.

Khi một ngày trôi qua với bao nỗi đời toan tính âu lo . . . Chiều trở về như là một cứu cánh của bình yên trong tâm thức mỗi con người. Dầu rằng cái khoảng khắc ấy là rất mong manh, nhưng ít nhiều cũng nguôi vơi đi trong lòng người những não phiền hệ lụy của một ngày trần thế.
Buổi chiều ấy có thể là rực vàng màu nắng hay nhòa nhạt mưa rơi. Thì dù thế vẫn làm trở về trong tâm tư những niềm rung động mà trong cái bề bộn đời thường có lúc nào đó ta đã bỏ quên trong dòng xuôi ngược. . .
Và có lẽ ở một sát -na xuất thần nào đó, Nguyễn Văn Nhân, trong một buổi hoàng hôn khi vó ngựa dừng lại bên sông , hốt nhiên giật mình biết Ngựa Cũng Buồn , để bất chợt nhận ra mình trong đáy sóng:
Dòng sông im lặng ta ngồi
Lắng nghe hạt cát bồi hồi trên tay
Chiều buồn im lặng mây bay
Đìu hiu bãi vắng bóng ngày trôi ngang
Lạc loài ngọn gió lang thang
Làm rơi một chiếc lá vàng mồ côi
Cây đa bến cũ ta ngồi
Lắng nghe im lặng cõi đời về đâu
( Im lặng)
Im lặng mà tự vấn, mà truy tìm duyên cớ về những nhân duyên cuộc đời. Dòng sông chảy ngoài kia hay chính là dòng luân hồi đang cuộn vỗ , đời người khác chi một cánh phù du. . . Cái hạt cát nhỏ nhoi bồi hồi trong lòng tay phải chăng chính là trầm tích của kinh nghiệm đã thoát ly khỏi chấp trước, trở về thực tính vốn có để an nhiên trước Lạc loài ngọn gió lang thang/ Làm rơi một chiếc lá vàng mồ côimà nở nụ cười trong im lặng hoàng hôn:
Tôi ngồi với tôi
Chiều hôm nắng tắt
Ngày đã qua đời
Buồn vui khuất mặt
Bụi vương lòng mắt
Mưa ngồi với em
Sương rơi thảng thốt
Ngạt ngào hương đêm
Chút tình mỏng mảnh
Bóng lá bên thềm.
(Bóng lá bên thềm)
Hiện hữu là thời gian, bởi ở đó ta thấy Tôi tồn tại. Mà hư ảo cũng là thời gian, bởi ngày hôm qua đã chìm vào quá khứ, dù muốn cũng chẳng thể nào trở lại. Ngày mai thì chưa đến. Rồi ngay trong bình diện hiện tại này, tất cả cũng dường như là quá mong manh, mà chỉ cần một thoáng mơ hồ thì cái hiện tại ấy cũng đã vụt qua . . . Cũng như đời người với biết bao vinh nhục lợi danh, yêu ghét, tình thù thoáng chốc hư vô như mây bay gió thoảng . . .
Vậy mà biết bao nước mắt nụ cười mênh mang kiếp người. Bóng mây định mệnh vẫn ngàn năm lửng lơ trên đầu, dòng sông vẫn mênh mông trước mặt và: Mời ta một chén rượu đầy/Ngoài kia nắng đã bỏ ngày đi luôn/Mời lòng tím lịm hoàng hôn/ Xanh lè bóng lá buồn buồn mây bay cũng chính là hình ảnh của sự thể nghiệm.Thế giới ngoài kia phải chăng như mộng, như huyễn hóa :
Mời ta một chén rượu đầy
Ngoài kia nắng đã bỏ ngày đi luôn
Mời lòng tím lịm hoàng hôn
Xanh lè bóng lá buồn buồn mây bay
Mời người một ngụm nồng cay
Mưa đêm té sấp vào quay quắt chiều
Uống thêm một hớp tiêu điều
Nhớ quên đời cũ ôi thiu bữa nào
Mời ai lạc bước chiêm bao
Sớt dùm men đắng rót vào thiên thu.
