• Nếu đây là lần đầu tiên bạn ghé thăm Trang nhà Chút lưu lại, xin bạn vui lòng hãy xem mục Những câu hỏi thường gặp - FAQ để tự tìm hiểu thêm. Nếu bạn muốn tham gia gởi bài viết cho Trang nhà, xin vui lòng Ghi danh làm Thành viên (miễn phí). Trong trường hợp nếu bạn đã là Thành viên và quên mật khẩu, hãy nhấn vào phía trên lấy mật khẩu để thiết lập lại. Để bắt đầu xem, chọn diễn đàn mà bạn muốn ghé thăm ở bên dưới.

Thông báo Quan trọng

Collapse
No announcement yet.

Thừa Thiên Huế: Mưa lớn gây ngập úng nặng

Collapse
X
 
  • Filter
  • Time
  • Show
Clear All
new posts

  • Thừa Thiên Huế: Mưa lớn gây ngập úng nặng



    Thừa Thiên Huế: Mưa lớn gây ngập úng nặng

    Chủ nhật, 03 Tháng mười 2010, 19:46 GMT+7

    Do ảnh hưởng của không khí lạnh và áp thấp nhiệt đới, trong hai ngày mùng 2 và mùng 3/10, trên địa bàn Thừa Thiên Huế đã xuất hiện mưa lớn, gây ngập úng nhiều tuyến đường trong nội thành.

    Trên các tuyến chính như Hùng Vương, Nguyễn Huệ, Hai Bà Trưng…lượng nước tiêu thoát không kịp đã ảnh hưởng đến giao thông đi lại của người dân. Theo dự báo của Trung tâm khí tượng thuỷ văn Trung Ương, trong nhiều ngày tới mưa lớn sẽ còn tiếp diễn nên nguy cơ xảy ra ngập lụt là rất lớn. Đây là đợt mưa lớn nhất trên địa bàn TT.Huế trong mùa mưa bão năm nay.

    Một số hình ảnh ngập úng trên địa bàn TP Huế:









    Mưa lớn khiến nhiều tuyến đường bị ngập nặng.






    Mực nước trên sông An Cựu, sông Hương lên nhanh, các phương tiện giao thông đường thuỷ bị cấm lưu hành.



    Lực lượng chức năng phải cấm người và phương tiện lưu hành qua Đập Đá (nối giữa tuyến đường Lê Lợi và Nguyễn Sinh Cung) để đảm bảo an toàn cho người dân.



    Theo dự báo mưa lớn sẽ vẫn tiếp tục trong một hai ngày tới.



    Tại các chợ, người dân đã bắt đầu đổ xô đi mua thực phẩm dự trữ cho tình huống xấu nhất.



    Trên các tuyến phố trung tâm, phương tiện tham gia giao thông ‘thưa hẳn’ so với ngày thường.
    • Mai Long
    Việt Báo (Theo_VietNamNet
    Đã chỉnh sửa bởi CONHAKO; 04-10-2010, 02:30 AM.
    ----------------------------

    Cái đẹp của sa mạc là một cái giếng nó ẩn dấu nơi đó.
    Similar Threads
  • #2

    Lũ khẩn cấp trên các sông từ Hà Tĩnh – Huế

    Thứ hai, 04 Tháng mười 2010, 06:06 GMT+7

    – Trung tâm dự báo KTTVTW cho biết, lũ trên các sông từ Hà Tĩnh đến Thừa Thiên Huế đang lên và ở mức cao. Các tỉnh/TP, các Bộ, ngành đang triển khai phương án chống lũ theo cấp báo động.

    » Bắc Bộ đón đợt lạnh,Trung - Nam Bộ có áp thấp gây mưa


    Theo đó, mực nước lúc 19h giờ ngày 3/10 trên một số sông như: Sông Ngàn Sâu tại Chu Lễ: 14,88m, trên báo động 3 (BĐ3): 1,88m; Sông Gianh tại Mai Hóa: 7,44m, trên BĐ3: 0,94m; Sông Kiến Giang tại Lệ Thủy: 2,25m, trên BĐ2: 0,05m; Sông Thạch Hãn tại Thạch Hãn: 5,11m, dưới BĐ3: 0,39m; Sông Bồ tại Phú Ốc: 3,49m, trên BĐ2: 0,49m; Sông Hương tại Kim Long: 1,65m, dưới BĐ2: 0,35m…



