• Nếu đây là lần đầu tiên bạn ghé thăm Trang nhà Chút lưu lại, xin bạn vui lòng hãy xem mục Những câu hỏi thường gặp - FAQ để tự tìm hiểu thêm. Nếu bạn muốn tham gia gởi bài viết cho Trang nhà, xin vui lòng Ghi danh làm Thành viên (miễn phí). Trong trường hợp nếu bạn đã là Thành viên và quên mật khẩu, hãy nhấn vào phía trên lấy mật khẩu để thiết lập lại. Để bắt đầu xem, chọn diễn đàn mà bạn muốn ghé thăm ở bên dưới.

Thông báo Quan trọng

Collapse
No announcement yet.

KHAJURAHO – MỘT NGÔI ĐỀN ĐỘC ĐÁO TRONG VĂN HOÁ ẤN ĐỘ

Collapse
X
 
  • Filter
  • Time
  • Show
Clear All
new posts

  • KHAJURAHO – MỘT NGÔI ĐỀN ĐỘC ĐÁO TRONG VĂN HOÁ ẤN ĐỘ

    KHAJURAHO – Một ngôi đền độc đáo trong văn hoá Ấn Độ



    Khajuraho là một thị xã ở quận Chhatarpur thuộc bang Madhya Pradesh - Ấn Độ. Song trong các ngôn ngữ thế giới, nó được biết đến như tên của một ngôi đền tình dục nổi tiếng. Thực ra đó là cả một quần thể các ngôi đền. Vanhoahoc.edu.vn giới thiệu với bạn đọc những thông tin đa dạng về di sản văn hoá này, bao gồm trích đoạn một bài viết của nhà văn Hồ Anh Thái, một người say mê nghiên cứu văn hoá Ấn Độ, một số tấm ảnh và video-clip.


    Trong đời sống dân dã, người Ấn thích tán chuyện tình dục. Họ chỉ có giai đoạn thứ hai của cuộc đời cho chuyện chăn gối và họ đã sống hết mình. Có người trí thức Ấn Ðộ đã kêu lên: "Trời ơi, người Ấn ăn quá nhiều hành, thức ăn nhiều gia vị kích thích, uống quá nhiều sữa trâu và sữa dê. Giở sách ra thì gặp Kama Sutra, đến đền chùa thì gặp linga của thần Shiva". Linga là tượng dương vật của thần Hủy Diệt và Tái Tạo Shiva, đây là biểu tượng tái tạo, cho nên những người đàn bà không con thường tới đền chạm tay vào linga mà cầu tự. Có thể thường xuyên gặp linga trong các đền thờ Hindu, nhỏ to các cỡ. Những đền thờ tạc trong hang đá ở miền Nam Ấn có những tượng linga bằng đá cao hàng mét, đường kính dăm ba người ôm. Còn ở miền Bắc Ấn quanh năm tuyết phủ, ngôi đền nọ có cả một tượng linga bằng băng, cao tới gần chục mét.



    Nhưng trong đền thờ Hindu không chỉ có tượng dương vật của thần Shiva. Rất nhiều đền đài còn tạc hẳn tượng mô tả sinh hoạt tình dục. Lừng danh nhất trên thế giới là khu đền Khajuraho, từng bị chìm lấp nhiều thế kỷ trong rừng sâu, tưởng đã hoàn toàn bị bỏ quên.

    Tôi đến Khajuraho tháng 11-1992. Phải đi tàu hỏa hơn 400 km từ thủ đô đến Jhansi, từ Jhansi phải đi thêm 180 km nữa, nhưng chiều tối rồi mà không có xe đi thẳng tới nơi, đành phải đi xe buýt tới Chatripur, rồi chung với năm cô người Pháp gặp ở bến xe thuê một chiếc xe jeep đi nốt 50 km còn lại. Trong đêm tối, năm cô gái người miền nam nước Pháp hát những bài dân ca về những cánh đồng nho trên con đường gập ghềnh Ấn Ðộ. Mười giờ đêm, chúng tôi được đổ vào một khách sạn nhỏ ở Khajuraho, đêm tối rồi mà nhìn ra thấy mấy chục ngôi đền chi chít những pho tượng phồn thực vẫn lấp lánh ánh đèn vây bọc xung quanh.





