• Nếu đây là lần đầu tiên bạn ghé thăm Trang nhà Chút lưu lại, xin bạn vui lòng hãy xem mục Những câu hỏi thường gặp - FAQ để tự tìm hiểu thêm. Nếu bạn muốn tham gia gởi bài viết cho Trang nhà, xin vui lòng Ghi danh làm Thành viên (miễn phí). Trong trường hợp nếu bạn đã là Thành viên và quên mật khẩu, hãy nhấn vào phía trên lấy mật khẩu để thiết lập lại. Để bắt đầu xem, chọn diễn đàn mà bạn muốn ghé thăm ở bên dưới.

Thông báo Quan trọng

Collapse
No announcement yet.

Haiku tình yêu

Collapse
X
 
  • Filter
  • Time
  • Show
Clear All
new posts

  • Haiku tình yêu

    Haiku tình yêu

    Tình yêu đôi lứa không phải là chủ đề thường thấy trong thơ Haiku Nhật Bản truyền thống. Các bậc thầy vĩ đại của Haiku như Basho, Buson, Issa, Shiki không phải là những nhà thơ tình ái. Tất nhiên cũng có một số bài Haiku có thể gọi là thơ tình, luyến ca.




    Trong thơ Haiku cổ điển, lại càng ít gặp màu sắc nhục cảm, dục tính như thơ Ấn Độ, Ba Tư.
    Chuyển qua thời hiện đại, nhất là khi Haiku trở thành một thể thơ quốc tế, loại thơ tam tuyệt ấy được dùng để thể hiện đề tài, một cảm thức, cả dục tính, nhục cảm.

    Bên ngoài Nhật Bản, hàng loạt thơ HaiKu đã được sáng tác bằng các ngôn ngữ khác nhau: Pháp, Anh, Đức, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, Ý... Khá nhiều tạp chí chuyên về thơ Haiku đã xuất hiện trên thế giới trong nhiều năm nay, chẳng hạn như các chuyên san Frogpond, Mayfly, Dragonfly, Cicada, Haiku, Review... Bao nhiêu đó đủ nói lên tính chất quốc tế của Haiku, một sáng tạo thơ ca độc đáo của Nhật Bản đã có khả năng tự vượt ra khỏi vỏ ngôn ngữ của mình để bay xa, thâm nhập vào các nền văn hóa xa lạ.

    Hiện có ít nhất 5 tạp chí Haiku bằng tiếng Anh ấn hành ở Mỹ, cùng với các tạp chí khác ở Anh và Úc" (Theo The Haiku Anthology, New York, 1986).
    Trong tiếng Anh, phong trào sáng tác thơ Haiku đã khởi phát từ những năm 50 do ảnh hưởng của Thiền tông qua sự truyền bá của Suzki, Alan Watts, Donald Keene... và nhất là ảnh hưởng trực tiếp của bộ sách bốn tập Haiku của R.H. Blyth và Nhập môn Haiku của H.H. Henderson.

    Các nhà thơ Haiku không phải người Nhật Bản đã bắt đầu tạo được uy tín và bản sắc, dựa vào Haiku hơi thở nóng bỏng của xã hội hiện đại và nhịp đập của thế kỷ 20, dù vẫn bảo lưu cho Haiku cái thần sắc của nó, bản tính vĩnh cửu của nó - đó là tính chất vô tận chứa đựng trong mỗi khoảnh khắc và thiên đàng nằm trong một bông hoa nhỏ.
    Các nhà thơ ấy là J.W Hackett, Rod Willnot, Jonh Wills, Anita Virgin, Alexin Rotella...

    Trong khi ấy, thơ Haiku vẫn chưa tìm thấy nhà thơ của mình trong tiếng Việt dù về văn hóa, Việt Nam gần gũi với Nhật Bản hơn các nước phương Tây nhiều, nếu không muốn nói là "đồng văn", cùng uống chung nguồn mạch tư tưởng phương Đông. Vì vậy, kinh nghiệm tiếp nhận thơ Haiku của các nước khác có thể gợi ý và tạo cảm hứng cho chúng ta. Các nhà thơ Việt Nam đã từng thành công trong thơ Đường luật, thơ tự do kiểu phương Tây, đã thử nghiệm thơ sonet... thì ngại gì thơ "tam tuyệt" (Haiku) của Nhật Bản.

    Các bài thơ Haiku bên ngoài Nhật Bản được dịch sau đây sẽ cho thấy khả năng thích ứng của thể thơ này trong thế giới hiện đại ra sao. Một dấu son môi in trên nụ mẫu đơn trắng của Rotella có thể gợi lên cả hành trình của con người trong vũ trụ, rằng thiên nhiên bao đời vẫn hiến mình cho tình yêu của con người, rằng dấu môi hôn và dấu chân người đã rung động cả vô biên.