(Rót vào thiên thu)
Cái bí mật về cuộc đời thốt nhiên vỡ òa trong mắt khi nhìn tháng năm trôi, đột nhiên thấy mình cũng hóa hư không , thấy mình đã từng chìm nổi luân lạc như những giọt men cay đắng , cay đắng mà cũng cứ uống để ngậm ngùi , để mà lạc bước chiêm bao từ những độ nào . . . có lẽ từ vô thỷ. Trong khoảnh khắc ấy tâm thức chợt nhiên chùng lắng, đôi mắt dường như không còn mở ra ngoài mà quay vào bên trong soi rọi lại chính mình:
Heo may đã thoáng qua hồn
Tình trăm năm mộng chỉ còn hơi sương
Bồi hồi nhớ chút tàn hương
Chìm trong đáy cốc lòng vương vãi buồn
Thẩn thờ nhấm bóng trăng suông
Nhai đời mắc nghẹn mưa nguồn cũng say
Thôi mà đã chớm heo may
Thôi đừng nuốt trộng tháng ngày quạnh hiu
Nhâm nhi một khúc kinh chiều.
( Heo may)
Năm tháng trôi qua, rồi đời người ai cũng có lúc Bồi hồi nhớ chút tàn hương /Chìm trong đáy cốc lòng vương vãi buồn. Nhưng rồi cái bóng của nhân duyên vẫn ám ảnh trong trạng thức của chấp, của ngã mạn. Lòng người vẫn bị che lấp bởi những đám mây vọng thức, ảo giả Thẩn thờ nhấm bóng trăng suông/Nhai đời mắc nghẹn mưa nguồn cũng say . . . để quay vào chướng đạo.
Ở một chiều khác của Tâm, Nguyễn Văn Nhân đã hướng cái buồn của mình vào trú tạm một góc lặng, dẫu còn nhiều vướng vất nhưng ít nhiều cũng là cái cách để anh thoát ly khỏi những vướng bận đời thường Thôi mà đã chớm heo may/Thôi đừng nuốt trộng tháng ngày quạnh hiu/Nhâm nhi một khúc kinh chiều.
Vâng! Xin nhau hãy cứ Nhâm nhi một khúc kinh chiều. Ít ra là như thế, bởi cũng chỉ bắt đầu từ đó là lối ngỏ cho sự trở về viên mãn giữa cuộc trần gió bụi khê nhiêu:
Nặng lòng chi nữa tôi ơi
Bơ vơ hạt bụi quán đời ghé thăm
Ngồi nhìn mộng mị trăm năm
Uống ly bia đắng chiều thầm thỉ rơi
Nặng lòng chi nữa em ơi
Những tình sương khói những lời phù vân
Những buồn nắng rớt ngoài sân
Những vui mưa rụng tần ngần đêm xưa
Thôi mà lòng vẫn chưa bưa
Thắp lên ngọn nến cho vừa hoàng hôn.
( Chưa bưa )
Anh đã thắp lên cho mình một ngọn nến , ngọn nến ấy dẫu rằng vẫn còn trong vòng tương quan nhận cho đối đãi, bởi thực sự: Thôi mà lòng vẫn chưa bưa , anh đã thật thà nhận mình như thế. Trong rất nhiều bài thơ anh vẫn lẫn lộn giữa tiếng cười và những dòng nước mắt . . . bởi hành trình tìm kiếm Sự Thật đâu có bao giờ là dễ . Hãy nghe anh tâm sự :
Đi qua cuộc đời
Lòng còn ngoảnh lại
Mưa rồi em ơi
Coi chừng ướt tóc
Thôi đừng lệ rơi
Mưa chi cực nhọc
Chẳng thấy mặt người
Mưa đêm ràn rụa
Chỉ còn mình tôi.
