• Nếu đây là lần đầu tiên bạn ghé thăm Trang nhà Chút lưu lại, xin bạn vui lòng hãy xem mục Những câu hỏi thường gặp - FAQ để tự tìm hiểu thêm. Nếu bạn muốn tham gia gởi bài viết cho Trang nhà, xin vui lòng Ghi danh làm Thành viên (miễn phí). Trong trường hợp nếu bạn đã là Thành viên và quên mật khẩu, hãy nhấn vào phía trên lấy mật khẩu để thiết lập lại. Để bắt đầu xem, chọn diễn đàn mà bạn muốn ghé thăm ở bên dưới.

Thông báo Quan trọng

Collapse
No announcement yet.

KHAJURAHO – MỘT NGÔI ĐỀN ĐỘC ĐÁO TRONG VĂN HOÁ ẤN ĐỘ

Collapse
X
 
  • Filter
  • Time
  • Show
Clear All
new posts

  • KHAJURAHO – MỘT NGÔI ĐỀN ĐỘC ĐÁO TRONG VĂN HOÁ ẤN ĐỘ

    KHAJURAHO – Một ngôi đền độc đáo trong văn hoá Ấn Độ



    Khajuraho là một thị xã ở quận Chhatarpur thuộc bang Madhya Pradesh - Ấn Độ. Song trong các ngôn ngữ thế giới, nó được biết đến như tên của một ngôi đền tình dục nổi tiếng. Thực ra đó là cả một quần thể các ngôi đền. Vanhoahoc.edu.vn giới thiệu với bạn đọc những thông tin đa dạng về di sản văn hoá này, bao gồm trích đoạn một bài viết của nhà văn Hồ Anh Thái, một người say mê nghiên cứu văn hoá Ấn Độ, một số tấm ảnh và video-clip.


    Trong đời sống dân dã, người Ấn thích tán chuyện tình dục. Họ chỉ có giai đoạn thứ hai của cuộc đời cho chuyện chăn gối và họ đã sống hết mình. Có người trí thức Ấn Ðộ đã kêu lên: "Trời ơi, người Ấn ăn quá nhiều hành, thức ăn nhiều gia vị kích thích, uống quá nhiều sữa trâu và sữa dê. Giở sách ra thì gặp Kama Sutra, đến đền chùa thì gặp linga của thần Shiva". Linga là tượng dương vật của thần Hủy Diệt và Tái Tạo Shiva, đây là biểu tượng tái tạo, cho nên những người đàn bà không con thường tới đền chạm tay vào linga mà cầu tự. Có thể thường xuyên gặp linga trong các đền thờ Hindu, nhỏ to các cỡ. Những đền thờ tạc trong hang đá ở miền Nam Ấn có những tượng linga bằng đá cao hàng mét, đường kính dăm ba người ôm. Còn ở miền Bắc Ấn quanh năm tuyết phủ, ngôi đền nọ có cả một tượng linga bằng băng, cao tới gần chục mét.



    Nhưng trong đền thờ Hindu không chỉ có tượng dương vật của thần Shiva. Rất nhiều đền đài còn tạc hẳn tượng mô tả sinh hoạt tình dục. Lừng danh nhất trên thế giới là khu đền Khajuraho, từng bị chìm lấp nhiều thế kỷ trong rừng sâu, tưởng đã hoàn toàn bị bỏ quên.

    Tôi đến Khajuraho tháng 11-1992. Phải đi tàu hỏa hơn 400 km từ thủ đô đến Jhansi, từ Jhansi phải đi thêm 180 km nữa, nhưng chiều tối rồi mà không có xe đi thẳng tới nơi, đành phải đi xe buýt tới Chatripur, rồi chung với năm cô người Pháp gặp ở bến xe thuê một chiếc xe jeep đi nốt 50 km còn lại. Trong đêm tối, năm cô gái người miền nam nước Pháp hát những bài dân ca về những cánh đồng nho trên con đường gập ghềnh Ấn Ðộ. Mười giờ đêm, chúng tôi được đổ vào một khách sạn nhỏ ở Khajuraho, đêm tối rồi mà nhìn ra thấy mấy chục ngôi đền chi chít những pho tượng phồn thực vẫn lấp lánh ánh đèn vây bọc xung quanh.





