Loét hang vị dạ dày
Viêm hang vị nghĩa là gì?
Hang vị là từ dùng để chỉ phần nằm ngang của dạ dày, từ góc bờ cong nhỏ tới lỗ môn vị
(theo thứ tự từ trên xuống dưới dạ dày chia thành phình vị, thân vị, hang vị và lỗ môn vị, dạ dày có 2 bờ là bờ cong lớn và bờ cong nhỏ). ,viêm hang vị là 1 tên gọi riêng của bệnnh viêm dạ dày - tá tràng. MỜi bnạ tham khảo bài viết sau để hiểu rõ hơn về bệnh tình nhé.
Viêm loét dạ dày - tá tràng là một trong những bệnh gặp khá phổ biến trong cộng đồng dân cư nước ta. Bệnh gặp ở mọi lứa tuổi nhưng người lớn chiếm tỷ lệ cao hơn trẻ em. Đặc điểm của bệnh là tùy theo các vị trí của viêm và loét khác nhau mà có các tên gọi là viêm dạ dày, viêm hang vị, viêm tâm vị, viêm bờ cong nhỏ hoặc loét bờ cong nhỏ, loét hang vị, loét tiền môn vị, viêm tá tràng, loét tá tràng hoặc cả dạ dày và hành tá tràng đều bị viêm, loét người ta gọi là viêm, loét dạ dày - tá tràng.
Từ lâu có nhiều giả thuyết nói về nguyên nhân của bệnh viêm, loét dạ dày - tá tràng, trong đó thuyết về thần kinh có vẻ nhiều thuyết phục hơn cả và đã tồn tại trong một thời gian khá dài nhiều thập niên. Song hành với giả thuyết thần kinh, một giả thuyết về sự có mặt của một loại vi khuẩn, tồn tại ở niêm mạc và dưới niêm mạc dạ dày cũng đã được đề cập đến. Mãi đến năm 1983, hai nhà khoa học người Australia (Warren và Marshall) mới thành công trong việc nuôi cấy, phân lập để xác định được loại vi khuẩn gây viêm loét dạ dày - tá tràng đó và công bố cho toàn thế giới biết kẻ thù nguy hiểm này trong bệnh lý viêm loét dạ dày - tá tràng. Đó là loại vi khuẩn được đặt tên là Hélicobacter pylori (viết tắt là HP).
Triệu chứng chính của viêm, loét dạ dày - tá tràng như thế nào?
Đau: đau là triệu chứng hay gặp nhất ở bệnh nhân có hội chứng dạ dày - tá tràng. Vị trí đau thường gặp nhất là vùng thượng vị (trên rốn), đau âm ỉ hoặc đau dữ dội. Đau âm ỉ có khi kéo dài từ vài tháng đến vài ba năm, có khi hàng chục năm. Nhiều bệnh nhân đau có tính chất chu kỳ (một chu kỳ khoảng từ một tuần đến vài tuần trở lên) và thường xảy ra vào lúc giao mùa, đặc biệt là mùa rét. Đôi khi trạng thái thần kinh căng thẳng, lo lắng, sau ăn thức ăn chua, cay (ớt, rượu) cũng làm cơn đau xuất hiện hoặc đau kéo dài.Tính chất đau của viêm hoặc loét dạ dày - tá tràng nhiều khi khó phân biệt nhưng mới bị viêm thì ăn vào cơn đau sẽ tăng lên, còn loét thì khi đói cơn đau sẽ xuất hiện hoặc đau xuất hiện bất cứ lúc nào, no, đói đều đau.
Rối loạn tiêu hóa: Các triệu chứng gây rối loạn tiêu hóa như đầy hơi, chướng bụng, trung tiện, phân có khi nát có khi lỏng, có khi rắn như phân dê. Trong những trường hợp loét hành tá tràng lâu ngày gây co kéo làm hẹp môn vị thì ăn không tiêu, bụng ậm ạch khó chịu, nhiều khi phải móc họng nôn ra mới thấy thoải mái. Vì vậy người bị loét dạ dày - hành tá tràng lâu năm thường gầy, da xanh, niêm mạc nhợt nhạt, đặc biệt có biến chứng thường bị xuất huyết tá tràng. Khám bệnh nhân, đa số bụng có lõm lòng thuyền, lắc bụng thấy có tiếng kêu óc ách do ứ đọng nhiều dịch vị.