( Ràn rụa mưa )
và . . . trong tiếng mưa rơi, trong tiếng tháng năm rơi, tiếng tuổi trời hao khuyết . . . hình như anh nghe ra tiếng rụng của chính mình trong hoảng hốt bơ vơ:
Ta ngồi gọi miết thinh không
Âm âm tiếng vọng giữa đồng xác xơ
Gọi tình lá cỏ vu vơ
Gọi trăng quê cũ hững hờ đêm mưa
Gọi lòng chẳng thấy nói thưa
Gọi ta rớt xuống chiều xưa ngậm ngùi
Ai ngồi ngó miết đời vui
Ai đi thấp thoáng bên trời khói mây
Uống hoài mà chẳng dám say
Đợi người gõ cửa gọi ngày hoàng hôn.
(Gọi ngày hoàng hôn)
Cũng chính từ cái rụng trong hoảng hốt bơ vơ đó, những kinh nghiệm vốn chất đầy trong tri kiến thế gian dường như mất dần sự thuyết phục, anh đã lờ mờ nhận ra cái khái niệm Ta - Người vốn chỉ là nguyên nhân gây nên những mâu thuẫn, cách biệt, và khổ đau. Phải chăng anh đã biết " tôi là em mà em cũng là tôi" để mà ánh mắt nhìn dịu lại phía Đời:
Có lần tôi thấy tôi vui
Thấy em bước xuống giữa đời hồn nhiên
Xin lòng một chút bình yên
Thảnh thơi ngồi ngó muộn phiền mưa đêm
Thôi nào đừng khóc nghe em
Con tim lá cỏ yếu mềm như thơ
Thôi mà, cứ ráng mộng mơ
Gửi theo mây trắng hững hờ về đâu.
( Thôi mà )
Con tim lá cỏ yếu mềm như thơ ! Vâng , giản dị vậy thôi! . Nhưng để có được cái nhìn đó, con người phải đi qua mấy đỗi muộn phiền đêm mưa, dăng dãi , quang quật lòng cùng dâu bể mới lột bỏ được lớp váng vô minh mà trở lại với thực tại. Để thấy ngoài kia cỏ bên trời vẫn ngút ngát xanh, hoa lá vẫn hết mình trao dâng tất cả tinh anh như ngàn năm vẫn thế, năm tháng vẫn bình yên nào có đổi thay gì, và con người có gì khác nhau đâu, mà khổ đau cười khóc vì đâu, phải chăng ta đã quá nhiều vọng thức:
Hóa ra nhân loại cũng buồn
Mấy ngàn năm vẫn ở truồng tắm mưa
Hóa ra đời hệt như xưa
Ngu ngơ cái thuở người vừa yêu nhau
Hóa ra lau lách ngàn sau
Đã từ ngàn trước trắng đầu non cao
Hóa ra một bữa hôm nào
Có ta lặng lẽ vẫy chào thiên thu.
( Ngàn sau lau lách )
Thơ Nguyên Văn Nhân hay nhắc nhiều về những buổi chiều hoàng hôn. Tôi cũng thế ! Với tôi , chiều như là lời tiên tri về nhân sinh. Trả và vay, gieo và gặt. Tất cả đều ở đó! Ở đó có thể là một buổi chiều thăm thẳm u buồn khi cả cuộc đời mệt nhoài đi về tìm câu trả lời mà lẽ ra không cần hỏi , vì vốn dĩ chẳng có gì để hỏi,để trả lời, bởi cũng như anh:
Thì ra tôi vẫn là tôi
Vẫn đi vẫn đứng vẫn ngồi như xưa
Vẫn vui không thể vừa vừa
Vẫn buồn quá sức tưởng chưa hề buồn
Thì ra mây cũng bay luôn
Trần gian chớp bể mưa nguồn vậy sao
Đêm nghe giun dế lao xao
Chân ai bước vội, bữa nào, về đâu.. . .