    Lịch sử nhiều khi vẫn lãng quên như thế. Quần thể 85 ngôi đền tuyệt tác ở Khajuraho, miền trung Ấn Ðộ, bị bỏ quên những tám thế kỷ. Mãi đến năm 1839, viên tiểu đội trưởng công binh Hoàng gia bang Bengal, thuộc chính quyền thực dân Anh, ông này tên là T.S. Burt, mới tình cờ phát hiện ra một quần thể đền đài giữa rừng sâu. Về sau, trong cuốn Ghi chép về quần thể kiến trúc châu Á, ông ta viết: “Trong đám đổ nát ở Khajuraho tôi phát hiện ra bảy ngôi đền đồ sộ theo phong cách Hindu giáo. Về mặt nghệ thuật, đây là những tác phẩm điêu khắc tinh vi bậc nhất. Nhưng các nghệ sĩ có lúc đã đi quá xa, có một số pho tượng khá là khiếm nhã”.

    Nghe nói là các quý bà quý cô người Anh khi ấy xuyên rừng tới xem đã phải lấy tay che mặt và thốt lên những câu đại loại "eo ơi, khiếp!" Không chỉ riêng trong chuyện này, người Ấn Ðộ vốn đã cho là người Anh đạo đức giả. Nhưng thời thế đã khác, năm cô gái châu Âu đi cùng chẳng thấy cô nào che mặt, cũng chẳng eo ơi, họ cười nói chỉ trỏ một cách thật tự tin.

    Trên thực tế phương Ðông thường miêu tả lịch sử dân tộc mình qua các truyền thuyết, các huyền thoại từ thủa hồng hoang, hoặc thể hiện câu chuyện dưới dạng tranh tường trong đền chùa, trong điêu khắc gỗ hoặc điêu khắc đá. Ðây cũng là một khả năng nghệ thuật kỳ diệu của người Ấn Ðộ. Hồi đó, cũng như nhiều người phương Tây khác, T.S. Burt đã không hiểu được như vậy. Những bức chạm khắc ông ta phát hiện được là một phần của thiên sử thi trên đá, do những ông vua triều Chandella ở miền Trung Ấn cho xây dựng vào khoảng thế kỷ X và XI. Trong khoảng 100 năm, những người sùng đạo Hindu đã dựng lên cả thảy 85 ngôi đền mang tên thần Sáng Tạo và các vị thần Hindu giáo.





    Kiến trúc đền đài thời cổ Ấn Ðộ là một cống hiến to lớn cho kho tàng văn hóa nhân loại. Cho đến ngày nay người ta vẫn chưa hết kinh ngạc về sự khéo léo, tinh tế của những bàn tay thợ tài hoa cách đây 10 thế kỷ. Có cảm tưởng đá cẩm thạch trong tay nghệ nhân thời xưa cũng dễ sai khiến như chất dẻo hay đất sét trong tay người thời nay. Những nhóm tượng có tính sắc dục đã làm Burt bất bình cách đây hơn 100 năm giờ đây lại vẫn làm giật mình biết bao du khách.

    Ðược xây dựng dần dần trong hai thế kỷ X và XI, ở Khajuraho hiện tại chỉ còn 22 đền trong tổng số 85 ngôi đền. Khắp bề mặt các ngôi đền, từ những bậc đá lên tới tận đỉnh tháp, là những bức tượng bằng đá diễn tả cảnh sinh hoạt mọi mặt của người Ấn Ðộ. Từ cảnh ăn chơi xa hoa của vua chúa trong hoàng cung cho đến cảnh lao động, học hành tu tập, thuần hóa thú dữ... Những hình chạm trổ trên đá về vũ nữ apsara trên thiên đình hay hình những thiếu nữ đồng trinh tuyệt đẹp xuất hiện trên đỉnh cột của các đền đài. Ðặc biệt, xen kẽ giữa các nữ thần là những nhóm tượng cặp trai gái, hoặc từng nhóm trai gái, đang giao hoan. Những người ở gần đó kẻ thì tinh ngịch rình xem, kẻ thì ngượng ngùng, nụ cười thấp thoáng đằng sau những bàn tay che mặt. Nhưng người nghệ nhân điêu khắc cũng tinh quái, họ đã để cho cô gái che mặt nọ vẫn hé mắt nhìn giữa những ngón tay che.