    Tại Thừa Thiên Huế, tính đến chiều 3/10, các xã Phong Hải (Phong Điền); Quảng Công, Quảng Ngạn (Quảng Điền); Hải Dương (Hương Trà); Thuận An, Phú Thuận (Phú Vang); Vinh Hải, Vinh Hiền (Phú Lộc) đã tổ chức di dời khoảng 500 hộ dân đến nơi an toàn (Ảnh: baothuathienhue.vn)

    Dự báo, lũ trên các sông từ Hà Tĩnh đến Thừa Thiên Huế tiếp tục lên và ở mức cao.
    Theo đó, sáng 4/10, lũ trên nhiều sông có khả năng chạm và vượt mức báo động 3 (BĐ3) như: Sông Gianh tại Mai Hóa: 8,5m, trên BĐ3: 2,0m; Sông Kiến Giang tại Lệ Thủy lên mức 3,0m, trên BĐ3: 0,3m; Sông Thạch Hãn tại Thạch Hãn: 5,5m, ở mức BĐ3; Sông Hương tại Huế: 3,5m, ở mức BĐ3;
    Còn tại sông La tại Linh Cảm: 5,5m, ở mức BĐ2; Sông Bồ tại Phú Ốc: 4,0m, dưới BĐ3: 0,5m.

    Trung tâm dự báo KTTVTW cảnh báo, cần đề phòng lũ quét và sạt lở đất ở vùng núi, ngập sâu ở vùng trũng, hạ lưu các sông từ Hà Tĩnh đến Thừa Thiên Huế .
    ----------------------------

    Cái đẹp của sa mạc là một cái giếng nó ẩn dấu nơi đó.

    Comment

    • #3

      Áp thấp nhiệt đới cách bờ biển Quảng Trị-Thừa Thiên Huế 280km

      05/10/2010 15:27:57

      Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng thủy văn Trung ương, lúc 10h ngày 5/10, vị trí tâm áp thấp nhiệt đới cách bờ biển Quảng Trị - Thừa Thiên Huế khoảng 280 km về phía Đông Bắc. Sức gió mạnh nhất ở vùng gần tâm áp thấp nhiệt đới mạnh cấp 6, cấp 7 (tức là từ 39 đến 61 km một giờ), giật cấp 8, cấp 9.

      TIN LIÊN QUAN
      Dự báo trong 24 giờ tới, áp thấp nhiệt đới di chuyển rất chậm về phía bắc. Đến 10h ngày 6/10, sức gió mạnh nhất vùng gần tâm áp thấp nhiệt đới mạnh cấp 6, cấp 7 (tức là từ 39 đến 61 km một giờ), giật cấp 8, cấp 9.


      Đường đi của áp thấp nhiệt đới. Ảnh: TT DBKTTV

      Do ảnh hưởng của áp thấp nhiệt đới, kết hợp với đới gió đông bắc mạnh nên vùng biển vịnh Bắc Bộ, vùng biển ngoài khơi các tỉnh từ Quảng Trị đến Thừa Thiên Huế (bao gồm cả vùng biển phía Tây Bắc quần đảo Hoàng Sa), có gió mạnh cấp 6, cấp 7, giật cấp 8, cấp 9. Ở các tỉnh từ Nghệ An đến Quảng Trị có mưa, mưa vừa, có nơi mưa to.

      Về tình hình lũ trên các sông miền Trung hiện nay, Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Trung ương cho biết, lũ các sông ở Hà Tĩnh đang lên, các sông từ Quảng Bình đến Quảng Trị đang xuống chậm và còn ở mức cao. Vùng núi các tỉnh từ Hà Tĩnh đến Quảng Trị Cần đề phòng sạt lở đất.
      Tình trạng ngập sâu ở vùng trũng, hạ lưu các sông từ Hà Tĩnh đến Quảng Bình vẫn còn tiếp diễn.

      (Theo TT DBKTTV)

      ***

      Nỗ lực cứu dân trong lũ dữ

      05/10/2010 14:17


      * Huy động trực thăng cứu hộ nhưng bất thành
      (TNO) Ngày 5.10, một số nơi ở khu vực miền Trung vẫn bị nước lũ chia cắt, nhiều nơi lực lượng cứu hộ không thể tiếp cận được.


