Danh sách 10 sản phẩm sau đây được bình chọn là quá đắt so với giá thực của chúng, nên tốt hơn hết là nên tránh xa chúng nếu muốn tiết kiệm tiền.
1. Tin nhắn văn bản: Đắt gấp 60 lần
Một tin nhắn khoảng 160 ký tự trên điện thoại di động có cước phí là 20 xu tại Mỹ. Tuy nhiên, chi phí truyền tin nhắn đó thực ra chỉ mất 0,3 xu. Tức là nhà cung cấp tính đắt gấp 60 lần. Và do vậy, kể cả khi nhà cung cấp khuyến mãi chỉ 10 xu cho một tin nhắn thì cũng chẳng có gì đáng để vui mừng cả.
Trong một cuộc họp của Quốc hội, nhà phân tích chính sách Joel Kelsey tại Hiệp hội Người tiêu dùng Mỹ cho biết: "600 tin nhắn SMS còn chứa ít thông tin hơn là một phút gọi điện thoại". Do vậy, nếu tính với giá của tin nhắn, thì một cuộc điện thoại có lẽ sẽ tốn đến 120 USD.
2. Nước đóng chai: Đắt gấp 40 lần
Nếu ngành công nghiệp nước đóng chai công bố một bộ phim tài liệu về quy trình làm ra chúng, bạn sẽ cảm thấy rất thất vọng. Có rất nhiều con số ước đoán về chi phí làm ra một chai nước đắt hơn bao nhiêu so với lấy nước từ nhà. Theo website Twilight Earth, thì con số này là gấp 40 lần! Một phần dựa trên sự thật rằng số tiền để làm ra một chai nhựa đựng nước bằng lượng nước trong cả 5 chai cộng lại.
Do vậy, người tiêu dùng được khuyên là nên tận dụng những chai nước cũ bằng cách đổ đầy chúng bằng nước ở nhà và mang theo bên người.
3. Bỏng ngô trong rạp chiếu phim: Đắt gấp 12,75 lần
Khi một bộ phim được công chiếu lần đầu tiên, phần lớn lợi nhuận từ việc bán vé sẽ thuộc về xưởng phim chứ không phải rạp chiếu. Do vậy, các chủ rạp thường cố bù đắp lại lợi nhuận bằng cách bán những thứ như bỏng ngô. Đây là một phương pháp hết sức hiệu quả, vì khi khách hàng trả 6 USD cho một túi bỏng ngô loại vừa thì tức là bạn đã phải chịu mua đắt hơn thực tế 12,75 lần!
Các rạp chiếu phim có được 40% lợi nhuận từ việc nhượng quyền, và do vậy, họ cố gắng giữ giá ở mức thấp. Họ biết rằng giá cao sẽ không cạnh tranh được với rạp khác, cũng đồng nghĩa với việc họ chẳng bán được lon soda, thanh kẹo hay túi bỏng ngô nào cả.
4. Thuốc của những hãng tên tuổi: Đắt gấp 2 – 30 lần
Theo Hiệp hội những người về hưu Mỹ, trong năm qua, giá thuốc của các hãng nổi tiếng đã tăng 10%, trong khi các thuốc generic (thuốc phiên bản) lại có xu hướng giảm. Giai đoạn từ tháng 4/2009 đến tháng 3/2010, nếu dùng 3 loại thuốc generic, giá thuốc trung bình hàng năm cho một người giảm 51 USD, trong khi nếu dùng thuốc của các hãng tên tuổi, người tiêu dùng sẽ phải trả thêm 706 USD.
Các loại thuốc generic thường rẻ hơn so với các hãng tên tuổi. Nhưng kể cả giá của các loại này cũng dao động tùy vào từng công ty. Ví dụ, Costco bán thuốc rẻ hơn nhiều so với Walgreens và một số hãng dược phẩm khác.
5. Đồ dùng trong tủ lạnh khách sạn: Đắt hơn gấp 4 lần
Một phân tích của trang Oyster.com phát hiện ra rằng một vài khách sạn ở New York tính giá 10 USD cho một chai nước và 12 USD cho một bộ kem đánh răng. Vì vậy, để bảo vệ ví tiền, tốt nhất khách hàng đừng bao giờ mở cái tủ lạnh trong phòng ra!
6. Cà phê: Đắt hơn 3 lần
Nhờ có Starbucks, ngày nay, người tiêu dùng phải trả một cái giá gấp ba hoặc hơn thế cho một tách cà phê! Một cốc cà phê có giá 3 USD mua ở quán cũng có thể được làm tại nhà với giá chỉ bằng 1/4.
7. Rượu: Đắt gấp 3 lần
Việc một nhà hàng mua chai rượu giá 5 USD và sau đó bán cho khách với giá 25 USD không còn là chuyện lạ nữa. Và một cốc rượu thậm chí còn có thể đắt hơn vì chai rượu đã dùng rồi mà không hết thì chỉ có thể vứt đi.