    Khi làm phép so sánh giữa những pho tượng được tạc ở thế kỷ X với tượng tạc vào thế kỷ XI , người ta dễ dàng nhận thấy hình thể những đôi trai gái thế kỷ XI đã thanh tú hơn, cặp chân dài hơn. Chi tiết này một mặt phản ảnh sự tiến hóa của cơ thể con người sau một thế kỷ, mặt khác cũng nói rõ rằng sau một thế kỷ, quan niệm về vẻ đẹp của người Ấn Ðộ cổ cũng thay đổi.

    Những cảnh sinh hoạt tình dục chiếm nhiều nhất về số lượng, có nơi được sắp xếp theo trình tự như kiểu sách giáo khoa. Rồi hàng loạt cảnh sinh hoạt của hai người nam nữ, của những nhóm người, những người đồng giới, người và thú....



    Video: Một chuyến du lịch tới Khajuraho







    Ðiều đó không có gì lạ khi mà trong các đền thờ của đạo Hindu người ta đều thờ tượng dương vật của thần Siva, biểu tượng của sự sáng tạo ra thế giới. Thời điểm hoạt động nhục dục giữa hai người yêu nhau được coi là sự hòa hợp và thống nhất hoàn toàn giữa linh hồn với sự thánh thiện. Có một giáo phái Hindu thờ cúng biểu tượng hòa hợp thể xác này, coi lạc thú nhục dục và tu luyện yoga là hai con đường cùng dẫn tới sự giải thoát khỏi kiếp luân hồi.

    Nhưng cũng có người lại cho rằng quanh đền được trang trí bằng nhiều nhóm tượng nam nữ giao hoan như vậy để tránh cho đền bị sét đánh. Bởi lẽ Ngọc Hoàng Indra nổi tiếng phong tình, Ngọc Hoàng không bao giờ đặt lưỡi tầm sét xuống những ngôi đền như thế.

    Có ý kiến lại nói đây là một cách làm trong sạch linh hồn cho những kẻ mộ đạo, một cách thử thách những người tới đền để cúng tế, khiến họ phải kiềm chế được bản thân và bỏ lại bên ngoài tất cả những ham muốn trần tục trước khi bước vào chính điện. Phía ngoài ngôi đền có pho tượng một người đang thuần hóa một con vật nửa sư tử nửa hổ báo lớn hơn mình gấp bội, cảnh này được coi như cuộc chiến đấu chống lại con thú nhục dục trong chính con người.

    Khắp thị trấn Khajuraho bán đầy đồ lưu niệm phiên bản pho tượng phồn thực các cỡ, nhỏ nằm trong lòng bàn tay cho đến cao chừng một mét. Các loại bưu ảnh, đồ họa, đồ chơi... cùng đề tài. Trẻ em bán rong dí vào mặt du khách những cái kéo nhấp ra nhấp vào, hình một cặp nam nữ đang giao hoan, ở nơi khác có thể bị coi là vượt quá tính chất cho phép của văn hóa phẩm. Nhưng trong khung cảnh Khajuraho, lại trên đất Ấn Ðộ, tất cả chỉ là chuyện thường ngày.

    vanhoahoc.edu.vn
    Đã chỉnh sửa bởi CONHAKO; 03-10-2010, 10:13 AM.
    ----------------------------

    Cái đẹp của sa mạc là một cái giếng nó ẩn dấu nơi đó.
    Similar Threads
  • #16

    ..::~Trích dẫn nguyên văn bởi CONHAKO View Post


    UKH ui , từ thuở còn oắt tí thế này Badmonk MBQ đã sớm đi hái thuốc chiều lượm đá về siu tầm đấy !!!

    Nhìn hình chú tiểu con nhà ai mờ dễ thương hỉ!

