• Nếu đây là lần đầu tiên bạn ghé thăm Trang nhà Chút lưu lại, xin bạn vui lòng hãy xem mục Những câu hỏi thường gặp - FAQ để tự tìm hiểu thêm. Nếu bạn muốn tham gia gởi bài viết cho Trang nhà, xin vui lòng Ghi danh làm Thành viên (miễn phí). Trong trường hợp nếu bạn đã là Thành viên và quên mật khẩu, hãy nhấn vào phía trên lấy mật khẩu để thiết lập lại. Để bắt đầu xem, chọn diễn đàn mà bạn muốn ghé thăm ở bên dưới.

Thông báo Quan trọng

Collapse
No announcement yet.

Lọ Lem phương Đông

Collapse
X
 
  • Filter
  • Time
  • Show
Clear All
new posts

  • Lọ Lem phương Đông



    Lọ Lem phương Đông

    Tại một lớp học ở Mỹ

    Thầy giáo bắt đầu giờ học văn bằng chuyện Cô bé Lọ lem. Trước tiên thầy gọi một học sinh lên kể chuyện Cô bé Lọ lem. Em học sinh kể xong, thầy cảm ơn rồi bắt đầu hỏi.


    Thầy: Các em thích và không thích nhân vật nào trong câu chuyện vừa rồi?


    Học sinh (HS): Thích Cô bé Lọ lem Cinderella ạ, và cả hoàng tử nữa. Không thích bà mẹ kế và chị con riêng bà ấy. Cinderella tốt bụng, đáng yêu, lại xinh đẹp. Bà mẹ kế và cô chị kia đối xử tồi với Cinderella.


    Thầy: Nếu vào đúng 12 giờ đêm mà Cinderella chưa kịp nhảy lên cỗ xe quả bí thì sẽ xảy ra chuyện gì?

    HS: Thì Cinderella sẽ trở lại có hình dạng lọ lem bẩn thỉu như ban đầu, lại mặc bộ quần áo cũ rách rưới tồi tàn. Eo ôi, trông kinh lắm!


    Thầy: Bởi vậy, các em nhất thiết phải là những người đúng giờ, nếu không thì sẽ tự gây rắc rối cho mình. Ngoài ra, các em tự nhìn lại mình mà xem, em nào cũng mặc quần áo đẹp cả. Hãy nhớ rằng chớ bao giờ ăn mặc luộm thuộm mà xuất hiện trước mặt người khác.

    Các em gái nghe đây: các em lại càng phải chú ý chuyện này hơn. Sau này khi lớn lên, mỗi lần hẹn gặp bạn trai mà em lại mặc luộm thuộm thì người ta có thể ngất lịm đấy (Thầy làm bộ ngất lịm, cả lớp cười ồ).

    Bây giờ thầy hỏi một câu khác. Nếu em là bà mẹ kế kia thì em có tìm cách ngăn cản Cinderella đi dự vũ hội của hoàng tử hay không? Các em phải trả lời hoàn toàn thật lòng đấy!

    HS: (im lặng, lát sau có em giơ tay xin nói) Nếu là bà mẹ kế ấy, em cũng sẽ ngăn cản Cinderella đi dự vũ hội.

    Thầy: Vì sao thế?

    HS: Vì …vì em yêu con gái mình hơn, em muốn con mình trở thành hoàng hậu.

    Thầy: Đúng. Vì thế chúng ta thường cho rằng các bà mẹ kế dường như đều chẳng phải là người tốt. Thật ra họ chỉ không tốt với người khác thôi, chứ lại rất tốt với con mình. Các em hiểu chưa? Họ không phải là người xấu đâu, chỉ có điều họ chưa thể yêu con người khác như con mình mà thôi.
    Bây giờ thầy hỏi một câu khác: Bà mẹ kế không cho Cinderella đi dự vũ hội của hoàng tử, thậm chí khóa cửa nhốt cô bé trong nhà. Thế tại sao Cinderella vẫn có thể đi được và lại trở thành cô gái xinh đẹp nhất trong vũ hội ?