Nhà phê bình thực phẩm của tờ San Francisco Chronicle nói rằng việc bán đắt hơn 2,5 lần là hợp lý để nhà hàng bù vào chi phí cất giữ, phục vụ và cả sinh ra lợi nhuận nữa. Một chai rượu 10 USD có thể tính với giá 25 USD trên bàn tiệc và 15 USD nếu bán lẻ. Bởi vì rượu là nguồn thu lợi lớn nhất của nhà hàng nên khách hàng không thể mang rượu của mình vào và uống miễn phí ở đấy. Họ sẽ tính khoảng 10 đến 20 USD tiền công mở chai.
8. Thiệp chúc mừng: Đắt gấp 2 lần
Thường thì những tấm thiệp đẹp đẽ nhất mà người nhận giữ lại chính là những cái được làm bằng tay. Dù đó chỉ là nét chữ nguệch ngoạc của trẻ con hay một lời nhắn chân thành của bạn bè, thì nó cũng được trân trọng hơn thiệp mua ở ngoài hàng với giá 2 đến 4 USD.
Vẫn biết vậy nhưng nhiều người vẫn trả gấp đôi để mua thiệp in sẵn vì lý do tiện dụng. Mua một chiếc thiệp được sản xuất hàng loạt rõ ràng là dễ hơn rất nhiều so với việc tự làm một chiếc ở nhà.
9. Xem phim trong phòng tại khách sạn: Đắt gấp 2 lần
Giống như tủ lạnh, phim chính là một cách khác để nhiều khách sạn moi tiền khách hàng. Do đó, khách hàng được khuyên nên mang máy tính xách tay và đĩa DVD theo để tiết kiệm tiền thuê phim khoảng 10 đến 15 USD.
10. Rau quả được cắt gọt sẵn: Đắt gấp 1,4 lần
Giống như rất nhiều sản phẩm trong danh sách này, rau quả cắt gọt sẵn cũng là một cách tiết kiệm thời gian. Nhưng bù lại, khách hàng lại phải chi gấp 1,4 lần cho thời gian tiết kiệm được. Đó chỉ là một cái bẫy mà các cửa hàng rau quả giăng ra để khuyến khích người tiêu dùng chi tiền. Để tiết kiệm, người ta hoàn toàn có thể mua rau quả tươi từ nông dân hoặc mua từ cửa hàng và về tự cắt nhỏ chúng.
Hà Thu (theo WalletPop)
1. Tin nhắn văn bản: Đắt gấp 60 lần
Một tin nhắn khoảng 160 ký tự trên điện thoại di động có cước phí là 20 xu tại Mỹ. Tuy nhiên, chi phí truyền tin nhắn đó thực ra chỉ mất 0,3 xu. Tức là nhà cung cấp tính đắt gấp 60 lần. Và do vậy, kể cả khi nhà cung cấp khuyến mãi chỉ 10 xu cho một tin nhắn thì cũng chẳng có gì đáng để vui mừng cả.
Trong một cuộc họp của Quốc hội, nhà phân tích chính sách Joel Kelsey tại Hiệp hội Người tiêu dùng Mỹ cho biết: "600 tin nhắn SMS còn chứa ít thông tin hơn là một phút gọi điện thoại". Do vậy, nếu tính với giá của tin nhắn, thì một cuộc điện thoại có lẽ sẽ tốn đến 120 USD.
2. Nước đóng chai: Đắt gấp 40 lần
Nếu ngành công nghiệp nước đóng chai công bố một bộ phim tài liệu về quy trình làm ra chúng, bạn sẽ cảm thấy rất thất vọng. Có rất nhiều con số ước đoán về chi phí làm ra một chai nước đắt hơn bao nhiêu so với lấy nước từ nhà. Theo website Twilight Earth, thì con số này là gấp 40 lần! Một phần dựa trên sự thật rằng số tiền để làm ra một chai nhựa đựng nước bằng lượng nước trong cả 5 chai cộng lại.
Do vậy, người tiêu dùng được khuyên là nên tận dụng những chai nước cũ bằng cách đổ đầy chúng bằng nước ở nhà và mang theo bên người.
3. Bỏng ngô trong rạp chiếu phim: Đắt gấp 12,75 lần
Khi một bộ phim được công chiếu lần đầu tiên, phần lớn lợi nhuận từ việc bán vé sẽ thuộc về xưởng phim chứ không phải rạp chiếu. Do vậy, các chủ rạp thường cố bù đắp lại lợi nhuận bằng cách bán những thứ như bỏng ngô. Đây là một phương pháp hết sức hiệu quả, vì khi khách hàng trả 6 USD cho một túi bỏng ngô loại vừa thì tức là bạn đã phải chịu mua đắt hơn thực tế 12,75 lần!