    Comment

    • #17

      ..::~Trích dẫn nguyên văn bởi Uất Kim Hương View Post
      Ủa đây là cốt truyện phim hả? Phim tiếng Mỹ là gì vậy? Chị cũng muốn tìm xem. Lâu rồi chưa xem được phim nào có nội dung hay như dị. Nếu biết chỉ giùm hén!

      Mít ơi, chịu khó tu đi, năm 2013 này là tận thế đó. Để bỏ công tu hành, chờ qua năm 2013 đã rồi mới tính tiếp ha. Ăn gian Thượng đế chút í mờ!

      spring summer fall winter...and spring

      Year: 2003
      Directed: KIM KI DUK
      Genre: EROTIC DRAMA, Romance
      Runtime: 1:37
      Country: South Korea
      Language: Korean
      Subtitles: English











      MBQ ới ời !!!




      ..::~Trích dẫn nguyên văn bởi M Mít Đặc View Post
      Cái kiếp tu hành nặng đá đeo,
      Vị gì một chút tẻo tèo teo...

      .
      Đã chỉnh sửa bởi CONHAKO; 10-10-2010, 04:57 AM.
      ----------------------------

      Cái đẹp của sa mạc là một cái giếng nó ẩn dấu nơi đó.

      Comment

      • #18




        Cứ hàng năm , người theo đạo Hồi phải đến bái lạy tại thánh địa Mecca...

        Phía bên trong bức tường đá đen là tảng đá này ...







        [ame]http://vi.wikipedia.org/wiki/Mecca[/ame]

        Kaaba - Mecca, Saudi Arabia

        [ame]http://vi.wikipedia.org/wiki/Mecca[/ame]
        Tôi khám phá ra bí mật của đại dương khi suy niệm về một giọt sương mai.

        Comment

        • #19

          ..::~Trích dẫn nguyên văn bởi M Mít Đặc View Post



          Cứ hàng năm , người theo đạo Hồi phải đến bái lạy tại thánh địa Mecca...

          Phía bên trong bức tường đá đen là tảng đá này ...







          Mecca – Wikipedia tiếng Việt

          Kaaba - Mecca, Saudi Arabia

          Mecca – Wikipedia tiếng Việt





          Năm 2006 , thánh địa Mecca (Ảrập Xê-út) lại chứng kiến một thảm kịch nữa ngay vào ngày cuối cùng của lễ hội hành hương (Hajj) của người Hồi giáo khiến ít nhất 345 người thiệt mạng và 289 người khác bị thương.

          Vụ giẫm đạp xảy ra khi người hành hương chen nhau hoàn tất phần quan trọng cuối cùng của lễ hội là ném đá vào 3 cột trụ tượng trưng cho ma quỷ (nay được thay bằng bức tường hình oval) để gột rửa tội lỗi của họ.

          Phát ngôn viên Bộ Nội vụ Ảrập Xê-út cho biết, khi hàng chục ngàn người đang chen nhau tiến về phía bức tường thì hành lý của ai đó rơi xuống khiến một số người vấp ngã. Theo đà di chuyển của biển người, cứ thế người này ngã đè lên người kia và thảm họa là điều không thể tránh khỏi.

          Còn nhớ năm 2004, 200 người cũng đã bỏ mạng vì bị giẫm đạp trong lễ ném đá. Sau vụ việc đó, nhà cầm quyền đã cho xây các hàng rào và triển khai 10.000 nhân viên trong một nỗ lực cải thiện tính an toàn trong thời gian diễn ra nghi lễ. Theo ước tính, có hơn 2 triệu người tham gia nghi thức này.
          (TN, BBC)


          ****


          Hành hương tới Meca và lễ “ném đá ma quỷ”


          Hàng trăm nghìn người hành hương Hồi giáo đã tiến hành lễ "ném đá ma quỷ" ở bên ngoài thành phố thiêng Mecca của Ảrập Xê-út.

          Đây là một trong các điểm nhấn của lễ hành hương Hajj. Buổi lễ này trùng với ngày bắt đầu lễ Eid al-Adha, còn được gọi là "Lễ hội dâng hiến," được coi là một trong những ngày quan trọng nhất theo lịch Hồi giáo.