    HS: Vì có cô tiên giúp ạ, cô cho Cinderella mặc quần áo đẹp, lại còn biến quả bí thành cỗ xe ngựa, biến chó và chuột thành người hầu của Cinderella.

    Thầy: Đúng, các em nói rất đúng! Các em thử nghĩ xem, nếu không có cô tiên đến giúp thì Cinderella không thể đi dự vũ hội được, phải không?

    HS: Đúng ạ!

    Thầy: Nếu chó và chuột không giúp thì cuối cùng Cinderella có thể về nhà được không?

    HS: Không ạ!

    Thầy: Chỉ có cô tiên giúp thôi thì chưa đủ. Cho nên các em cần chú ý: dù ở bất cứ hoàn cảnh nào, chúng ta đều cần có sự giúp đỡ của bạn bè. Bạn của ta không nhất định là tiên là bụt, nhưng ta vẫn cần đến họ. Thầy mong các em có càng nhiều bạn càng tốt.

    Bây giờ, đề nghị các em thử nghĩ xem, nếu vì mẹ kế không muốn cho mình đi dự vũ hội mà Cinderella bỏ qua cơ hội ấy thì cô bé có thể trở thành vợ của hoàng tử được không?

    HS: Không ạ! Nếu bỏ qua cơ hội ấy thì Cinderella sẽ không gặp hoàng tử, không được hoàng tử biết và yêu.

    Thầy: Đúng quá rồi ! Nếu Cinderella không muốn đi dự vũ hội thì cho dù bà mẹ kế không ngăn cản đi nữa, thậm chí bà ấy còn ủng hộ Cinderella đi nữa, rốt cuộc cô bé cũng chẳng được lợi gì cả. Thế ai đã quyết định Cinderella đi dự vũ hội của hoàng tử ?

    HS: Chính là Cinderella ạ.

    Thầy: Cho nên các em ạ, dù Cinderella không còn mẹ đẻ để được yêu thương, dù bà mẹ kế không yêu cô bé, những điều ấy cũng chẳng thể làm cản trở Cinderella biết tự thương yêu chính mình. Chính vì biết tự yêu lấy mình nên cô bé mới có thể tự đi tìm cái mình muốn giành được. Giả thử có em nào cảm thấy mình chẳng được ai yêu thương cả, hoặc lại có bà mẹ kế không yêu con chồng như trường hợp của Cinderella, thì các em sẽ làm thế nào?

    HS: Phải biết yêu chính mình ạ!

    Thầy: Đúng lắm! Chẳng ai có thể ngăn cản các em yêu chính bản thân mình. Nếu cảm thấy người khác không yêu mình thì em càng phải tự yêu mình gấp bội. Nếu người khác không tạo cơ hội cho em thì em cần tự tạo ra thật nhiều cơ hội. Nếu biết thực sự yêu bản thân thì các em sẽ tự tìm được cho mình mọi thứ em muốn có. Ngoài Cinderella ra, chẳng ai có thể ngăn trở cô bé đi dự vũ hội của hoàng tử, chẳng ai có thể ngăn cản cô bé trở thành hoàng hậu, đúng không?

    HS: Đúng ạ, đúng ạ!

    Thầy: Bây giờ đến vấn đề cuối cùng. Câu chuyện này có chỗ nào chưa hợp lý không?

    HS: (im lặng một lát) Sau 12 giờ đêm, mọi thứ đều trở lại nguyên dạng như cũ, thế nhưng đôi giày thủy tinh của Cinderella lại không trở về chỗ cũ.

    Thầy: Trời ơi! Các em thật giỏi quá! Các em thấy chưa, ngay cả nhà văn vĩ đại (nhà văn Pháp Charles Perrault, tác giả truyện Cô bé Lọ lem) mà cũng có lúc sai sót đấy chứ. Cho nên sai chẳng có gì đáng sợ cả. Thầy có thể cam đoan là nếu sau này trong số các em có ai muốn trở thành nhà văn thì nhất định em đó sẽ có tác phẩm hay hơn tác giả của câu chuyện Cô bé Lọ lem! Các em có tin như thế không?