    Lịch sử nhiều khi vẫn lãng quên như thế. Quần thể 85 ngôi đền tuyệt tác ở Khajuraho, miền trung Ấn Ðộ, bị bỏ quên những tám thế kỷ. Mãi đến năm 1839, viên tiểu đội trưởng công binh Hoàng gia bang Bengal, thuộc chính quyền thực dân Anh, ông này tên là T.S. Burt, mới tình cờ phát hiện ra một quần thể đền đài giữa rừng sâu. Về sau, trong cuốn Ghi chép về quần thể kiến trúc châu Á, ông ta viết: “Trong đám đổ nát ở Khajuraho tôi phát hiện ra bảy ngôi đền đồ sộ theo phong cách Hindu giáo. Về mặt nghệ thuật, đây là những tác phẩm điêu khắc tinh vi bậc nhất. Nhưng các nghệ sĩ có lúc đã đi quá xa, có một số pho tượng khá là khiếm nhã”.

    Nghe nói là các quý bà quý cô người Anh khi ấy xuyên rừng tới xem đã phải lấy tay che mặt và thốt lên những câu đại loại "eo ơi, khiếp!" Không chỉ riêng trong chuyện này, người Ấn Ðộ vốn đã cho là người Anh đạo đức giả. Nhưng thời thế đã khác, năm cô gái châu Âu đi cùng chẳng thấy cô nào che mặt, cũng chẳng eo ơi, họ cười nói chỉ trỏ một cách thật tự tin.

    Trên thực tế phương Ðông thường miêu tả lịch sử dân tộc mình qua các truyền thuyết, các huyền thoại từ thủa hồng hoang, hoặc thể hiện câu chuyện dưới dạng tranh tường trong đền chùa, trong điêu khắc gỗ hoặc điêu khắc đá. Ðây cũng là một khả năng nghệ thuật kỳ diệu của người Ấn Ðộ. Hồi đó, cũng như nhiều người phương Tây khác, T.S. Burt đã không hiểu được như vậy. Những bức chạm khắc ông ta phát hiện được là một phần của thiên sử thi trên đá, do những ông vua triều Chandella ở miền Trung Ấn cho xây dựng vào khoảng thế kỷ X và XI. Trong khoảng 100 năm, những người sùng đạo Hindu đã dựng lên cả thảy 85 ngôi đền mang tên thần Sáng Tạo và các vị thần Hindu giáo.





    Kiến trúc đền đài thời cổ Ấn Ðộ là một cống hiến to lớn cho kho tàng văn hóa nhân loại. Cho đến ngày nay người ta vẫn chưa hết kinh ngạc về sự khéo léo, tinh tế của những bàn tay thợ tài hoa cách đây 10 thế kỷ. Có cảm tưởng đá cẩm thạch trong tay nghệ nhân thời xưa cũng dễ sai khiến như chất dẻo hay đất sét trong tay người thời nay. Những nhóm tượng có tính sắc dục đã làm Burt bất bình cách đây hơn 100 năm giờ đây lại vẫn làm giật mình biết bao du khách.

    Ðược xây dựng dần dần trong hai thế kỷ X và XI, ở Khajuraho hiện tại chỉ còn 22 đền trong tổng số 85 ngôi đền. Khắp bề mặt các ngôi đền, từ những bậc đá lên tới tận đỉnh tháp, là những bức tượng bằng đá diễn tả cảnh sinh hoạt mọi mặt của người Ấn Ðộ. Từ cảnh ăn chơi xa hoa của vua chúa trong hoàng cung cho đến cảnh lao động, học hành tu tập, thuần hóa thú dữ... Những hình chạm trổ trên đá về vũ nữ apsara trên thiên đình hay hình những thiếu nữ đồng trinh tuyệt đẹp xuất hiện trên đỉnh cột của các đền đài. Ðặc biệt, xen kẽ giữa các nữ thần là những nhóm tượng cặp trai gái, hoặc từng nhóm trai gái, đang giao hoan. Những người ở gần đó kẻ thì tinh ngịch rình xem, kẻ thì ngượng ngùng, nụ cười thấp thoáng đằng sau những bàn tay che mặt. Nhưng người nghệ nhân điêu khắc cũng tinh quái, họ đã để cho cô gái che mặt nọ vẫn hé mắt nhìn giữa những ngón tay che.





    Khi làm phép so sánh giữa những pho tượng được tạc ở thế kỷ X với tượng tạc vào thế kỷ XI , người ta dễ dàng nhận thấy hình thể những đôi trai gái thế kỷ XI đã thanh tú hơn, cặp chân dài hơn. Chi tiết này một mặt phản ảnh sự tiến hóa của cơ thể con người sau một thế kỷ, mặt khác cũng nói rõ rằng sau một thế kỷ, quan niệm về vẻ đẹp của người Ấn Ðộ cổ cũng thay đổi.