    Cảm giác kỳ lạ mà ta cảm thấy khi chờ thư mà không nhận được tin tức nào có thể đẩy ta vào một hành động bất ngờ, một tiếp nhận vô tư cái thông điệp vô hình của cỏ hoang dại như bài thơ của Marlene Mountain.
    Cảm thức cô tịnh (mà người Nhật gọi là sabi) trong bài thơ Haiku là một kinh nghiệm về sự huyền diệu của vũ trụ có thể tìm thấy trong bài thơ của David Lloyd.

    Và trong hầu hết các bài thơ Haiku ở đây, ta thấy yếu tố dục tính hiện lên rất rõ. Tính khí và mưa trời trút xuống những vần thơ của Ruth Yarrow. Đôi môi hé mở của người con gái trong ái ân để lộ rõ một ánh sáng tựa như tia chớp của bầu trời.
    Vườn hoa trong một chiếc váy, sức nặng vũ trụ của con ong cuồng nhiệt trên tấm lòng mong manh của một đóa hoa hồng dại. Còn gì nữa?

    Trong chùm Haiku được tuyển dịch ở đây, có một bài của Anita Virgil đã chiếm giải nhất trong cuộc thi thơ đặc biệt gọi là "Haiku nhục cảm" (Erotic - Haiku) do tạp chí Cicada tổ chức, từ đó tạo nên tập sách Erotic Haiku in năm 1983.

    Bài thơ của nữ sĩ Virgil thể hiện "Bài ca chim sẻ" trong một khoảnh khắc kỳ diệu, khoảnh khắc làm nên vĩnh cửu vì qua đó, dòng sông của vũ trụ băng hình trôi chảy.
    Sự tương quan giữa hành động ái ân và chim sẻ không phải là một tương quan bên ngoài, Giữa tiếng ríu rít của chim sẻ và hành động ấy có một quan hệ sâu thẳm, huyền bí, giống như giữa "mưa ấm" và "dòng sữa" của Yarrow.
    Không biết khi viết "Bài ca chim sẻ", Virgil có nhớ đến một câu thơ trong Kama Sutra (Dục kinh) của Ấn Độ cổ xưa không. Có thể nàng không nhớ nhung ta thì ngạc nhiên trước hình ảnh "con chim sẻ" của nàng bởi vì nó đã nô đùa trong Kama Sutra từ hơn nghìn năm trước và nó luôn nô đùa trong vĩnh cửu: Câu thơ đó đơn giản như thế này:

    Khi linga nằm trong yoni
    Đó là trò chơi của chim sẻ

    Yoni và linga, âm và dương, tiểu ngã và đại ngã - cả vũ trụ này không phải đã sinh ra trên cái "trò chơi chim sẻ" ấy hay sao?

    NHẬT CHIÊU
    Việt Báo (Theo_TuoiTre)


    ***************

    Dấu son
    Bình mẫu đơn
    Trên nụ hoa trắng
    Một dấu môi hôn

    Alexis Rotella

    Vườn hoa

    Tháng tám xanh
    Tôi mang trong chiếc váy
    Một vườn hoa đến anh.
    Alexis Rotella


    Ái ân
    Sâu thẳm
    Tôi vào trong
    Và răng nàng hé sáng.
    Mc Clintock


    Trống không
    Hộp thư trống không
    Khi về, tôi hái
    Hoa dại trên đường.
    Marlena Mountai


    Mây
    Dưới đập nước trong
    Đôi áng mây lớn
    Đang duỗi mình trần.
    Jonh Wills


    Mưa
    Mưa ấm trước bình minh
    Dòng sữa tôi đổ trút
    Vào trong sâu thẳm nàng.
    Ruth Yarrow


    Thổi tắt
    Những áng mây trôi
    Đã thổi tắt hết
    Những vì sao rồi.
    Penny Harter


    Cô liêu
    Đêm thăm thẳm
    Chỉ còn hình nhân tuyết
    Đứng nhìn sao xa xăm.
    David Lloyd


    Sức nặng
    Hoa hồng dại
    Quằn mình run rẩy
    Dưới cánh ong say.
    David Lloyd


    Bài ca chim sẻ
    Đang giữ anh
    Bên trong em nồng ấm
    Tiếng chim sẻ vang lừng.
    Anita Virgil
    Đã chỉnh sửa bởi CONHAKO; 21-11-2010, 08:18 PM.
    ----------------------------

    Cái đẹp của sa mạc là một cái giếng nó ẩn dấu nơi đó.
    Similar Threads
Working...
X
Scroll To Top Scroll To Center Scroll To Bottom