          Lễ hội tôn giáo này phản ảnh đức tin được cả các tín đồ Hồi giáo, Thiên chúa giáo và Do Thái giáo chia sẻ rằng Chúa trời đã trao cho nhà tiên tri Abraham một con cừu đực để ngăn việc hiến tế người con trai của Abraham sắp xảy ra.

          Các tín đồ Hồi giáo khắp thế giới hiện đang mổ động vật để ăn mừng lễ Eid al-Adha. Tại Ảrập Xê-út và nhiều nơi khác nhiều người đã mua các phiếu mua thịt cho các tín đồ Hồi giáo nghèo đói trên khắp thế giới.

          Trong lịch sử, lễ ném đá ma quỷ được coi là một phần nguy hiểm nhất của lễ Hajj. Những năm gần đây đã xảy ra một số vụ giẫm đạp chết người tại cây cầu Jamarat, nơi lễ ném đá diễn ra. Sự việc nghiêm trọng nhất xảy ra hồi năm 2006 khi 356 người thiệt mạng.

          Ảrập Xê-út gần đây đã hoàn thành công cuộc nâng cấp tốn kém 1,2 tỷ đô la đối với cây cầu cho người đi bộ giúp cho luồng người đi lại an toàn hơn.



          Khu lều trại của người hành hương ở Mina, bên ngoài thành phố linh thiêng Mecca, 27/11/2009.




          Người hành hương vây quanh Kaaba trong Ngôi đền lớn (Grand Mosque) ở thành phố linh thiêng Mecca trong buổi cầu nguyện sáng.


          Người hành hương đợi để được xem một chiếc hang, nơi đấng tiên tri Mohammed đã cầu nguyện trên núi Noor ở thành phố Mecca trước lễ hành hương Haji hàng năm, 22/11.



          Người hành hương đi từ khu cắm trại tới Jamarat để ném đá vào các cột tượng trưng cho ma quỷ ở Mina, bên ngoài Mecca, 27/11.


          Người hành hương ném đá vào cột ma quỷ.


          Một người hành hương cạo tóc sau khi đã "ném đá ma quỷ".


          Người hành hương cầu nguyện trên đỉnh Mercy, bên ngoài Mecca.


          Người hành hương chạm tay vào phiến đá Jabal al-Rahma trên đỉnh Mercy ở Arafat, bên ngoài Mecca.


          Người hành hương tham gia lễ cầu nguyện trưa ở nhà thờ Namira trên cánh đồng Arafat, bên ngoài Mecca.


          Dòng người lớn đổ về Mecca để tham gia lễ hành hương Haji. Ảnh sân bay Jeddah ngày 10/11/2009

          Phan Anh


          Theo Reuters, AP
          ----------------------------

          Cái đẹp của sa mạc là một cái giếng nó ẩn dấu nơi đó.

          Comment

          • #20

            ..::~Trích dẫn nguyên văn bởi M Mít Đặc View Post
            ...

            Phía bên trong bức tường đá đen là tảng đá này ...



            Cái này nhìn giống miếng nhôm gò chứ đâu giống đá đâu. Lạ nhỉ!

            Comment

            • #21

              ..::~Trích dẫn nguyên văn bởi Uất Kim Hương View Post
              Cái này nhìn giống miếng nhôm gò chứ đâu giống đá đâu. Lạ nhỉ!
              Cái này bằng bạc là khung bên ngoài bọc một tảng đá thiên thạch bên trong. Mãnh đá này được coi là thần tối cao của người A-rập. Muhammad ra lệnh phá hủy tất cả tượng thánh ở trong đền thờ danh tiếng Kaba, chỉ trừ tảng Ðá Ðen, đây là ngôi đền hình khối vuông. Muhammad cung tiến ngôi đền cho Allah. Sau đó, tự ông ta trở lại Medina. Hai năm sau (632) Muhamad qua đời tại thành Medina, thọ 63 tuổi .
              Tôi khám phá ra bí mật của đại dương khi suy niệm về một giọt sương mai.

              Comment

              • #22

                ..::~Trích dẫn nguyên văn bởi Uất Kim Hương View Post
                Cái này nhìn giống miếng nhôm gò chứ đâu giống đá đâu. Lạ nhỉ!


