá hủy hoại nền đạo lý của dân tộc Việt Nam trên căn bản hiếu nghĩa từ muôn thuở.
Đạo Phật mang đến cho dân tộc ta một tấm gương sáng đầy xúc động: Ngài Mục Kiền Liên dấn thân vào hỏa ngục để tìm mẹ, bà Thanh Đề. Thấy mẹ đang bị khổ hình đày đọa, Ngài dâng lên mẹ bát cơm, nhưng rồi cơm hóa thành than, lòng Ngài đau đớn vô cùng. Ngài liền trở về bạch Phật, cầu xin Phật chỉ bày phương pháp cứu mẹ. Phật dạy Ngài phương pháp trai tăng cúng dường lên Mười Phương Chư Phật trong ngày Tự Tứ, tức Rằm tháng Bảy âm lịch, để nương nhờ vào thần lực chú nguyện của Chư Tăng mà mẹ Ngài chuyển được nghiệp lực sâu dày, thoát lìa cảnh khổ. Đây chính là “Dùng pháp Phật siêu sanh tịnh độ, phóng hào quang cứu khổ độ tu”.
Tấm gương hiếu hạnh ấy đã đi sâu vào tâm tưởng của mọi người con Phật, đã gây xúc động đến rơi lệ cho rất nhiều tấm lòng hiếu hạnh ở khắp nơi, từ hơn hai mươi lăm thế kỷ nay. Chính tấm gương ấy đã khai sanh ra một trong những ngày Tết lớn của dân tộc Á Đông, Tết Trung Nguyên, với Lễ Vu Lan Báo Hiếu Mẹ Cha vào ngày Rằm tháng Bảy, ngày xá tội vong nhân. Chính vì vậy mà Mục Kiền Liên trở thành một biểu tượng của lòng hiếu hạnh cho muôn đời.
Vu Lan Bồn là một phương pháp quý nhất. Nhưng trước tiên, chúng ta hãy hiểu nghĩa. “Vu Lan Bồn” là thế nào? Vu Lan Bồn là phiên âm theo tiếng Phạn. Người Trung Hoa dịch là “giải đảo huyền”, nghĩa đen là cởi trói người bị treo ngược; nghĩa bóng là cứu vớt những kẻ đau khổ nặng nề như đang bị treo ngược.
Nguyên nhân là Ngài Đại Hiếu Mục Kiền Liên, sau khi tu hành chứng được sáu phép thần thông, ngậm ngùi nhớ đến công ơn của mẹ. Ngài tìm cách báo đáp, dùng đạo nhãn xem trong thế gian, Ngài nhận thấy mẹ mình sanh làm loài ngạ quỷ, thân thể ốm gầy, da bọc xương, thân hình tiều tụy, bụng lớn đầu to, cổ nhỏ như ống chỉ, đói khát suốt năm, không được ăn uống. Thương xót quá, Ngài liền đem bát cơm đang ăn để dâng mẹ, Ngài vận thần thông bưng bát cơm đem đến chỗ mẹ ở. Bà mẹ vì quá khao khát, nên khi được cơm, lòng tham nổi lên, sợ người cướp giựt, lấy tay trái che dấu bát cơm, tay mặt bốc ăn. Bởi lòng tham lam độc ác trong tiền kiếp nổi bừng lên, nên cơm mới vừa đưa vào miệng, thì hóa thành lửa, bà chẳng ăn được.
Ngài Mục Kiền Liên thấy thế, hết sức đau buồn, kêu khóc thảm thiết, Ngài liền trở về bạch Phật, thuật lại như trên và cầu Phật chỉ dạy phương pháp cứu độ thân mẫu. Sau đó, Phật dạy pháp Vu Lan Bồn cho Ngài Mục Kiền Liên. Phật dạy rằng:
“Này Mục Kiền Liên, mẹ của ông do lòng tham lam độc ác, đã tạo ra tội lỗi nặng nề trải qua nhiều kiếp, nay sanh trong ác đạo, làm loài ngạ quỷ, nên không thể một mình ông cứu độ được. Mặc dù lòng hiếu thảo của ông vô cùng lớn lao, cũng không ai chuyển được hoàn cảnh chẳng khác gì chiếc thuyền con, không thể chuyển được tảng đá lớn. Vậy ông phải nhờ oai thần của chúng tăng trong mười phương, đức lớn như biển, mới cứu mẹ ông được giải thoát. Ta nay sẽ vì ông, chỉ dạy phương pháp cứu rỗi, để mẹ ông xa lìa được các điều tội lỗi.