Các rạp chiếu phim có được 40% lợi nhuận từ việc nhượng quyền, và do vậy, họ cố gắng giữ giá ở mức thấp. Họ biết rằng giá cao sẽ không cạnh tranh được với rạp khác, cũng đồng nghĩa với việc họ chẳng bán được lon soda, thanh kẹo hay túi bỏng ngô nào cả.
4. Thuốc của những hãng tên tuổi: Đắt gấp 2 – 30 lần
Theo Hiệp hội những người về hưu Mỹ, trong năm qua, giá thuốc của các hãng nổi tiếng đã tăng 10%, trong khi các thuốc generic (thuốc phiên bản) lại có xu hướng giảm. Giai đoạn từ tháng 4/2009 đến tháng 3/2010, nếu dùng 3 loại thuốc generic, giá thuốc trung bình hàng năm cho một người giảm 51 USD, trong khi nếu dùng thuốc của các hãng tên tuổi, người tiêu dùng sẽ phải trả thêm 706 USD.
Các loại thuốc generic thường rẻ hơn so với các hãng tên tuổi. Nhưng kể cả giá của các loại này cũng dao động tùy vào từng công ty. Ví dụ, Costco bán thuốc rẻ hơn nhiều so với Walgreens và một số hãng dược phẩm khác.
5. Đồ dùng trong tủ lạnh khách sạn: Đắt hơn gấp 4 lần
Một phân tích của trang Oyster.com phát hiện ra rằng một vài khách sạn ở New York tính giá 10 USD cho một chai nước và 12 USD cho một bộ kem đánh răng. Vì vậy, để bảo vệ ví tiền, tốt nhất khách hàng đừng bao giờ mở cái tủ lạnh trong phòng ra!
6. Cà phê: Đắt hơn 3 lần
Nhờ có Starbucks, ngày nay, người tiêu dùng phải trả một cái giá gấp ba hoặc hơn thế cho một tách cà phê! Một cốc cà phê có giá 3 USD mua ở quán cũng có thể được làm tại nhà với giá chỉ bằng 1/4.
7. Rượu: Đắt gấp 3 lần
Việc một nhà hàng mua chai rượu giá 5 USD và sau đó bán cho khách với giá 25 USD không còn là chuyện lạ nữa. Và một cốc rượu thậm chí còn có thể đắt hơn vì chai rượu đã dùng rồi mà không hết thì chỉ có thể vứt đi.
Nhà phê bình thực phẩm của tờ San Francisco Chronicle nói rằng việc bán đắt hơn 2,5 lần là hợp lý để nhà hàng bù vào chi phí cất giữ, phục vụ và cả sinh ra lợi nhuận nữa. Một chai rượu 10 USD có thể tính với giá 25 USD trên bàn tiệc và 15 USD nếu bán lẻ. Bởi vì rượu là nguồn thu lợi lớn nhất của nhà hàng nên khách hàng không thể mang rượu của mình vào và uống miễn phí ở đấy. Họ sẽ tính khoảng 10 đến 20 USD tiền công mở chai.
8. Thiệp chúc mừng: Đắt gấp 2 lần
Thường thì những tấm thiệp đẹp đẽ nhất mà người nhận giữ lại chính là những cái được làm bằng tay. Dù đó chỉ là nét chữ nguệch ngoạc của trẻ con hay một lời nhắn chân thành của bạn bè, thì nó cũng được trân trọng hơn thiệp mua ở ngoài hàng với giá 2 đến 4 USD.
Vẫn biết vậy nhưng nhiều người vẫn trả gấp đôi để mua thiệp in sẵn vì lý do tiện dụng. Mua một chiếc thiệp được sản xuất hàng loạt rõ ràng là dễ hơn rất nhiều so với việc tự làm một chiếc ở nhà.
9. Xem phim trong phòng tại khách sạn: Đắt gấp 2 lần
Giống như tủ lạnh, phim chính là một cách khác để nhiều khách sạn moi tiền khách hàng. Do đó, khách hàng được khuyên nên mang máy tính xách tay và đĩa DVD theo để tiết kiệm tiền thuê phim khoảng 10 đến 15 USD.
10. Rau quả được cắt gọt sẵn: Đắt gấp 1,4 lần
Giống như rất nhiều sản phẩm trong danh sách này, rau quả cắt gọt sẵn cũng là một cách tiết kiệm thời gian. Nhưng bù lại, khách hàng lại phải chi gấp 1,4 lần cho thời gian tiết kiệm được. Đó chỉ là một cái bẫy mà các cửa hàng rau quả giăng ra để khuyến khích người tiêu dùng chi tiền. Để tiết kiệm, người ta hoàn toàn có thể mua rau quả tươi từ nông dân hoặc mua từ cửa hàng và về tự cắt nhỏ chúng.
Hà Thu (theo WalletPop)