                ..::~Trích dẫn nguyên văn bởi M Mít Đặc View Post
                Cái này bằng bạc là khung bên ngoài bọc một tảng đá thiên thạch bên trong. Mãnh đá này được coi là thần tối cao của người A-rập. Muhammad ra lệnh phá hủy tất cả tượng thánh ở trong đền thờ danh tiếng Kaba, chỉ trừ tảng Ðá Ðen, đây là ngôi đền hình khối vuông. Muhammad cung tiến ngôi đền cho Allah. Sau đó, tự ông ta trở lại Medina. Hai năm sau (632) Muhamad qua đời tại thành Medina, thọ 63 tuổi .

                Thời đại của Muhammad lấy gì để biết đó chính xác là thiên thạch , và cũng chưa một ai biết Đấng Allah như thế nào... chỉ là lòng tin với... Đấng Vô Hình...nhưng :


                HÀNH HƯƠNG (HAJJ) TẠI MAKKAH ( Mecca )


                Hành hương (Hajj) tại thánh địa Makkah là một trong những rường cột căn bản của đạo Islam. Việc đi làm hành hương có tính cách bắt buộc cho mọi người Muslim (nam lẫn nữ), ít nhất một lần trong đời người khi có đủ điều kiện về tâm thần, tài chính và sức khỏe.

                Cần nhấn mạnh rõ, trong suốt quá trình thực hiện làm Haji, người Muslim được tạo cơ hội hoàn toàn dành trọn thời gian hướng toàn bản thân mình, toàn linh hồn mình, về với riêng Allah mà thôi. Trong quá trình thực hiện hành hương, có giai đoạn những người hành hương đến hôn hoặc sờ phiến đá Đen tại ngôi đền Kab’ah, nhưng động tác này có tính thành ý chớ không phải đây là sự bắt buộc. Hãy nên hiểu rằng, những người đến sờ hoặc hôn được phiến đá Đen không được đặt niềm tin vào nó hoặc gán cho nó là một thứ thần quyền nào đó. Nghi thức hôn hoặc sờ phiến đá Đen chỉ có ý nghĩa thể hiện lòng tôn kính hoặc tiêu biểu tình yêu thương cho Nabi Muhammad (saw). Vì chính Nabi Muhammad (saw) đã đặt tảng đá xây nền cho ngôi đền Kab’ah khi ngôi đền này được tái thiết. Sự kiện này được mang một ý nghĩa đặc biệt, nó hình dung Nabi Muhammad (saw) như là một Người được ủy thác cho hòa bình.




                Nhắc lại, khi đền Kab’ah đang được tái thiết, một vài năm trước khi Islam đến với người dân Makkah. Các Nhà Lãnh đạo bộ tộc đã bị lôi cuốn vào cuộc tranh chấp với nhau để tranh giành vinh dự đặt an vị Phiến Đá đen tại chỗ. Đây là một vấn đề nghiêm trọng và có tính cách đe dọa sẽ gây nội chiến ngay tại Thánh Địa Makkah. Các nhà lãnh đạo bộ tộc đặc biệt sùng bái Phiến Đá, mặc dù đây chỉ là một tảng đá mà thôi. Sự sùng bái này có thể được quy cho sự kiện, phiến đá liên quan đến Nabi Ibrahim (A) và cũng có lẽ vì nó là một phiến đá rắn chắc duy nhất còn sót lại từ sự cấu trúc cổ xưa của Ngôi Đền Thiêng. Nhưng đối với những người Muslim thì không sùng bái nó mà chỉ đặt niềm tin nhất thiết vào Allah mà thôi.


                ****

                Ôi chời ơi , ngày trước dân Do thái thờ linh vật khiến Moise nổi giận ...Qua mấy ngàn năm , bao cuộc chiến đẩm máu , mục đích chỉ là các tôn giáo tranh giành quyền lực để kiểm soát và thống trị tín đồ ...hu hu hu
                Đã chỉnh sửa bởi CONHAKO; 13-10-2010, 06:55 PM.
                ----------------------------

                Cái đẹp của sa mạc là một cái giếng nó ẩn dấu nơi đó.

                Comment

                Working...
                X
                Scroll To Top Scroll To Center Scroll To Bottom