Này Mục Kiền Liên, ngày Rằm tháng Bảy là ngày Tự Tứ của Chư Tăng trong mười phương, sau ba tháng an cư kiết hạ, sách tấn tu hành. Ngày ấy cũng là ngày hoan hỷ của Chư Phật, vì thấy Chư Tăng sau ba tháng an cư kiết hạ đã tiến bộ rất nhiều trên đường tu học, các nghiệp được thanh tịnh, ba món vô lậu học được tăng trưởng, công đức thêm nhiều và đến ngày viên mãn. Vậy ông nên nhân ngày ấy làm lễ Vu Lan Bồn để báo hiếu cho mẹ ông.
Ông hãy sắm sửa các món trai diên trăm mùi, năm thứ trái, cùng hương dầu, đèn nến, chiếu chăn, mùng mền, quần áo, thau rửa mặt, khăn lau tay. Tóm lại là đủ 4 món cúng dường quý báu trong đời. Rồi ông phải thân hành đi rước các vị Đại Đức, Tăng trong mười phương, hoặc những vị thiền định trong núi rừng, chứng được bốn quả Thánh, hoặc có vị kinh hành dưới gốc cây được 6 phép thần thông tự tại như hàng Thinh Văn, Duyên Giác, các vị Thánh Tăng, hoặc các vị Thập Địa Bồ Tát thị hiện làm tỳ kheo v.v.. Ông phải thành tâm kính lễ trai tăng cúng dường và thỉnh cầu Chư Tăng chú nguyện cho vong linh mẹ ông được thoát khổ. Nhờ công đức chí thành chú nguyện vong linh mẹ ông sẽ được siêu thoát. Cũng như tảng đá dù nặng trăm cân, song có nhiều người khiêng, thì dời đi đâu cũng được”.
Ngài Mục Kiền Liên vâng lời Phật dạy, đến ngày Rằm tháng Bảy làm Lễ Vu Lan, sắm đủ các vật liệu rước Chư Tăng trong mười phương, thành tâm kính lễ trai tăng cúng dường, nên vong mẫu của Ngài được thoát khỏi kiếp ngạ quỷ, sanh về cảnh giới lành. Ngài Mục Kiền Liên hết sức vui mừng.
Từ đó về sau, mỗi năm cứ đến ngày Rằm tháng Bảy, các hàng Phật Tử chí hiếu đều có làm lễ. Nhưng sự báo hiếu không những chỉ nhằm vào một Lễ Vu Lan, không phải mỗi năm chỉ tổ chức một lần Vu Lan là đã tự cho mình là người con chí hiếu và đã làm đầy đủ hiếu đạo.
Như trên đã nói, công ơn cha mẹ rộng như trời biển, làm con, suốt đời báo ơn cha mẹ vẫn chưa đủ. Nhưng trong lúc báo hiếu phải có một quan niệm sáng suốt, đúng đắn mới thật có lợi ích và hiệu quả.
Báo hiếu có nhiều cách, nhưng không ngoài hai phương diện vật chất và tinh thần.
Về vật chất thì hầu hạ, vâng lời, thay làm các việc nhọc, săn sóc miếng ăn thức uống, áo quần, chiếu giường, chỗ nghỉ ngơi,không để cho cha mẹ thiếu thốn, lo nghĩ. Song người Phật Tử phải sáng suốt trong khi báo hiếu, không nên quá chìu theo ý muốn của cha mẹ mà tạo những nghiệp dữ, như sát sanh hại vật, gây tội lỗi, để làm cho cha mẹ được sung sướng trong vật chất. Làm như thế, không phải là báo hiếu, vì đã gây tạo tội lỗi thêm cho cha mẹ và cho mình nữa.
Vả lại, báo hiếu về vật chất, dù đầy đủ cho mấy đi nữa, chẳng qua cũng chỉ làm cho cha mẹ được vui vẻ thỏa mãn trong một kiếp hiện tại mà thôi. Cái vật chất là vui giả tạm, vui trong vòng sanh tử luân hồi. Vậy sự báo hiếu về vật chất chưa phải là đầy đủ.