( Thì ra)
Cũng có thể là buổi chiều đầy tiếc nuối và bi hoài về những được mất mà cuộc đời đi qua :
Buồn đi, không kịp nữa rồi
Bước ra bữa đó cõi đời phù vân
Trở về mệt lả châu thân
Trăm năm tình mộng cũng trần gian thôi
Gấp lên, không kịp buồn tôi
Đêm mưa rả rích khơi khơi lòng buồn
( Không kịp buồn tôi)
Nhưng cũng có thể là một buổi chiều ta giật mình nhận ra sau những nhiêu khê khô khát đường đời, nhận ra cái cuối cùng còn lại thực sự của một cuộc đời có được :
Bữa nào sương khói tôi đi
Lên non xuống núi từ bi đất trời
Tìm chi bát ngát cuộc đời
Tìm em mộng ảo rách lời kinh xưa
Bữa nào khăn gói gió đưa
Theo em về phố lòng vừa sớm mai
Tiếc chi cũng hết mưa dài
Nghe buồn lả tả rớt ngoài hiên đêm
Nắng hình như cũng vàng thêm
Chim kêu ngoài nội hồn mềm như mây.
( Lòng vừa sớm mai)
Những giọt lệ trên bến Giác mang theo cả một cuộc bể dâu trôi về trời hư không, đôi mắt trở nên dịu dàng yêu thương , trong đôi mắt ấy đã vắng ân oán tình thù lợi danh được mất. Có một ánh trăng của tình thương vừa được thắp lên từ Khả tính vô biên của tình yêu thức tỉnh, thương cho hằng sa hữu tình còn đi lại trong chốn cho nhận vô thường:
Duyên may ngựa cũng còn buồn
Này em có biết chiều buông mặt người
Này ta khỉ đột đười ươi
Mơ đêm mộng mị khóc cười hồn nhiên
( Đười ươi khỉ đột)
Hình như buồn cũng là buồn
Tìm đâu cho thấy suối nguồn bao la
Hình như ta cũng là ta
Một thân mộng mị tà tà sắc không
Hình như núi cũng là đồng
Loay hoay hình tướng bụi hồng trần ai
Hình như vui cũng lai rai
Tặng em bữa nọ một vài hình như.
( Hình như )
Tôi đã đọc thơ anh rất nhiều lần, có bài tuy ngắn, có bài tuy ngông , nhưng cái tình và cái nghĩ thì dường như là dài thăm thẳm. Ở đó dẫu ồn ã tiếng cười hay sụt sùi tiếng nấc, những khoảng lặng điếng hồn . . . Nhưng chung quy vẫn là cái Tâm anh đang dành giật , giằng co với chướng ngại trên hành trình quay về bến Giác.
Cũng do đọc thơ anh , ở đó tôi nhìn thấy có một đôi mắt đã vơi đi những não phiền trần cấu, lung linh ánh trăng của cõi Tâm đang dần an tịnh . . . Có thể ngày nào đó của cuộc hành trình, vó ngựa anh sẽ an trú vào một phía bờ an tịnh và siêu thăng, an trụ trong vô lượng vô biên hạnh phúc.
Xin cạn một ly . . . Xin chúc anh tìm thấy trọn vẹn một cái Tâm - một cái Tâm bất khả tư nghì . . . để từ đó quay về:
Chim bay mỏi cánh. Thôi về
Trần gian ở trọ cuồng mê phận người
Quắt quay tiếng khóc câu cười
Xác thân cỏ dại quên đời quạnh hiu
Đốt lòng nhóm lửa cô liêu
Hong tình mộng mị. Hơ chiều mù sương
Thì em. Ráng hết con đường
Quanh đi quẩn lại. Vô thường ghé thăm
Rong rêu lạnh một chỗ nằm
Lêu bêu cát bụi trăm năm còn buồn.
(Chim bay mỏi cánh)
Bình Dương 0h 7/6/2009
Từ Linh Nguyên

.