    Những cảnh sinh hoạt tình dục chiếm nhiều nhất về số lượng, có nơi được sắp xếp theo trình tự như kiểu sách giáo khoa. Rồi hàng loạt cảnh sinh hoạt của hai người nam nữ, của những nhóm người, những người đồng giới, người và thú....



    Video: Một chuyến du lịch tới Khajuraho







    Ðiều đó không có gì lạ khi mà trong các đền thờ của đạo Hindu người ta đều thờ tượng dương vật của thần Siva, biểu tượng của sự sáng tạo ra thế giới. Thời điểm hoạt động nhục dục giữa hai người yêu nhau được coi là sự hòa hợp và thống nhất hoàn toàn giữa linh hồn với sự thánh thiện. Có một giáo phái Hindu thờ cúng biểu tượng hòa hợp thể xác này, coi lạc thú nhục dục và tu luyện yoga là hai con đường cùng dẫn tới sự giải thoát khỏi kiếp luân hồi.

    Nhưng cũng có người lại cho rằng quanh đền được trang trí bằng nhiều nhóm tượng nam nữ giao hoan như vậy để tránh cho đền bị sét đánh. Bởi lẽ Ngọc Hoàng Indra nổi tiếng phong tình, Ngọc Hoàng không bao giờ đặt lưỡi tầm sét xuống những ngôi đền như thế.

    Có ý kiến lại nói đây là một cách làm trong sạch linh hồn cho những kẻ mộ đạo, một cách thử thách những người tới đền để cúng tế, khiến họ phải kiềm chế được bản thân và bỏ lại bên ngoài tất cả những ham muốn trần tục trước khi bước vào chính điện. Phía ngoài ngôi đền có pho tượng một người đang thuần hóa một con vật nửa sư tử nửa hổ báo lớn hơn mình gấp bội, cảnh này được coi như cuộc chiến đấu chống lại con thú nhục dục trong chính con người.

    Khắp thị trấn Khajuraho bán đầy đồ lưu niệm phiên bản pho tượng phồn thực các cỡ, nhỏ nằm trong lòng bàn tay cho đến cao chừng một mét. Các loại bưu ảnh, đồ họa, đồ chơi... cùng đề tài. Trẻ em bán rong dí vào mặt du khách những cái kéo nhấp ra nhấp vào, hình một cặp nam nữ đang giao hoan, ở nơi khác có thể bị coi là vượt quá tính chất cho phép của văn hóa phẩm. Nhưng trong khung cảnh Khajuraho, lại trên đất Ấn Ðộ, tất cả chỉ là chuyện thường ngày.

    vanhoahoc.edu.vn
    Đã chỉnh sửa bởi CONHAKO; 03-10-2010, 10:13 AM.
    ----------------------------

    Cái đẹp của sa mạc là một cái giếng nó ẩn dấu nơi đó.
    Similar Threads
  • #2




    linga - yoni không chỉ là biểu tượng sinh thực khí, mà theo quan niệm của văn hóa Ấn Độ xưa, một linga chứa đựng hình ảnh của ba ngôi tối cao là cả ba vị thần: Brahma - Vishnu và Shiva.

    Trước hết là Brahma, đấng sáng tạo: “Vạn vật phát hiện tự nơi Ngài và vũ trụ đã có sẵn ở trong Ngài... Cũng như cây sồi có sẵn ở trong hạt sồi, như trái cây có sẵn ở trong mầm hạt, sẵn sàng nảy nở và phát triển, muôn vật hữu tình đã có sẵn ở Brahma, và mọi mầm mống đều phát sinh nơi Ngài”.

    Lời tôn vinh ấy được GS Lê Xuân Khoa trích dẫn trong một tài liệu về triết học Ấn Độ, đồng thời với rất nhiều sự tích từ Brahma. Tích về Brahma là kết quả hôn phối giữa đấng tối cao và năng lực của chính Ngài. Có tích cho rằng Brahma sinh ra từ một quả trứng vàng (kim noãn) bềnh bồng trên mặt biển nguyên thủy, sau đó trứng tự vỡ làm đôi, một nửa nâng lên thành trời phía trên, một nửa thành đất phía dưới, còn khoảng giữa là không trung vô hạn. Tích khác rất phổ biến, lại cho Brahma sinh ra từ một bông sen ở rốn của thần Vishnu. Vishnu là vị thần bảo vệ sự sống con người giữa hai đầu sinh - tử. Vishnu được lập đền thờ khắp nơi trên Ấn Độ xưa (được điêu khắc trên đá tại các công trình mỹ thuật ở Thuận Hóa xưa, trong đó có phiến đá ở làng Ưu Điềm)...