Về tinh thần thì người Phật Tử phải tiến lên một tầng nữa là làm sao cho tinh thần của cha mẹ được nhẹ nhàng, cao thượng và đi đến chỗ giải thoát. Phật Tử phải khuyên cha mẹ tin nhân quả, tội phước và quy y Tam Bảo, bố thí, phóng sanh, niệm Phật, làm các việc lành, giữ giới và tu nhân giải thoát. Có như thế, thì không những trong hiện tại, cha mẹ được yên vui, thanh tịnh, mà đời sau cũng được nhiều phước báu, và sanh trong cảnh giới sáng sủa, nhẹ nhàng.
Xem trên, Lễ Vu Lan đã đem lại kết quả tốt đẹp, cho nên chúng ta nên noi theo gương của Ngài Đại Hiếu Mục Kiền Liên mà báo hiếu thì chắc chắn cha mẹ hiện tại và bảy đời trước đều được thoát khổ ngạ quỷ mà hưởng vui giải thoát. Pháp Vu Lan này chính là phương pháp thần diệu cứu rỗi vong linh cha mẹ trong cảnh khổ tối tăm.
Người con chí hiếu bao giờ cũng vui sướng khi thấy cha mẹ còn ở bên mình và tận lực phụng dưỡng cha mẹ, để cha mẹ được thảnh thơi về cả hai phương diện vật chất và tinh thần.
Ngày xưa, Thầy Tử Lộ ở bên Trung Quốc, lúc hàn vi hằng ngày đội gạo lấy tiền về nuôi cha mẹ. Nhưng đến khi cha mẹ khuất núi thì thốt lên rằng:
“Cây muốn lặng mà gió chẳng dừng. Con muốn nuôi dưỡng báo hiếu mà cha mẹ chẳng còn sống”.
Qua câu chuyện kể trên của Ngài Mục Kiền Liên thì Đạo Phật quả là cao siêu, huyền diệu được tôn vinh là “hình nhi thượng” trong muôn thuở của cuộc sống. Và Lễ Vu Lan là dịp tốt trong năm để Phật Tử đền đáp công ơn trời biển của cha mẹ. Nhờ đó mà lòng thành kính của người con hiếu hạnh được ghi khắc mãi mãi qua Lễ Vu Lan vào ngày 15 tháng 7 âm lịch hằng năm. Hơn nữa tục ngữ lại có câu:
Con người có cố, có ông,
Như cây có cội, như sông có nguồn
hay là:
Trong nhà hiếu thảo mẹ cha
Kính nhường người lớn, khi ra bên ngoài
Do đó, nhân Mùa Vu Lan, chúng ta là Phật Tử phải noi gương Ngài Mục Kiền Liên, đã cứu thoát mẹ là bà Thanh Đề khỏi ngục tù khổ hình, thì nên kính cẩn dâng lễ cầu nguyện cho vong linh các bậc sinh thành quá cố, tổ tiên được siêu thoát miền Cực Lạc và phải báo hiếu cha mẹ đang còn sinh tiền.
TRƯƠNG SĨ TRIỀN
Link" align="left" border="0" alt="" style="padding:7px;" />Người Việt Nam theo nhiều tôn giáo khác nhau, và đối với tôn giáo nào cũng kính trọng và tin tưởng.
Sau hằng ngàn năm Bắc Thuộc và tiếp xúc với người Âu Châu, hiện nay Việt Nam có nhiều tôn giáo lớn như: Nho Giáo, Lão Giáo, Phật Giáo, Thiên Chúa Giáo, Cao Đài, Hòa Hảo, Tin Lành, v.v.. Ngoài các tôn giáo kể trên, dân chúng Việt Nam còn thờ cúng Tổ Tiên, thờ phụng các vị Anh Hùng Dân Tộc, các vị Tổ Sư các nghề. Sự thờ cúng có thể ở khắp nước như đối với Quốc Tổ Hùng Vương, Hai Bà Trưng, Lê Thái Tổ, Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn v.v.. Đối với dân tộc Việt Nam thì đạo nào cũng dạy người ta làm điều lành, tránh điều dữ, không đi ngược lại căn bản đạo đức của con người, nên đều được tôn kính như nhau và ai muốn theo đạo nào cũng được tự do tin theo.