    Tất cả học sinh vỗ tay reo hò hoan hô.




    Cũng cùng câu truyện Cô Bé Lọ Lem nhưng trong bối cảnh một lớp học ở Trung Quốc:


    Chuông reo vào lớp, học sinh lao nhao vào lớp và giáo viên bước vào sau cùng.


    Cô: Chào cả lớp.

    Học sinh (HS): Chào cô ạ aaaaaaaa ( Chào đồng thanh).

    Cô: Hôm nay lớp chúng ta sẽ cùng tìm hiểu câu truyện Cô Bé Lọ Lem. Có em nào đã xem trước bài này ở nhà chưa ?

    HS: Xem trước cái gì cơ, ai mà chả biết truyện này chứ ( Học sinh nghĩ thầm)

    Cô: Có ai biết truyện cô bé Lọ Lem thuộc tuyển tập truyện cổ Grimm hay Hans Andersen ? Tác giả là ai ? Ngày sinh của tác giả ? và những nét chính trong cuộc đời của ông là gì ?

    HS: ….( thì thầm) Có hết trong sách rồi, chẳng lẽ cô không thấy sao ?

    Cô: Em nào tóm tắt câu truyện cho cô được không ?

    HS: Sao nghe giống như đang làm bài kiểm tra vậy nhỉ ? (nghĩ thầm)

    Cô: Thôi được rồi, chúng ta bắt đầu tìm hiểu tác phẩm nhé. Ai có thể chia nội dung câu truyện thành từng phần và giải thích vì sao các em lại chia ra như vậy ?

    HS: Mở đầu….. thân truyện ….và kết truyện …
    ………..
    Cô: Đoạn này có ý nghĩa rất sâu sắc. Các em hãy đọc 5 lần và sau đó tóm tắt lại nó cho cô. Tiết sau cô sẽ kiểm tra.

    HS: Lại tóm tắt nữa sao !?

    Cô: Không cần phải dài dòng đâu các em.

    HS: Lúc nào cũng tóm tắt.

    Cô: Chúng ta bắt đầu phân tích câu truyện nhé, mọi người chú ý nào. Ai đọc cho cô đoạn đầu tiên nào ? Trong khi đó các em khác chú ý tìm ra ý nghĩa của đoạn này là gì nhé.

    HS: ( đứng lên đọc )

    Cô: Các em chú ý câu này. Đó là một phép ẩn dụ. Đây là ẩn dụ trực tiếp hay gián tiếp các em ? Tác giả có ngụ ý gì ở đây ?

    HS: ( Một số học sinh bắt đầu ngủ gục)

    Cô: Các em chú ý từ này, tại sao ý nghĩa của câu sẽ không hay nếu chúng ta đổi thành từ khác ?

    HS: ( Thêm nhiều học sinh bắt đầu thiếp đi)

    Cô: Mọi người có để ý nếu chúng ta đổi vị trí của cụm từ này với cụm từ sau nó thì có hay hơn không ? Và tại sao nhỉ ?

    HS: Em đâu có phải là cô, làm sao em biết được ? (thầm nghĩ) ( Thêm nhiều học sinh khác nữa gục xuống bàn).

    Cô: Sao các em lại ngủ gục thế này ? Các em phải biết rằng, nếu các em không tập trung nghe giảng, các em sẽ không thể có được điểm cao trong bài kiểm tra, và nếu như thế thì các em sẽ không thể vượt qua kì thi đại học, và nếu không vào được đại học thì các em không thể …..Các em cần phải hiểu quy luật của cuộc sống chứ !!! ( Gắt gỏng).



    .
    ----------------------------

    Cái đẹp của sa mạc là một cái giếng nó ẩn dấu nơi đó.
    Similar Threads
Working...
X
Scroll To Top Scroll To Center Scroll To Bottom