- Xquang vẫn có giá trị chẩn đoán nhất định, đặc biệt là trong chụp phim dạ dày hàng loạt có uống thuốc cản quang.
Ngày nay, nội soi dạ dày có giá trị lớn trong chẩn đoán viêm, loét dạ dày - tá tràng. Ngoài việc xác định được vị trí tổn thương, tình trạng tổn thương... thì trong những trường hợp nghi ngờ bệnh ác tính có thể sinh thiết để tìm tế bào lạ. Sinh thiết còn giúp cho việc lấy bệnh phẩm để nhuộm Gram, thử test ureaza, nuôi cấy phân lập xác định vi khuẩn HP và làm kháng sinh đồ để xác định tính nhạy cảm với kháng sinh của vi khuẩn này.
Những biến chứng thường gặp trong bệnh viêm, loét dạ dày - tá tràng là gì?
Các trường hợp viêm dạ dày - tá tràng nếu không phát hiện sớm và điều trị đúng thì sẽ dẫn đến viêm mạn tính hoặc trở thành loét. Trong các bệnh về dạ dày thì đáng sợ nhất là viêm bờ cong nhỏ dễ biến chứng thành loét và có thể dễ đưa đến ung thư hóa tuy rằng viêm, loét dạ dày thì ít đau hơn viêm loét tá tràng. Ngược lại, viêm loét tá tràng ít bị ung thư hơn nhưng thường hay đau, dễ gây hẹp môn vị (do hành tá tràng loét xơ chai gây co kéo môn vị), đặc biệt là làm chảy máu. Chảy máu hành tá tràng có thể ồ ạt phải cấp cứu hoặc chảy máu ri rỉ làm cho phân thường có màu đen. Trong trường hợp chảy máu nhiều thì phân thường đen như nhựa đường và mùi hôi rất đặc biệt như “mùi cóc chết”.Biến chứng thủng dạ dày cũng thường gặp. Có những bệnh nhân do bị loét ngầm nên bình thường không đau bụng hoặc đau rất ít, đột nhiên bị thủng dạ dày phải cấp cứu. Trong trường hợp bị thủng dạ dày mà cấp cứu không kịp thời thì dễ đưa đến gây viêm phúc mạc, sốc nhiễm khuẩn và có thể bị tử vong.
Bệnh viêm loét dạ dày - tá tràng có thể nhầm với bệnh gì ?
Một số bệnh khi đau vùng thượng vị có thể nhầm với viêm loét dạ dày - tá tràng như viêm tụy, viêm đường dẫn mật, sỏi đường dẫn mật. Trong một số trường hợp viêm ruột thừa ở những giờ đầu cũng có thể đau thượng vị (tỷ lệ này thấp) hoặc ngộ độc thức ăn gây viêm dạ dày cấp tính trong một vài giờ đầu của bệnh. Đau bụng âm ỉ, đi ngoài phân đen có thể nhầm với những bệnh nhân bị giun móc. Trong những trường hợp này cần xét nghiệm tìm trứng giun móc.
Khi nghi ngờ viêm loét dạ dày - tá tràng nên làm gì?
Không nên tự điều trị mà nên đi khám bệnh để được thầy thuốc khám cẩn thận sau đó sẽ cho chỉ định chụp dạ dày, đặc biệt là nội soi dạ dày (nếu bệnh viện có điều kiện) để chẩn đoán xác định xem có bị viêm loét dạ dày tá tràng hay không?