Đạo Phật là một tôn giáo có ảnh hưởng quần chúng sâu rộng tại Việt Nam, do Đức Thích Ca Mâu Ni ở Ấn Độ sáng lập và sau Ngài được tôn làm Phật Tổ Như Lai. Đạo Phật truyền sang Việt Nam qua hai ngả từ Trung Hoa trong thời Bắc Thuộc, gọi là Bắc Tông hay phái Đại Thừa; từ Thái Lan, Ai Lao, Campuchia sang, gọi là Nam Tông hay phái Nguyên Thủy.
Theo Đạo Phật quan niệm sự đau khổ của người đời là do 4 tai ách: Sanh, Lão, Bệnh, Tử mà ra. Tu theo Đạo Phật để thoát khỏi vòng Luân Hồi và mọi sự Khổ Não. Đạo Phật có 5 điều cấm (Ngũ Giới) là: Không sát sanh, không trộm cắp, không gian dâm, không nói dối, không dùng rượu và chất say. Chùa thờ Phật thì có Sư Tăng hoặc Sư Ni ở để tụng kinh, hoặc tổ chức các khóa lễ cho Phật Tử, tức là những tín đồ của Đạo Phật.
Phái Nguyên Thủy chỉ thờ một tượng Phật Thích Ca, Tăng Ni đều mặc áo vàng đi khất thực.
Phái Đại Thừa, ngoài Đức Phật Thích Ca, còn thờ thêm Chư Phật và Chư Bồ Tát, Tăng Ni của phái nầy mặc áo nâu hoặc xám, tự làm lấy mà sống.
Ngoài ngày Rằm và ngày Mồng Một, Đạo Phật còn có các lễ trọng đại: Phật Đản, Lễ Đức Phật xuất gia, Lễ Đức Phật thành đạo, Lễ Vu Lan Bồn, v.v..
Các lễ trong năm của Việt Nam thì nhiều như: Tết Nguyên Đán, Tết Thanh Minh, Tết Đoan Ngọ, Tết Trung Nguyên, Tết Trung Thu, v.v..
Tết Trung Nguyên nhằm ngày Rằm tháng Bảy âm lịch và còn có tên là Lễ Vu Lan, một lễ lớn của những người theo Đạo Phật. Theo tín ngưỡng, người Việt Nam coi Rằm tháng Bảy là ngày Xá Tội Vong Nhân, nghĩa là bao nhiêu người có tội ở dưới âm phủ. Vào ngày đó, đều được tha tội. Bởi thế, nhiều nhà đã làm cỗ cúng lễ ông bà, cha mẹ đã mất và lên chùa lễ Phật để cầu nguyện siêu thoát cho người thân ở suối vàng.
Cây có cội, nước có nguồn, con người có Tổ Tông. Trồng cây nhớ cội, uống nước nhớ nguồn là vậy. Nhìn lại mình là tưởng nhớ đến Tổ Tông. Đó là đạo lý làm người muôn thuở. Đạo lý đó đã trở thành một trong những truyền thống cao quý của dân tộc ta. Chúng ta thấy công cha nghĩa mẹ to lớn dường nào! Khi mang nặng, mẹ phải vì con mà giữ gìn, khi đẻ đau, mẹ phải chịu cảnh xé ruột nát gan. Khi bú mớm, nuôi con, mẹ không màng cực nhọc, dơ bẩn “bên ướt mẹ nằm, bên ráo con lăn”. Phần cha thì suốt đời phải đổ mồ hôi nước mắt vì bát cơm manh áo để nuôi con khôn lớn, cực nhọc khi con ốm đau.