Vó ngựa buồn buông cương chiều nẻo Giác
Từ Linh Nguyên
Khi một ngày trôi qua với bao nỗi đời toan tính âu lo . . . Chiều trở về như là một cứu cánh của bình yên trong tâm thức mỗi con người. Dầu rằng cái khoảng khắc ấy là rất mong manh, nhưng ít nhiều cũng nguôi vơi đi trong lòng người những não phiền hệ lụy của một ngày trần thế.
Buổi chiều ấy có thể là rực vàng màu nắng hay nhòa nhạt mưa rơi. Thì dù thế vẫn làm trở về trong tâm tư những niềm rung động mà trong cái bề bộn đời thường có lúc nào đó ta đã bỏ quên trong dòng xuôi ngược. . .
Và có lẽ ở một sát -na xuất thần nào đó, Nguyễn Văn Nhân, trong một buổi hoàng hôn khi vó ngựa dừng lại bên sông , hốt nhiên giật mình biết Ngựa Cũng Buồn , để bất chợt nhận ra mình trong đáy sóng:
Dòng sông im lặng ta ngồi
Lắng nghe hạt cát bồi hồi trên tay
Chiều buồn im lặng mây bay
Đìu hiu bãi vắng bóng ngày trôi ngang
Lạc loài ngọn gió lang thang
Làm rơi một chiếc lá vàng mồ côi
Cây đa bến cũ ta ngồi
Lắng nghe im lặng cõi đời về đâu
( Im lặng)
Im lặng mà tự vấn, mà truy tìm duyên cớ về những nhân duyên cuộc đời. Dòng sông chảy ngoài kia hay chính là dòng luân hồi đang cuộn vỗ , đời người khác chi một cánh phù du. . . Cái hạt cát nhỏ nhoi bồi hồi trong lòng tay phải chăng chính là trầm tích của kinh nghiệm đã thoát ly khỏi chấp trước, trở về thực tính vốn có để an nhiên trước Lạc loài ngọn gió lang thang/ Làm rơi một chiếc lá vàng mồ côimà nở nụ cười trong im lặng hoàng hôn:
Tôi ngồi với tôi
Chiều hôm nắng tắt
Ngày đã qua đời
Buồn vui khuất mặt
Bụi vương lòng mắt
Mưa ngồi với em
Sương rơi thảng thốt
Ngạt ngào hương đêm
Chút tình mỏng mảnh
Bóng lá bên thềm.
(Bóng lá bên thềm)
Hiện hữu là thời gian, bởi ở đó ta thấy Tôi tồn tại. Mà hư ảo cũng là thời gian, bởi ngày hôm qua đã chìm vào quá khứ, dù muốn cũng chẳng thể nào trở lại. Ngày mai thì chưa đến. Rồi ngay trong bình diện hiện tại này, tất cả cũng dường như là quá mong manh, mà chỉ cần một thoáng mơ hồ thì cái hiện tại ấy cũng đã vụt qua . . . Cũng như đời người với biết bao vinh nhục lợi danh, yêu ghét, tình thù thoáng chốc hư vô như mây bay gió thoảng . . .
Vậy mà biết bao nước mắt nụ cười mênh mang kiếp người. Bóng mây định mệnh vẫn ngàn năm lửng lơ trên đầu, dòng sông vẫn mênh mông trước mặt và: Mời ta một chén rượu đầy/Ngoài kia nắng đã bỏ ngày đi luôn/Mời lòng tím lịm hoàng hôn/ Xanh lè bóng lá buồn buồn mây bay cũng chính là hình ảnh của sự thể nghiệm.Thế giới ngoài kia phải chăng như mộng, như huyễn hóa :
Mời ta một chén rượu đầy
Ngoài kia nắng đã bỏ ngày đi luôn
Mời lòng tím lịm hoàng hôn
Xanh lè bóng lá buồn buồn mây bay
Mời người một ngụm nồng cay
Mưa đêm té sấp vào quay quắt chiều
Uống thêm một hớp tiêu điều
Nhớ quên đời cũ ôi thiu bữa nào
Mời ai lạc bước chiêm bao
Sớt dùm men đắng rót vào thiên thu.