      Quảng Bình: Huy động trực thăng cứu hộ nhưng bất thành

      Hôm nay, lực lượng cứu nạn huyện Quảng Trạch (Quảng Bình) tiếp tục gồng mình dưới mưa gió và lũ cuộn để cứu người dân.
      Theo báo cáo của UBND huyện Quảng Trạch, toàn bộ 34 xã, thị trấn chìm trong nước lũ, nhiều nơi nước ngập tới nóc nhà.
      Đặc biệt là thị trấn Ba Đồn cũng ngập chìm trong biển nước, người dân ở đó cho biết, lần ngập này chưa từng thấy trong lịch sử.
      Một người dân ở xã Quảng Tiên vẫn mất tích, có 3 tàu cá và 1 xà lan bị chìm.



      Tiếp ứng cứu dân - Ảnh: T.Q.Nam

      Do không lường trước sự bất thường trên, nên hầu hết người dân đều bị bất ngờ. Hiện hàng ngàn người không có nước uống, thức ăn.
      Phòng trực Ban Chỉ huy PCLB-TKCN huyện cho hay, trong đêm 4 rạng ngày 5.10 có rất nhiều cuộc điện thoại kêu cứu của người dân và chính quyền địa phương vùng lũ và từ các tỉnh thành khác gọi đến nhưng không có cách nào khác, chỉ động viên bà con chịu đựng, do phương tiện có hạn trong khi mưa gió mạnh và nước chảy xiết.



      Người dân bấu víu vào mái nhà chờ cứu hộ

      Sáng nay, PV Thanh Niên Online đã có mặt trên xuồng cứu nạn của Ban Chỉ huy Quân sự huyện đến vùng ngập lũ Quảng Phong.
      Cả xã chìm trong biển nước. Xuồng bật còi hụ để báo động cho bà con biết mà ra hiệu cho lực lượng cứu nạn. Hàng trăm cánh tay chấp chới giơ lên, nhiều người phải trèo lên mái nhà chờ đợi.
      Trước đó, tình hình quá nguy cấp nên huyện đã cầu cứu lên trên. Phương án dùng máy bay trực thăng nhanh chóng được triển khai nhưng sau khi khảo sát tìm địa điểm thì đành bất lực bởi sân vận động Ba Đồn chìm trong nước, và cũng không có một vị trí nào có thể đậu.



      Hai ông bà già được tìm thấy trên mái nhà đang được lực lượng cứu hộ ứng cứu




      Đưa người dân về thuyền cứu hộ




      Đường phố Ba Đồn, H.Quảng Trạch biến thành sông

      Thêm nữa trời mưa gió rất to. Lãnh đạo huyện Quảng Trạch cho biết, có thể xe lội nước sẽ được điều động để cứu dân.
      Được biết, một đoàn công tác của Quân khu 4 cũng bị mắc kẹt trên quốc lộ 1A đoạn qua xã Quảng Hưng. (Trương Quang Nam)



      Lực lượng cứu hộ dầm mình trong nước lũ giúp dân


      Quảng Trị đề nghị hỗ trợ gạo khẩn cấp

      Từ rạng sáng đến hơn 12 giờ trưa nay (5.10), trên địa bàn tỉnh Quảng Trị đã không còn xảy ra mưa lớn, mực nước ở các sông Ô Lâu, Bến Hải, Thạch Hãn đang rút chậm nhưng vẫn ngấp nghé báo động II.
      Theo tính toán của Ban Chỉ huy PCLB-TKCN tỉnh thì lượng mưa trên địa bàn trong 5 ngày qua bằng với lượng mưa trong 9 tháng đầu năm.
      Hiện vẫn còn 52 xã, phường của 8 huyện, thị xã, thành phố bị ngập lụt với số lượng trên 10.000 hộ dân (trong đó ngập từ 0,5m đến trên 1m là 6.922 hộ).
      Hiện đã có 4.000 hộ dân được sơ tán đến nơi an toàn và chỉ còn chờ nước rút hết để về nhà.
      Cũng vì lý do ngập lụt, nhiều học sinh trong địa bàn tỉnh phải nghỉ học, nhiều nhất là ở huyện Triệu Phong, Hải Lăng, thị xã Quảng Trị…