    Một hôm, khi Vishnu đang nằm trên một chiếc lá sen, Brahma bèn đến hỏi danh tính. Vishnu trả lời: “Chính ta đã sinh ra ngươi”, và Vishnu gọi Brahma là con. Nghe vậy, Brahma rất tức giận, tuyên bố rằng mình mới là đấng sáng tạo. Hai bên đang tranh cãi về ngôi thứ bỗng thấy xuất hiện một cột lửa cao ngất, vươn lên liếm sạch cả mây trời và chiếu sáng đại địa. Thấy thế, Brahma và Vishnu dừng ngay cuộc tranh cãi để đi tìm điểm xuất phát cũng như nơi tận cùng của cột lửa. Hai vị chia nhau đi tìm hai phía, Vishnu lặn sâu xuống mặt đất, còn Brahma bay vút lên đầu ngọn lửa nhưng bay tới đâu thì lửa cao tới đó. Nghĩa là cột lửa không thể biết điểm khởi đầu và điểm kết thúc nơi đâu. Cuối cùng, Vishnu và Brahma thâu thần lực và cùng gặp lại, đang ngẩn ngơ không biết đầu, cuối của cột lửa thiêng thì bỗng nhiên, âm thanh linh thiêng bắt đầu bằng chữ A (trong âm tiết AUM - Om ) vang lên, và Shiva xuất hiện giữa cột lửa tỏa hồng nhiều cánh như một đóa sen. Từ trong đóa sen lửa ấy, Shiva nói cho hai vị thần kia biết: “Không ai kém hơn ai trong ba ngôi tối linh bình đẳng gồm Brahma - Vishnu - Shiva. Ba ngôi đó chỉ là thể hiện của một linh thể thuần khiết và duy nhất”.

    Từ chuyện trên, người ta đã kết hợp ba vị thần trong hình ảnh của một linga đặt trên yoni với ý nghĩa: “Shiva là đấng ban mầm sống (bijavan), Vishnu là tử cung (yoni) và Brahma là mầm sống (bija)”. Khi văn hóa Ấn Độ du nhập vào đời sống tinh thần Chămpa, hình ảnh các thần linh tối thượng được thể hiện qua một linga, nhắc ta nhớ đến thần thoại về loài Atula gây chiến với các thiên thần, khi thua, Atula đã dẫn hàng vạn quyến thuộc của mình chạy trốn và tất cả nấp trong... một cọng sen! Phân tích về ba vị thần trong một linga - yoni, TS Bá Trung Phụ nêu rõ: “Linga được cấu tạo thành ba phần. Phần đầu tròn biểu tượng thần Shiva. Phần giữa là thần Brahma có bốn cạnh tượng trưng cho 4 hướng: bắc (kabráh), nam (kanaron), tây (karaykôh), đông (haraymư). Phần cuối cùng tượng trưng cho thần Vishnu 7 cạnh...”.
    Tôi khám phá ra bí mật của đại dương khi suy niệm về một giọt sương mai.

    Comment

    • #3

      ..::~Trích dẫn nguyên văn bởi M Mít Đặc View Post




      Sinh Thực Khí của nhà Badmonk nhìn thấy "sung mãn " quá !!! hi hi hi... Sưu tầm đủ nhỉ... hi hi hi... ( nhưng cho hỏi nhỏ tí : đây có phải là 2 linh vật cùng 1 nguồn ko vì CO thấy tỉ lệ hơi khác... Sorry , CO ko siu tầm nên no bít...)
      Đã chỉnh sửa bởi CONHAKO; 06-10-2010, 06:17 AM.
      ----------------------------

      Cái đẹp của sa mạc là một cái giếng nó ẩn dấu nơi đó.

      Comment

      • #4

        ..::~Trích dẫn nguyên văn bởi CONHAKO View Post
        Sinh Thực Khí của nhà Badmonk nhìn thấy "viên mãn " quá !!! hi hi hi... Sưu tầm đủ nhỉ... hi hi hi... ( nhưng cho hỏi nhỏ tí : đây có phải là 2 linh vật cùng 1 nguồn ko vì CO thấy tỉ lệ hơi khác... Sorry , CO ko siu tầm nên no bít...)

        Hồi nãy tớ có đọc bài này, thấy có hai cục đá, một đen, một trắng, không để ý, tưởng Mít bị...tẩu hoả nhập ma nên ra suối rinh về nhà 2 cục đá to tổ chảng. Không nhìn kỹ nên không biết để làm gì. Ồ thì té ra cục đá đen để dành cho người da ... đen thờ, còn cục đá trắng để dành cho người da...trắng thờ!

