Hỏi: Có số phận không thưa Thầy?
Đáp: Có luật nhân quả, chớ không có số phận. Do tinh thần tiêu cực, mất hết ý chí tự lực, nên có một số người đặt ra thuyết định mệnh để an ủi lại mình khi đứng trước những nhân quả quá khắc nghiệt, quá khó khăn. Do bi quan họ nghĩ tưởng rằng: con người không thể nào vượt qua số phận.
Phần đông ngày nay người ta chịu ảnh hưởng thuyết định mạng nhân quả của văn hóa Trung Hoa. Khi đứng trước những việc khó khăn, những sự thử thách gian nan, khổ sở, họ đều co đầu, rút cổ và bảo rằng: Đó là Định mệnh do Trời đã quyết định, chúng ta là con người không thể làm nên và cũng không thể nào vượt qua được. Do sự tư duy như vậy nên nghị lực mất hết, tinh thần yếu kém, mất sức tự chủ v.v…
Nếu có số phận của con người thì trên đời này không có luật nhân quả. Không có luật nhân quả thì xã hội lòai người không
bao giờ có sự công bằng.
Nếu không có luật nhân quả thì không bao giờ có câu tục ngữ: “Không ai giàu ba họ và cũng không ai khó ba đời”. Vì đời sống con người đều nằm trong luật vô thường chung của các pháp, đó là quy luật của nhân quả, của bánh xe tiến hóa luân hồi. Do đó không thể nào nói có số phận được, Phải không các con?
Nếu không có luật nhân quả thì bốn chân lý của Đạo Phật không ra đời, vì mọi sự đau khổ của con người là số mệnh, là số phận cố định. vì mọi sự đau khổ của con người là số phận, là số mệnh cố định không thay đổi được, vì thế không thể nào chuyển khổ thành vui được. Do đó chân lý của Đạo Phật không còn là Chân lý của lòai người nữa.
Mục đích Đạo Phật ra đời là dạy con người chuyển khổ thành vui, lấy nhân thiện chuyển quả ác đem lại sự an vui hạnh phúc cho mọi người, cho nên chân lý của Phật Giáo sẽ đập tan tành thuyết định mệnh, vì thế con người không còn gọi là số phận mà là chuyển nghiệp xấu thành nghiệp tốt.
Ví dụ: Một người chửi mắng mình, mình không chửi mắng lại, vui vẻ không giận hờn, đó là chuyển nhân ác thành quả vui. Như vậy đâu phải là số phận mà là nhân quả, phải không các con?
(Trích Đường Về Xứ Phật tập I )
Đáp: Có luật nhân quả, chớ không có số phận. Do tinh thần tiêu cực, mất hết ý chí tự lực, nên có một số người đặt ra thuyết định mệnh để an ủi lại mình khi đứng trước những nhân quả quá khắc nghiệt, quá khó khăn. Do bi quan họ nghĩ tưởng rằng: con người không thể nào vượt qua số phận.
Phần đông ngày nay người ta chịu ảnh hưởng thuyết định mạng nhân quả của văn hóa Trung Hoa. Khi đứng trước những việc khó khăn, những sự thử thách gian nan, khổ sở, họ đều co đầu, rút cổ và bảo rằng: Đó là Định mệnh do Trời đã quyết định, chúng ta là con người không thể làm nên và cũng không thể nào vượt qua được. Do sự tư duy như vậy nên nghị lực mất hết, tinh thần yếu kém, mất sức tự chủ v.v…
Nếu có số phận của con người thì trên đời này không có luật nhân quả. Không có luật nhân quả thì xã hội lòai người không
bao giờ có sự công bằng.
Nếu không có luật nhân quả thì không bao giờ có câu tục ngữ: “Không ai giàu ba họ và cũng không ai khó ba đời”. Vì đời sống con người đều nằm trong luật vô thường chung của các pháp, đó là quy luật của nhân quả, của bánh xe tiến hóa luân hồi. Do đó không thể nào nói có số phận được, Phải không các con?
Nếu không có luật nhân quả thì bốn chân lý của Đạo Phật không ra đời, vì mọi sự đau khổ của con người là số mệnh, là số phận cố định. vì mọi sự đau khổ của con người là số phận, là số mệnh cố định không thay đổi được, vì thế không thể nào chuyển khổ thành vui được. Do đó chân lý của Đạo Phật không còn là Chân lý của lòai người nữa.
Mục đích Đạo Phật ra đời là dạy con người chuyển khổ thành vui, lấy nhân thiện chuyển quả ác đem lại sự an vui hạnh phúc cho mọi người, cho nên chân lý của Phật Giáo sẽ đập tan tành thuyết định mệnh, vì thế con người không còn gọi là số phận mà là chuyển nghiệp xấu thành nghiệp tốt.
Ví dụ: Một người chửi mắng mình, mình không chửi mắng lại, vui vẻ không giận hờn, đó là chuyển nhân ác thành quả vui. Như vậy đâu phải là số phận mà là nhân quả, phải không các con?
(Trích Đường Về Xứ Phật tập I )