(Rót vào thiên thu)
Cái bí mật về cuộc đời thốt nhiên vỡ òa trong mắt khi nhìn tháng năm trôi, đột nhiên thấy mình cũng hóa hư không , thấy mình đã từng chìm nổi luân lạc như những giọt men cay đắng , cay đắng mà cũng cứ uống để ngậm ngùi , để mà lạc bước chiêm bao từ những độ nào . . . có lẽ từ vô thỷ. Trong khoảnh khắc ấy tâm thức chợt nhiên chùng lắng, đôi mắt dường như không còn mở ra ngoài mà quay vào bên trong soi rọi lại chính mình:
Heo may đã thoáng qua hồn
Tình trăm năm mộng chỉ còn hơi sương
Bồi hồi nhớ chút tàn hương
Chìm trong đáy cốc lòng vương vãi buồn
Thẩn thờ nhấm bóng trăng suông
Nhai đời mắc nghẹn mưa nguồn cũng say
Thôi mà đã chớm heo may
Thôi đừng nuốt trộng tháng ngày quạnh hiu
Nhâm nhi một khúc kinh chiều.
( Heo may)
Năm tháng trôi qua, rồi đời người ai cũng có lúc Bồi hồi nhớ chút tàn hương /Chìm trong đáy cốc lòng vương vãi buồn. Nhưng rồi cái bóng của nhân duyên vẫn ám ảnh trong trạng thức của chấp, của ngã mạn. Lòng người vẫn bị che lấp bởi những đám mây vọng thức, ảo giả Thẩn thờ nhấm bóng trăng suông/Nhai đời mắc nghẹn mưa nguồn cũng say . . . để quay vào chướng đạo.
Ở một chiều khác của Tâm, Nguyễn Văn Nhân đã hướng cái buồn của mình vào trú tạm một góc lặng, dẫu còn nhiều vướng vất nhưng ít nhiều cũng là cái cách để anh thoát ly khỏi những vướng bận đời thường Thôi mà đã chớm heo may/Thôi đừng nuốt trộng tháng ngày quạnh hiu/Nhâm nhi một khúc kinh chiều.
Vâng! Xin nhau hãy cứ Nhâm nhi một khúc kinh chiều. Ít ra là như thế, bởi cũng chỉ bắt đầu từ đó là lối ngỏ cho sự trở về viên mãn giữa cuộc trần gió bụi khê nhiêu:
Nặng lòng chi nữa tôi ơi
Bơ vơ hạt bụi quán đời ghé thăm
Ngồi nhìn mộng mị trăm năm
Uống ly bia đắng chiều thầm thỉ rơi
Nặng lòng chi nữa em ơi
Những tình sương khói những lời phù vân
Những buồn nắng rớt ngoài sân
Những vui mưa rụng tần ngần đêm xưa
Thôi mà lòng vẫn chưa bưa
Thắp lên ngọn nến cho vừa hoàng hôn.
( Chưa bưa )
Anh đã thắp lên cho mình một ngọn nến , ngọn nến ấy dẫu rằng vẫn còn trong vòng tương quan nhận cho đối đãi, bởi thực sự: Thôi mà lòng vẫn chưa bưa , anh đã thật thà nhận mình như thế. Trong rất nhiều bài thơ anh vẫn lẫn lộn giữa tiếng cười và những dòng nước mắt . . . bởi hành trình tìm kiếm Sự Thật đâu có bao giờ là dễ . Hãy nghe anh tâm sự :
Đi qua cuộc đời
Lòng còn ngoảnh lại
Mưa rồi em ơi
Coi chừng ướt tóc
Thôi đừng lệ rơi
Mưa chi cực nhọc
Chẳng thấy mặt người
Mưa đêm ràn rụa
Chỉ còn mình tôi.