        Comment

        • #5

          ..::~Trích dẫn nguyên văn bởi Uất Kim Hương View Post



          Hồi nãy tớ có đọc bài này, thấy có hai cục đá, một đen, một trắng, không để ý, tưởng Mít bị...tẩu hoả nhập ma nên ra suối rinh về nhà 2 cục đá to tổ chảng. Không nhìn kỹ nên không biết để làm gì. Ồ thì té ra cục đá đen để dành cho người da ... đen thờ, còn cục đá trắng để dành cho người da...trắng thờ!


          nghĩ rứa cũng hay hay hí ! ôm đá cho chắc ăn...

          .
          Đã chỉnh sửa bởi CONHAKO; 06-10-2010, 06:26 AM.
          ----------------------------

          Cái đẹp của sa mạc là một cái giếng nó ẩn dấu nơi đó.

          Comment

          • #6

            ..::~Trích dẫn nguyên văn bởi CONHAKO View Post
            Sinh Thực Khí của nhà Badmonk nhìn thấy "sung mãn " quá !!! hi hi hi... Sưu tầm đủ nhỉ... hi hi hi... ( nhưng cho hỏi nhỏ tí : đây có phải là 2 linh vật cùng 1 nguồn ko vì CO thấy tỉ lệ hơi khác... Sorry , CO ko siu tầm nên no bít...)
            Sau khi đo đạt thấy chúng nó được chia đúng theo Tỷ lệ vàng, Với tỷ số phi với phép chia theo tỷ lệ trong và tỷ lệ ngoài rất chi là...thiên nhiên đấy chứ... he... he...
            Đã chỉnh sửa bởi M Mít Đặc; 07-10-2010, 01:42 PM.
            Tôi khám phá ra bí mật của đại dương khi suy niệm về một giọt sương mai.

            Comment

            • #7

              ..::~Trích dẫn nguyên văn bởi CONHAKO View Post
              nghĩ rứa cũng hay hay hí ! ôm đá cho chắc ăn...

              .
              Mình có đọc đâu đó câu chuyện như vầy:

              Mí ông Thái giám ngày xưa, sau khi bị...trảm, thường cất kỹ, ngâm giấm, ngâm rượu, ngâm acid....chi mô đó, để dành trên đầu tủ món củ cải đó đó. Rồi khi qua đời sẽ chôn theo. Rồi vì chiến tranh, loạn lạc, người còn lạc huống hồ hũ củ...cải ngâm, khi bị mất thì mí ông ni tiếc lắm, bèn đẽo gỗ giống y chang như vậy để đầu giường để...nhớ mãi về cái...thời oanh liệt
              của mình...

              Thắc mắc tí: hỏng biết tại sao MBQ lại sưu tầm cái món nợ í làm gì nhỉ? Mờ lại bằng...đá nữa chứ?!? Thường thì người ta dùng đá để cho nó bền muôn năm. Bảo đảm với CO kí nì hỏng phải là đồ...cổ mờ là đồ...hiện đại đó. Sao dị nhỉ? Tu có cần thế không nhỉ?

              Comment

              • #8

                ..::~Trích dẫn nguyên văn bởi Uất Kim Hương View Post
                Thắc mắc tí: hỏng biết tại sao MBQ lại sưu tầm cái món nợ í làm gì nhỉ? Mờ lại bằng...đá nữa chứ?!? Thường thì người ta dùng đá để cho nó bền muôn năm. Bảo đảm với CO kí nì hỏng phải là đồ...cổ mờ là đồ...hiện đại đó. Sao dị nhỉ? Tu có cần thế không nhỉ?
                Cái kiếp tu hành nặng đá đeo,
                Vị gì một chút tẻo tèo teo...(Spring Essence) Bó tay
                Tôi khám phá ra bí mật của đại dương khi suy niệm về một giọt sương mai.

                Comment

                • #9

                  ..::~Trích dẫn nguyên văn bởi Uất Kim Hương View Post
                  Mình có đọc đâu đó câu chuyện như vầy:
                  Link

                  Tôi khám phá ra bí mật của đại dương khi suy niệm về một giọt sương mai.

                  Comment

                  • #10

                    ..::~Trích dẫn nguyên văn bởi M Mít Đặc View Post
                    Cái kiếp tu hành nặng đá đeo,
                    Vị gì một chút tẻo tèo teo...(Spring Essence) Bó tay
                    Có kẻ lỡ làm mất...đá đeo!
                    Kiếm hoài hỏng thấy tẻo tèo teo?!?
                    Rinh về cục đá...to thấy...ớn!
                    Dối rằng đồ...cổ để hù...mèo!