Trái lại, khi con khỏe mạnh cha mẹ vui cười hớn hở. Ơn dưỡng dục chín chữ cù lao thật là đáng quý vậy. Cha mẹ cốt nuôi con để trở nên người hiếu để, theo đạo làm người, tức đạo làm con. Do đó, làm con phải báo đáp ơn sâu nghĩa nặng của mẹ cha. Cho nên tục ngữ có câu:
Công cha như núi Thái Sơn
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra
Một lòng thờ mẹ kính cha
Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con
Nhìn chung, xã hội Âu Mỹ thường đặt nặng lý trí hơn tình cảm vì cuộc sống xô bồ, coi tiền tài nặng hơn nhân nghĩa, lấy cá nhân làm phương châm cho cuộc sống mình, cho nên mối quan hệ giữa cha mẹ và con cái cũng không được nồng đậm thắm thiết. Cha mẹ lo cho con chỉ vì trách nhiệm xã hội ràng buộc, chớ không phải hoàn toàn phát xuất từ tình cảm thiêng liêng, ít nhiều mang tính chất sòng phẳng của mọi quan hệ giao dịch thương mại. Nói rõ hơn là con cái có cuộc sống của con cái, cha mẹ có cuộc sống riêng tư.
Khi con cái đến tuổi trưởng thành thì đường ai nấy đi, cha mẹ chẳng cần chăm sóc nữa. Cho nên có những cụ già sống cô đơn trong các viện dưỡng lão mà con cái thì vui chơi đó đây, không mấy quan tâm đến.
Theo đạo lý truyền thống của dân tộc ta, sống như thế nào là sống phi nhân bất nghĩa, vô tình bạc nghĩa. Văn minh của tư bản và chế độ phi nhân bất biến của CS đều đã và đang ra sức tàn phá hủy hoại nền đạo lý của dân tộc Việt Nam trên căn bản hiếu nghĩa từ muôn thuở.
Đạo Phật mang đến cho dân tộc ta một tấm gương sáng đầy xúc động: Ngài Mục Kiền Liên dấn thân vào hỏa ngục để tìm mẹ, bà Thanh Đề. Thấy mẹ đang bị khổ hình đày đọa, Ngài dâng lên mẹ bát cơm, nhưng rồi cơm hóa thành than, lòng Ngài đau đớn vô cùng. Ngài liền trở về bạch Phật, cầu xin Phật chỉ bày phương pháp cứu mẹ. Phật dạy Ngài phương pháp trai tăng cúng dường lên Mười Phương Chư Phật trong ngày Tự Tứ, tức Rằm tháng Bảy âm lịch, để nương nhờ vào thần lực chú nguyện của Chư Tăng mà mẹ Ngài chuyển được nghiệp lực sâu dày, thoát lìa cảnh khổ. Đây chính là “Dùng pháp Phật siêu sanh tịnh độ, phóng hào quang cứu khổ độ tu”.
Tấm gương hiếu hạnh ấy đã đi sâu vào tâm tưởng của mọi người con Phật, đã gây xúc động đến rơi lệ cho rất nhiều tấm lòng hiếu hạnh ở khắp nơi, từ hơn hai mươi lăm thế kỷ nay. Chính tấm gương ấy đã khai sanh ra một trong những ngày Tết lớn của dân tộc Á Đông, Tết Trung Nguyên, với Lễ Vu Lan Báo Hiếu Mẹ Cha vào ngày Rằm tháng Bảy, ngày xá tội vong nhân. Chính vì vậy mà Mục Kiền Liên trở thành một biểu tượng của lòng hiếu hạnh cho muôn đời.
Vu Lan Bồn là một phương pháp quý nhất. Nhưng trước tiên, chúng ta hãy hiểu nghĩa. “Vu Lan Bồn” là thế nào? Vu Lan Bồn là phiên âm theo tiếng Phạn. Người Trung Hoa dịch là “giải đảo huyền”, nghĩa đen là cởi trói người bị treo ngược; nghĩa bóng là cứu vớt những kẻ đau khổ nặng nề như đang bị treo ngược.
Nguyên nhân là Ngài Đại Hiếu Mục Kiền Liên, sau khi tu hành chứng được sáu phép thần thông, ngậm ngùi nhớ đến công ơn của mẹ. Ngài tìm cách báo đáp, dùng đạo nhãn xem trong thế gian, Ngài nhận thấy mẹ mình sanh làm loài ngạ quỷ, thân thể ốm gầy, da bọc xương, thân hình tiều tụy, bụng lớn đầu to, cổ nhỏ như ống chỉ, đói khát suốt năm, không được ăn uống. Thương xót quá, Ngài liền đem bát cơm đang ăn để dâng mẹ, Ngài vận thần thông bưng bát cơm đem đến chỗ mẹ ở. Bà mẹ vì quá khao khát, nên khi được cơm, lòng tham nổi lên, sợ người cướp giựt, lấy tay trái che dấu bát cơm, tay mặt bốc ăn. Bởi lòng tham lam độc ác trong tiền kiếp nổi bừng lên, nên cơm mới vừa đưa vào miệng, thì hóa thành lửa, bà chẳng ăn được.