( Ràn rụa mưa )
và . . . trong tiếng mưa rơi, trong tiếng tháng năm rơi, tiếng tuổi trời hao khuyết . . . hình như anh nghe ra tiếng rụng của chính mình trong hoảng hốt bơ vơ:
Ta ngồi gọi miết thinh không
Âm âm tiếng vọng giữa đồng xác xơ
Gọi tình lá cỏ vu vơ
Gọi trăng quê cũ hững hờ đêm mưa
Gọi lòng chẳng thấy nói thưa
Gọi ta rớt xuống chiều xưa ngậm ngùi
Ai ngồi ngó miết đời vui
Ai đi thấp thoáng bên trời khói mây
Uống hoài mà chẳng dám say
Đợi người gõ cửa gọi ngày hoàng hôn.
(Gọi ngày hoàng hôn)
Cũng chính từ cái rụng trong hoảng hốt bơ vơ đó, những kinh nghiệm vốn chất đầy trong tri kiến thế gian dường như mất dần sự thuyết phục, anh đã lờ mờ nhận ra cái khái niệm Ta - Người vốn chỉ là nguyên nhân gây nên những mâu thuẫn, cách biệt, và khổ đau. Phải chăng anh đã biết " tôi là em mà em cũng là tôi" để mà ánh mắt nhìn dịu lại phía Đời:
Có lần tôi thấy tôi vui
Thấy em bước xuống giữa đời hồn nhiên
Xin lòng một chút bình yên
Thảnh thơi ngồi ngó muộn phiền mưa đêm
Thôi nào đừng khóc nghe em
Con tim lá cỏ yếu mềm như thơ
Thôi mà, cứ ráng mộng mơ
Gửi theo mây trắng hững hờ về đâu.
( Thôi mà )
Con tim lá cỏ yếu mềm như thơ ! Vâng , giản dị vậy thôi! . Nhưng để có được cái nhìn đó, con người phải đi qua mấy đỗi muộn phiền đêm mưa, dăng dãi , quang quật lòng cùng dâu bể mới lột bỏ được lớp váng vô minh mà trở lại với thực tại. Để thấy ngoài kia cỏ bên trời vẫn ngút ngát xanh, hoa lá vẫn hết mình trao dâng tất cả tinh anh như ngàn năm vẫn thế, năm tháng vẫn bình yên nào có đổi thay gì, và con người có gì khác nhau đâu, mà khổ đau cười khóc vì đâu, phải chăng ta đã quá nhiều vọng thức:
Hóa ra nhân loại cũng buồn
Mấy ngàn năm vẫn ở truồng tắm mưa
Hóa ra đời hệt như xưa
Ngu ngơ cái thuở người vừa yêu nhau
Hóa ra lau lách ngàn sau
Đã từ ngàn trước trắng đầu non cao
Hóa ra một bữa hôm nào
Có ta lặng lẽ vẫy chào thiên thu.
( Ngàn sau lau lách )
Thơ Nguyên Văn Nhân hay nhắc nhiều về những buổi chiều hoàng hôn. Tôi cũng thế ! Với tôi , chiều như là lời tiên tri về nhân sinh. Trả và vay, gieo và gặt. Tất cả đều ở đó! Ở đó có thể là một buổi chiều thăm thẳm u buồn khi cả cuộc đời mệt nhoài đi về tìm câu trả lời mà lẽ ra không cần hỏi , vì vốn dĩ chẳng có gì để hỏi,để trả lời, bởi cũng như anh:
Thì ra tôi vẫn là tôi
Vẫn đi vẫn đứng vẫn ngồi như xưa
Vẫn vui không thể vừa vừa
Vẫn buồn quá sức tưởng chưa hề buồn
Thì ra mây cũng bay luôn
Trần gian chớp bể mưa nguồn vậy sao
Đêm nghe giun dế lao xao
Chân ai bước vội, bữa nào, về đâu.. . .