                    Comment

                    • #11

                      ..::~Trích dẫn nguyên văn bởi M Mít Đặc View Post
                      Cái kiếp tu hành nặng đá đeo,
                      Vị gì một chút tẻo tèo teo...(Spring Essence) Bó tay



                      UKH ui , từ thuở còn oắt tí thế này Badmonk MBQ đã sớm đi hái thuốc chiều lượm đá về siu tầm đấy !!!
                      ----------------------------

                      Cái đẹp của sa mạc là một cái giếng nó ẩn dấu nơi đó.

                      Comment

                      • #12

                        ..::~Trích dẫn nguyên văn bởi CONHAKO View Post


                        UKH ui , từ thuở còn oắt tí thế này Badmonk MBQ đã sớm đi hái thuốc chiều lượm đá về siu tầm đấy !!!

                        Còn nữa, đêm về làm thợ chạm khắc đá và làm nhà khoa học đấy. Nào là đục đẽo, đo đạc, điều chỉnh chỉ số Phi cho thích hợp và khoa...học. Thử đi thử lại cho chính xác. Giỏi quá! Vỗ tay khen cái!

                        Comment

                        • #13

                          ..::~Trích dẫn nguyên văn bởi M Mít Đặc View Post

                          Mình có đọc đâu đó câu chuyện như vầy:
                          Xuân - Hạ - Thu - Đông rồi lại Xuân - Sự luân hồi của cuộc sống


                          Xuân: Một vùng hồ bé nhỏ, cô tịch với phong cảnh hữu tình được thiên nhiên hoang sơ vây quanh. Chính giữa hồ có một thủy đình nhỏ với mái gỗ cong cong. Đấy là nơi tu hành của hai thầy trò sư tăng - một thầy, một tiểu.

                          Một sáng mùa xuân dịu mát, hai thầy trò bắt tay vào công việc thường ngày. Họ rời hàn tự trên con thuyền gỗ nhỏ. Thầy làm việc của thầy, còn chú tiểu thì lên núi hái lá thuốc và tìm thức ăn. Tính trẻ con tinh nghịch, chú tiểu tìm bắt một con cá, một con rắn và một con ếch, cột vào mình chúng viên đá rồi thả những con vật ra, xem chúng vất vả kéo hòn đá. Nhưng việc làm của cậu đã bị sư phụ phát hiện, nửa đêm hôm đó, nhân lúc chú say ngủ, vị sư cột vào người cậu một hòn đá to và cậu nhận ra thật là khổ sở khi lâm vào hoàn cảnh như vậy


                          "Bị cột đá vào người con thấy sao? Vậy con nghĩ gì đến các con vật đã bị con cột đá vào chúng? Ta bắt con phải tìm và tháo các hòn đá ra khỏi người chúng. Nếu có con nào bị chết thì con sẽ bị một hòn đá cột vào tâm hồn mình suốt cả cuộc đời"
                          Chú tiểu vội vã chạy đi tìm những con vật ấy, nhưng con cá thì đã chết ngạt do không thể trồi lên mặt nước để thở, con rắn đã bị kẻ thù của nó giết chết, chỉ con ếch còn sống. Cậu ân hận bật khóc - trò chơi vô tình của cậu đã đem đến cái chết cho những sinh vật vô tội - bài học sâu sắc đầu tiên của cuộc đời vốn dĩ không yên ả của cậu.


                          Hạ: Bao năm trôi qua, giờ chú tiểu bé nhỏ ngày nào đã trở thành một chàng trai - tiểu tăng trẻ mới lớn, tràn đầy nhựa sống. Sư phụ của chàng đã già hơn nên giờ đây tiểu tăng đảm nhận phần lớn công việc thường ngày. Ngày ngày chèo thuyền vào bờ hái lá thuốc, vào rừng kiếm thức ăn, khi rảnh rỗi, chàng lại thả hồn trôi theo những cơn sóng gợn trên mặt hồ bình lặng. Cuộc sống của hai thầy trò êm đềm trôi đi. Một ngày nọ, có một cô gái trẻ được người mẹ dẫn đến thủy am nhờ sư phụ chàng chữa bệnh, vị sư già đồng ý để cô gái ở lại am chữa trị. Bệnh của cô gái là "tâm bệnh", chỉ cần lánh xa cõi trần, sống ở thiền môn, tẩy trừ tạp niệm