      Nước ở các sông trên địa bàn tỉnh Quảng Trị rút rất chậm

      Theo thống kê lúc 9 giờ sáng nay toàn tỉnh có 50 ngôi nhà dân, nhà công cộng bị sụp đổ, tốc mái; 550 ha lúa bị thiệt hại; 1.500 ha hoa màu bị ngập úng…
      Về giao thông, từ đêm 4.10, tất cả những tuyến quốc lộ như đường 9, đường 14 (nối H.Đakrông và H.A lưới, Thừa Thiên - Huế) đã cơ bản thông. Ông Hồ Văn Ngơn, Chủ tịch UBND xã Tà Rụt - xã gần cuối tuyến đường thuộc địa phận Quảng Trị - xác nhận thông tin này.
      Tuy vậy, ông Ngơn cũng cho biết thêm, đường thông nhưng do khối lượng đất đá quá lớn nên chỉ mới được gạt sang một bên và chưa giải tỏa đường được 100%.
      Riêng tuyến đường Hồ Chí Minh (từ H.Hướng Hóa ra Quảng Bình), đặc biệt tại đoạn qua đèo Sa Mù và đường từ xã Tà Rụt vào xã A Vao vẫn chưa có biến chuyển gì mới, tức là những người dân sống ở các khu vực này còn đang bị cô lập với bên ngoài.



      Đến sáng 5.10, tại phường An Đôn, thị xã Quảng Trị, nhiều nhà dân vẫn còn bị ngập





      ----------------------------

      Cái đẹp của sa mạc là một cái giếng nó ẩn dấu nơi đó.

      Comment

      • #4

        Quảng Bình: Nhiều nơi ngập sâu hơn 1,5m, hoàn toàn bị cô lập










        Xã Quảng Hải, H.Quảng Trạch (Quảng Bình) chìm trong nước lũ






        Hàng trăm ngôi nhà ven sông Gianh (H.Quảng Trạch) bị ngập






        UBND huyện Quảng Trạch tổ chức cứu trợ cho người dân vùng lũ






        Người dân nhận mì giữa biển nước


        Sáng 4.10, tại tỉnh Quảng Bình tiếp tục có mưa to đến rất to trên diện rộng, lượng mưa đo được vượt quá 600mm gây ngập lụt cho hơn 17.000 căn nhà tại các huyện Minh Hóa, Tuyên Hóa, Lệ Thủy, Quảng Trạch.
        Có những địa bàn ngập sâu hơn 1,5m như Quảng Hải, Quảng Tiên (H.Quảng Trạch), Châu Hóa, Văn Hóa (H.Tuyên Hóa) nên hoàn toàn bị cô lập trong nước lũ.




        Người dân xã Quảng Hải, H.Quảng Trạch nhận mì cứu đói giữa dòng nước xoáy






        Nước chảy mạnh đến nỗi thuyền không thể đi vào nhà dân được






        Nhận mì xong, người dân tự đi ứng cứu với nhau






        Em bé này đói quá, ăn mì dưới nước lũ






        Hàng ngàn căn nhà chìm trong nước






        Thả xuồng chuyển mì từ thuyền lớn vào






        Bốc mì dưới mưa







        Người dân cũng không thể chèo đò ra nhận nên phải dùng dây thừng néo vào gốc cây để bám

        Thông tin từ Ban chỉ huy PCLB-TKCN tỉnh cho biết có hai người chết do lũ ở xã Quảng Tiên (H.Quảng Trạch) và Xuân Trạch (H.Bố Trạch), một tàu cá bị sóng đánh chìm tại cửa Nhật Lệ, lực lượng cứu hộ nhanh chóng cứu được hai người trên tàu. Hiện các đoàn cứu hộ đang nỗ lực tiếp cận vùng bị chia cắt nhưng rất khó khăn vì mưa to, gió giật cấp 7, sóng lớn không thể hạ xuồng cứu hộ. Toàn bộ học sinh trong vùng lũ được cho nghỉ học. (Tin, ảnh: T.Q.Nam)

        Một huyện hơn 8.000 căn nhà ngập sâu trong nước
        Trưa nay 4.10, PV Thanh Niên Online có mặt tại huyện miền núi Tuyên Hóa (tỉnh Quảng Bình), một trong những địa phương đang bị thiệt hại nặng do trận mưa liên tục mấy ngày qua.
        Ông Nguyễn Tri Phương, Phó ban chỉ đạo PCLB huyện Tuyên Hóa cho biết, lúc 13 giờ hôm nay, mưa to vẫn không ngừng trút xuống trên địa bàn huyện. Tại Trạm thủy văn Đồng Tâm, lượng mưa đo được lên tới trên 700 mm.