( Thì ra)
Cũng có thể là buổi chiều đầy tiếc nuối và bi hoài về những được mất mà cuộc đời đi qua :
Buồn đi, không kịp nữa rồi
Bước ra bữa đó cõi đời phù vân
Trở về mệt lả châu thân
Trăm năm tình mộng cũng trần gian thôi
Gấp lên, không kịp buồn tôi
Đêm mưa rả rích khơi khơi lòng buồn
( Không kịp buồn tôi)
Nhưng cũng có thể là một buổi chiều ta giật mình nhận ra sau những nhiêu khê khô khát đường đời, nhận ra cái cuối cùng còn lại thực sự của một cuộc đời có được :
Bữa nào sương khói tôi đi
Lên non xuống núi từ bi đất trời
Tìm chi bát ngát cuộc đời
Tìm em mộng ảo rách lời kinh xưa
Bữa nào khăn gói gió đưa
Theo em về phố lòng vừa sớm mai
Tiếc chi cũng hết mưa dài
Nghe buồn lả tả rớt ngoài hiên đêm
Nắng hình như cũng vàng thêm
Chim kêu ngoài nội hồn mềm như mây.
( Lòng vừa sớm mai)
Những giọt lệ trên bến Giác mang theo cả một cuộc bể dâu trôi về trời hư không, đôi mắt trở nên dịu dàng yêu thương , trong đôi mắt ấy đã vắng ân oán tình thù lợi danh được mất. Có một ánh trăng của tình thương vừa được thắp lên từ Khả tính vô biên của tình yêu thức tỉnh, thương cho hằng sa hữu tình còn đi lại trong chốn cho nhận vô thường:
Duyên may ngựa cũng còn buồn
Này em có biết chiều buông mặt người
Này ta khỉ đột đười ươi
Mơ đêm mộng mị khóc cười hồn nhiên
( Đười ươi khỉ đột)
Hình như buồn cũng là buồn
Tìm đâu cho thấy suối nguồn bao la
Hình như ta cũng là ta
Một thân mộng mị tà tà sắc không
Hình như núi cũng là đồng
Loay hoay hình tướng bụi hồng trần ai
Hình như vui cũng lai rai
Tặng em bữa nọ một vài hình như.
( Hình như )
Tôi đã đọc thơ anh rất nhiều lần, có bài tuy ngắn, có bài tuy ngông , nhưng cái tình và cái nghĩ thì dường như là dài thăm thẳm. Ở đó dẫu ồn ã tiếng cười hay sụt sùi tiếng nấc, những khoảng lặng điếng hồn . . . Nhưng chung quy vẫn là cái Tâm anh đang dành giật , giằng co với chướng ngại trên hành trình quay về bến Giác.
Cũng do đọc thơ anh , ở đó tôi nhìn thấy có một đôi mắt đã vơi đi những não phiền trần cấu, lung linh ánh trăng của cõi Tâm đang dần an tịnh . . . Có thể ngày nào đó của cuộc hành trình, vó ngựa anh sẽ an trú vào một phía bờ an tịnh và siêu thăng, an trụ trong vô lượng vô biên hạnh phúc.
Xin cạn một ly . . . Xin chúc anh tìm thấy trọn vẹn một cái Tâm - một cái Tâm bất khả tư nghì . . . để từ đó quay về:
Chim bay mỏi cánh. Thôi về
Trần gian ở trọ cuồng mê phận người
Quắt quay tiếng khóc câu cười
Xác thân cỏ dại quên đời quạnh hiu
Đốt lòng nhóm lửa cô liêu
Hong tình mộng mị. Hơ chiều mù sương
Thì em. Ráng hết con đường
Quanh đi quẩn lại. Vô thường ghé thăm
Rong rêu lạnh một chỗ nằm
Lêu bêu cát bụi trăm năm còn buồn.
(Chim bay mỏi cánh)
Bình Dương 0h 7/6/2009
Từ Linh Nguyên

.
Comment