                          Chàng trai - tiểu tăng mới lớn, lần đầu tiên gặp một người khác giới trong đời.
                          Những cảm xúc kì lạ từ từ dâng trào trong tâm hồn của hai người trẻ tuổi. Nó không ngừng thiêu đốt, dằn xé tiểu tăng, chàng càng đè nén thì thứ dục tình ấy lại càng bộc phát. Để rồi tiểu tăng rũ bỏ đạo tu hành, lao vào vòng tình ái. Họ ái ân với sự hoan lạc, cuồng nhiệt của tuổi trẻ - ngày tình tự trên non, đêm ái tình nội tự - lõa thể phơi bày trước Phật đá muôn đời câm lặng. Tụng niệm bao năm tan thành mây khói, nghiệp chướng nhân gian còn nặng trách gì lạc đường tu. Chàng đã đổ lỗi cho tình yêu nhưng ái tình vốn dĩ không có lỗi, chính những con người trần tục đã làm hoen ố nó.




                          Rồi sư phụ cũng biết được

                          "Ai mà không sai phạm, với lại chuyện các con âu cũng là theo tự nhiên mách bảo...Bệnh con đã hết chưa?"
                          "Rồi"
                          "Vậy chứng tỏ đó là phương thuốc hữu hiệu .."

                          Một khi đã khỏi bệnh, cô gái phải quay về với gia đình. Nghĩ rằng sư phụ ngăn cấm tình cảm của mình, một đêm kia, tăng trẻ không kìm lòng, lẳng lặng bỏ ra đi, mang theo bức tượng phật thờ và con vật nuôi duy nhất của thầy - một con gà trống. Khi ngang qua khu rừng, chàng bỏ con gà trống, con gà cất tiếng gáy bơ vơ, lạc lõng giữa khu rừng quá xa lạ với nó. Khi hay tin người đệ tử duy nhất của mình đã bỏ đi, sư thầy nhắm mắt thở dài, huệ căn không vững, giữ cũng bằng không.


                          Thu: Hôm nay, vị sư già đem về thủy am con vật nuôi mới, một con mèo. Sư thầy đã già lắm rồi, mái đầu đã điểm bạc màu thời gian. Ông lặng lẽ thở dài khi tình cờ đọc được bài viết trên mẩu báo gói nắm cơm - một vụ án mạng, người chồng ra tay hạ sát vợ mình, nét mặt thân quen của người đệ tử ngày nào giờ đây đã trở thành một kẻ tội đồ - đêm ấy, sư thầy cặm cụi ngồi khâu chiếc áo mới.

                          Người đàn ông - kẻ giết người trở về nơi trước kia anh lớn lên, từ ngày rời bỏ thiền môn, anh đã thay đổi quá nhiều, đã lập gia đình, đã từng hạnh phúc, rồi đau khổ khi người vợ mình yêu quý đang tâm phản bội, để rồi trong một phút nóng giận anh đã trở thành kẻ tội phạm giết người bị truy nã. Giờ đây khi mất hết tất cả, thân mang tội lỗi, không còn chốn dung thân, anh quay về với sư phụ của mình, về với thủy am bé nhỏ ngày xưa những mong được thầy che chở. Lần đầu tiên trong đời anh bị sư phụ đánh, đánh tới bầm da, đánh đến tứa máu, những vết roi đỏ máu hằn lên trên lưng kẻ tội đồ. Đã đôi lần anh chán ngán cõi đời, muốn tự kết liễu đời mình nhưng nghiệp chướng đa mang còn nặng, nợ hồng trần chưa cho phép anh ra đi.




                          Người thầy lặng lẽ chép một đoạn kinh sám hối lên sàn gỗ thủy am và bắt anh phải khắc lại, khắc lại từng nét chữ như để ghi nhớ, để tịnh tâm, để sám hối những tội ác mà anh gây ra. Kẻ tội đồ dùng chính con dao từng vấy máu người vợ, thức suốt đêm, để khắc từng dòng kinh Phật lên sàn, những nhát khắc ứa máu như những nhát dao xé nát tâm hồn anh. Khi hai vị thanh tra đến bắt anh, sư thầy xin họ thêm thời gian để anh hoàn thành việc khắc kinh Phật. Khi nhát khắc cuối cùng đã xong, kẻ thủ ác buông dao vấy máu, đôi mắt hằn những dục vọng dịu đi, ngoan ngoãn theo những vị thanh tra trở về đền tội.

                          Vị sư già biết mình đến lúc phải từ giã cõi đời, ông an nhiên ngồi thuyền ra giữa hồ và tự thiêu, khi lửa vừa tắt, một con rắn từ đó bơi vào trong am.