Ngài Mục Kiền Liên thấy thế, hết sức đau buồn, kêu khóc thảm thiết, Ngài liền trở về bạch Phật, thuật lại như trên và cầu Phật chỉ dạy phương pháp cứu độ thân mẫu. Sau đó, Phật dạy pháp Vu Lan Bồn cho Ngài Mục Kiền Liên. Phật dạy rằng:
“Này Mục Kiền Liên, mẹ của ông do lòng tham lam độc ác, đã tạo ra tội lỗi nặng nề trải qua nhiều kiếp, nay sanh trong ác đạo, làm loài ngạ quỷ, nên không thể một mình ông cứu độ được. Mặc dù lòng hiếu thảo của ông vô cùng lớn lao, cũng không ai chuyển được hoàn cảnh chẳng khác gì chiếc thuyền con, không thể chuyển được tảng đá lớn. Vậy ông phải nhờ oai thần của chúng tăng trong mười phương, đức lớn như biển, mới cứu mẹ ông được giải thoát. Ta nay sẽ vì ông, chỉ dạy phương pháp cứu rỗi, để mẹ ông xa lìa được các điều tội lỗi.
Này Mục Kiền Liên, ngày Rằm tháng Bảy là ngày Tự Tứ của Chư Tăng trong mười phương, sau ba tháng an cư kiết hạ, sách tấn tu hành. Ngày ấy cũng là ngày hoan hỷ của Chư Phật, vì thấy Chư Tăng sau ba tháng an cư kiết hạ đã tiến bộ rất nhiều trên đường tu học, các nghiệp được thanh tịnh, ba món vô lậu học được tăng trưởng, công đức thêm nhiều và đến ngày viên mãn. Vậy ông nên nhân ngày ấy làm lễ Vu Lan Bồn để báo hiếu cho mẹ ông.
Ông hãy sắm sửa các món trai diên trăm mùi, năm thứ trái, cùng hương dầu, đèn nến, chiếu chăn, mùng mền, quần áo, thau rửa mặt, khăn lau tay. Tóm lại là đủ 4 món cúng dường quý báu trong đời. Rồi ông phải thân hành đi rước các vị Đại Đức, Tăng trong mười phương, hoặc những vị thiền định trong núi rừng, chứng được bốn quả Thánh, hoặc có vị kinh hành dưới gốc cây được 6 phép thần thông tự tại như hàng Thinh Văn, Duyên Giác, các vị Thánh Tăng, hoặc các vị Thập Địa Bồ Tát thị hiện làm tỳ kheo v.v.. Ông phải thành tâm kính lễ trai tăng cúng dường và thỉnh cầu Chư Tăng chú nguyện cho vong linh mẹ ông được thoát khổ. Nhờ công đức chí thành chú nguyện vong linh mẹ ông sẽ được siêu thoát. Cũng như tảng đá dù nặng trăm cân, song có nhiều người khiêng, thì dời đi đâu cũng được”.
Ngài Mục Kiền Liên vâng lời Phật dạy, đến ngày Rằm tháng Bảy làm Lễ Vu Lan, sắm đủ các vật liệu rước Chư Tăng trong mười phương, thành tâm kính lễ trai tăng cúng dường, nên vong mẫu của Ngài được thoát khỏi kiếp ngạ quỷ, sanh về cảnh giới lành. Ngài Mục Kiền Liên hết sức vui mừng.
Từ đó về sau, mỗi năm cứ đến ngày Rằm tháng Bảy, các hàng Phật Tử chí hiếu đều có làm lễ. Nhưng sự báo hiếu không những chỉ nhằm vào một Lễ Vu Lan, không phải mỗi năm chỉ tổ chức một lần Vu Lan là đã tự cho mình là người con chí hiếu và đã làm đầy đủ hiếu đạo.
Như trên đã nói, công ơn cha mẹ rộng như trời biển, làm con, suốt đời báo ơn cha mẹ vẫn chưa đủ. Nhưng trong lúc báo hiếu phải có một quan niệm sáng suốt, đúng đắn mới thật có lợi ích và hiệu quả.