        Hiện tại, toàn huyện có đến 8.000 căn nhà bị chìm sâu trong biển nước, một căn nhà bị lũ cuốn trôi, nhiều cụm dân cư trong địa bàn huyện đang trong tình trạng bị cô lập hoàn toàn, giao thông đường bộ bị cắt, nước chảy xiết nên thuyền cũng rất khó tiếp cận.
        Địa phương đã sơ tán khẩn cấp 1.571 hộ dân với 5.016 người có nhà bị ngập nóc và ở vùng có nguy cơ sạt lở, đến nơi an toàn.
        Trường học ở 8 xã vùng hạ lưu sông Gianh đều phải đóng cửa. Thiệt hại ban đầu ước tính lên đến hàng trăm tỉ đồng. (Tin, ảnh: Việt Hoàng)




        Khoảng 1.000 ngôi nhà tại huyện Tuyên Hóa ngập sâu trong nước lũ







        Lúc 1 giờ ngày 4.10, nhiều cụm dân cư bị cô lập, giao thông tê liệt












        13 giờ ngày 4.10, trên quốc lộ 12A đoạn qua địa bàn xã Đức Hóa và Phong Hóa nước lũ ngập sâu từ 0,5 đến 0,7m







        Thầy và trò trường THCS Đồng Hóa ở vùng thượng nguồn sông Gianh, đang khắc phục hậu quả trận lũ



        Thừa Thiên - Huế: Một cháu bé chết đuối
        Sáng nay 4.10, các tuyến đường trong nội thị TP Huế nước đã xuống. Tuy nhiên, một số xã như Quảng An, Quảng Phú, Quảng Phước (H.Quảng Điền), Phong Thu, Phong Hòa, Phong Chương (H.Phong Điền)... nước vẫn còn ngập sâu. Tuyến Quốc lộ 1A tại km829 đoạn cầu vượt Thủy Dương ngập 0,5m khiến giao thông qua lại trên đoạn đường này rất khó khăn.
        Trong lúc đó, tỉnh lộ 17 từ thị trấn Phong Điền đi Phong Mỹ (đoạn qua thôn Vĩnh Nguyên) vẫn còn ngập sâu 1m, tại tỉnh lộ 4 (đoạn Phong Bình đi Phong Chương) bị ngập 0,5m, người dân vẫn phải đi lại bằng đò.
        Lợi dụng lúc nước lũ dâng ngập các tuyến đường, nhiều người chèo đò đã tranh thủ “làm ăn” với giá cắt cổ, như đoạn tỉnh lộ 4 (Bao Vinh, Quảng An) chỉ ngập khoảng vài trăm mét, nhưng người đi đường phải tốn từ 10.000 - 20.000 đồng/người lượt (gồm cả xe máy).














        Đường tỉnh lộ 4 (Bao Vinh- Quảng Thành, H Quảng Điền) ngập sâu gần 0,5m




        Người dân vùng lũ xã Hương Vinh (H.Hương Trà) bủa lưới trên đồng ruộng ngập lũ














        Nước lũ dâng ngập tuyến tỉnh lộ 8b (đường Nguyễn Chí Thanh, Huế đi H.Quảng Điền) khiến người dân phải đi lại bằng thuyền


        Tuy lấy tiền với giá cao nhưng hầu hết các thuyền này đều không hề có bất cứ phương tiện cứu hộ nào.
        Trong khi đó, giá cả thực phẩm tại các chợ tăng chóng mặt. Tại xã Quảng An, H.Quảng Điền, giá 1kg thịt lợn là 60.000 đồng, tăng 15.000 đồng, rau muống 4.000 đồng/bó, cá lóc 60.000 đồng/kg…

        Tại TP Huế đã có một cháu bé 4 tuổi chưa xác định danh tính, con ông Bình ở đường Trần Quý Cáp, phường Thuận Lộc, do không may đã chết đuối trên sông Ngự Hà.

        ----------------------------

        Cái đẹp của sa mạc là một cái giếng nó ẩn dấu nơi đó.

        Comment

        Working...
        X
        Scroll To Top Scroll To Center Scroll To Bottom