                          Đông : Mùa đông tràn về khắp thung lũng, cả mặt hồ đã đóng băng và chìm trong một màng tuyết trắng xoá. Bao nhiêu năm đã qua đi nhưng cảnh vật vẫn tươi nguyên như lúc mới bắt đầu. Một người đàn ông trung niên lặng lẽ trở về sau thời gian dài chịu bản án của pháp luật. Ông đẩy nhẹ cửa vào am, cửa chùa nhiều năm mới có bàn tay mở, thủy đình lại ấm hơi người. Trả nợ đời rồi trả nợ Phật pháp, trả nợ thầy, trả nợ tự, trả nợ kiếp tu chưa trọn. Một con rắn vội bò đi khỏi quần áo của sư phụ, ông nhìn quanh rồi ra hồ đào xương cốt của sư phụ dưới mặt băng. Ông bắt đầu tụng lại kinh phật, bắt đầu luyện lại võ công như sư phụ của mình.

                          Một ngày kia, có một người phụ nữ mang theo đứa bé sơ sinh đến, cô muốn gởi đứa con cho ông nuôi, khi cô ra đi thì lại rơi ngay vào cái lỗ ông đào để lấy nước mà chết. Vị sư chợt nhận ra được ý nghĩa của sự luân hồi, ý nghĩa của cuộc đời mình. Ông muốn thật sự trút bỏ hòn đá nặng trong tâm hồn mình. Cột một hòn đá mang hình tượng Phật vào thân, sư thầy đã vượt bao gian khổ để thỉnh tượng Phật lên đỉnh ngọn núi cao nhất thung lũng như để cảm nhận sức nặng tội lỗi, ác nghiệt của mình, ông để lại hòn đá Phật muôn đời nhìn xuống thủy am răn dạy lương tâm mình.

                          Xuân: Mùa xuân lại đến trên thung lũng, cậu bé ngày nào giờ đã trở thành một hoà thượng đắc đạo nuôi dạy một chú tiểu, hình ảnh cuộc đời con người ấy lại được tái lập trong chú tiểu bây giờ.




                          ----------------------------

                          Cái đẹp của sa mạc là một cái giếng nó ẩn dấu nơi đó.

                          Comment

                          • #14

                            Đạo diễn Kim Ki Duk làm phim này thật hay về cái nghiệp của một kiếp người... Đoạn kinh sám hối khắc lên sàn gỗ thủy am và bắt anh phải khắc lại, khắc lại từng nét chữ như để ghi nhớ, để tịnh tâm, để sám hối những tội ác mà anh gây ra. Kẻ tội đồ dùng chính con dao từng vấy máu người vợ, thức suốt đêm, để khắc từng dòng kinh Phật lên sàn, những nhát khắc ứa máu như những nhát dao xé nát tâm hồn anh chính ( Trích ) chính là đoạn trong kinh Bát Nhã Tâm Kinh.

                            Thân ái !
                            Đã chỉnh sửa bởi M Mít Đặc; 09-10-2010, 12:12 PM.
                            Tôi khám phá ra bí mật của đại dương khi suy niệm về một giọt sương mai.

                            Comment

                            • #15

                              ..::~Trích dẫn nguyên văn bởi M Mít Đặc View Post
                              Đạo diễn Kim Ki Duk làm phim này thật hay về cái nghiệp của một kiếp người... Đoạn kinh sám hối khắc lên sàn gỗ thủy am và bắt anh phải khắc lại, khắc lại từng nét chữ như để ghi nhớ, để tịnh tâm, để sám hối những tội ác mà anh gây ra. Kẻ tội đồ dùng chính con dao từng vấy máu người vợ, thức suốt đêm, để khắc từng dòng kinh Phật lên sàn, những nhát khắc ứa máu như những nhát dao xé nát tâm hồn anh chính ( Trích ) chính là đoạn trong kinh Bát Nhã Tâm Kinh.

                              Thân ái !
                              Ủa đây là cốt truyện phim hả? Phim tiếng Mỹ là gì vậy? Chị cũng muốn tìm xem. Lâu rồi chưa xem được phim nào có nội dung hay như dị. Nếu biết chỉ giùm hén!

                              Mít ơi, chịu khó tu đi, năm 2013 này là tận thế đó. Để bỏ công tu hành, chờ qua năm 2013 đã rồi mới tính tiếp ha. Ăn gian Thượng đế chút í mờ!

                              Comment

                              Working...
                              X
                              Scroll To Top Scroll To Center Scroll To Bottom