Báo hiếu có nhiều cách, nhưng không ngoài hai phương diện vật chất và tinh thần.
Về vật chất thì hầu hạ, vâng lời, thay làm các việc nhọc, săn sóc miếng ăn thức uống, áo quần, chiếu giường, chỗ nghỉ ngơi,không để cho cha mẹ thiếu thốn, lo nghĩ. Song người Phật Tử phải sáng suốt trong khi báo hiếu, không nên quá chìu theo ý muốn của cha mẹ mà tạo những nghiệp dữ, như sát sanh hại vật, gây tội lỗi, để làm cho cha mẹ được sung sướng trong vật chất. Làm như thế, không phải là báo hiếu, vì đã gây tạo tội lỗi thêm cho cha mẹ và cho mình nữa.
Vả lại, báo hiếu về vật chất, dù đầy đủ cho mấy đi nữa, chẳng qua cũng chỉ làm cho cha mẹ được vui vẻ thỏa mãn trong một kiếp hiện tại mà thôi. Cái vật chất là vui giả tạm, vui trong vòng sanh tử luân hồi. Vậy sự báo hiếu về vật chất chưa phải là đầy đủ.
Về tinh thần thì người Phật Tử phải tiến lên một tầng nữa là làm sao cho tinh thần của cha mẹ được nhẹ nhàng, cao thượng và đi đến chỗ giải thoát. Phật Tử phải khuyên cha mẹ tin nhân quả, tội phước và quy y Tam Bảo, bố thí, phóng sanh, niệm Phật, làm các việc lành, giữ giới và tu nhân giải thoát. Có như thế, thì không những trong hiện tại, cha mẹ được yên vui, thanh tịnh, mà đời sau cũng được nhiều phước báu, và sanh trong cảnh giới sáng sủa, nhẹ nhàng.
Xem trên, Lễ Vu Lan đã đem lại kết quả tốt đẹp, cho nên chúng ta nên noi theo gương của Ngài Đại Hiếu Mục Kiền Liên mà báo hiếu thì chắc chắn cha mẹ hiện tại và bảy đời trước đều được thoát khổ ngạ quỷ mà hưởng vui giải thoát. Pháp Vu Lan này chính là phương pháp thần diệu cứu rỗi vong linh cha mẹ trong cảnh khổ tối tăm.
Người con chí hiếu bao giờ cũng vui sướng khi thấy cha mẹ còn ở bên mình và tận lực phụng dưỡng cha mẹ, để cha mẹ được thảnh thơi về cả hai phương diện vật chất và tinh thần.
Ngày xưa, Thầy Tử Lộ ở bên Trung Quốc, lúc hàn vi hằng ngày đội gạo lấy tiền về nuôi cha mẹ. Nhưng đến khi cha mẹ khuất núi thì thốt lên rằng:
“Cây muốn lặng mà gió chẳng dừng. Con muốn nuôi dưỡng báo hiếu mà cha mẹ chẳng còn sống”.
Qua câu chuyện kể trên của Ngài Mục Kiền Liên thì Đạo Phật quả là cao siêu, huyền diệu được tôn vinh là “hình nhi thượng” trong muôn thuở của cuộc sống. Và Lễ Vu Lan là dịp tốt trong năm để Phật Tử đền đáp công ơn trời biển của cha mẹ. Nhờ đó mà lòng thành kính của người con hiếu hạnh được ghi khắc mãi mãi qua Lễ Vu Lan vào ngày 15 tháng 7 âm lịch hằng năm. Hơn nữa tục ngữ lại có câu:
Con người có cố, có ông,
Như cây có cội, như sông có nguồn
hay là:
Trong nhà hiếu thảo mẹ cha
Kính nhường người lớn, khi ra bên ngoài
Do đó, nhân Mùa Vu Lan, chúng ta là Phật Tử phải noi gương Ngài Mục Kiền Liên, đã cứu thoát mẹ là bà Thanh Đề khỏi ngục tù khổ hình, thì nên kính cẩn dâng lễ cầu nguyện cho vong linh các bậc sinh thành quá cố, tổ tiên được siêu thoát miền Cực Lạc và phải báo hiếu cha mẹ đang còn sinh tiền.
Comment