Đối với người có hội chứng dạ dày – tá tràng nên kiêng tuyệt đối rượu, bia, chất chua cay và cả thuốc lá (thuốc lào) và các chất gây kích thích khác như trà đặc, cà phê. Tất cả những chất này ở khía cạnh này hay khía cạnh khác đều có khả năng làm tổn thương niêm mạc dạ dày, đặc biệt là rượu, chua, cay
Cần làm gì để phòng, chữa trị bệnh viêm, loét dạ dày - tá tràng?
Ăn uống hợp vệ sinh là khâu quan trọng hàng đầu. Về điều trị, ngày nay người ta khuyến cáo điều trị viêm loét dạ dày - tá tràng dựa trên cơ chế tiêu diệt vi khuẩn HP, chống tăng tiết dịch vị và cần có thuốc bao phủ niêm mạc tránh tác dụng của dịch vị. Ngoài ra cần có chế độ dinh dưỡng tốt, thích hợp cho người mắc bệnh về dạ dày.
Loét hang vị dạ dày có thể biến chứng sang ung thư?Ngày nay, với tiến bộ của y học, đã phát hiện ra rất nhiều những nguyên nhân và yếu tố nguy cơ của bệnh viêm loét dạ dày như
o vi khuẩn HP. Do dùng các thuốc giảm đau AINS, Aspirin… Do nguyên nhân từ các bệnh toàn thân khác như: cường chức năng tuyến cận giáp, suy thận, viêm tụy mạn, xơ gan do rượu.
Bệnh viêm loét dạ dày nói chung và loét vùng hang vị nói riêng có thể xảy ra 4 biến chứng: Xuất huyết tiêu hóa. Thủng ổ loét.Tắc ruột do hẹp môn vị. Ác tính hóa ổ loét.
Điều trị: cần tuân thủ đúng chỉ định và thời gian dùng thuốc của bác sĩ, nhất là trường hợp của bạn (loét đa ổ vùng hang vị, kèm HP+, dị sản độ I) thì sau khi dùng thuốc điều trị do bác sĩ chuyên khoa chỉ định, nên nội soi kiểm tra lại sau một tháng để xem ổ loét đã liền sẹo chưa? Nếu liền sẹo coi như điều trị có kết quả, nếu thất bại cần tiếp tục điều trị đợt 2-3. Trường hợp điều trị nội khoa không kết quả có thể phải can thiệp bằng phương pháp phẫu thuật. Loét hang vị lại có dị sản tế bào độ I, bạn cần được theo dõi sát và thường xuyên qua nội soi và làm sinh thiết mô bệnh học để dự phòng những biến chứng xấu. Tốt nhất là nên theo một BS chyên khoa điều trị triệt để, đầy đủ, theo dõi sát để dự phòng những biến chứng trên. (Suckhoegiadinh.org theo – Thanh niên – BS Bạch Long
Viêm loét dạ dày, hang vị, tá tràng, đại tràng là một căn bệnh khó chữa, nó ảnh hưởng rất nhiều đến cuộc sống sinh hoạt hàng ngày của người bệnhDạ dày là một trong những vị trí đầu tiên trong đường tiêu hóa phải xử lý thức ăn từ bữa ăn hàng ngày. Nhờ những co thắt sinh lý nhẹ nhàng và sự hòa trộn với dịch tiết trong dạ dày mà thức ăn được dễ dàng hấp thu ở ruột. Khi bạn ăn uống không điều độ, lo âu, tress, hay dùng các thuốc kháng viêm, giảm đau (nhất là các thuốc trị đau khớp),... làm dạ dày tiết nhiều axít hơn (giống như a xít trong bình ắc-qui). Khi đó chất nhầy ở vách dạ dày không còn đủ sức để bảo vệ dạ dày, chất ít dư thừa này sẽ "ăn mòn" dần vách dạ dày. Kết quả là bạn bị khó tiêu, đầy bụng, đau thượng vị,... thậm chí bị ổ loét ở dạ dày tá tràng. Gần đây một loại vi khuẩn tên là Helicobacter pylori cũng dã được xác nhậ n là một thủ phạm gây ra viêm loét dạ dày - tá tràng. Vậy có cách nào để loại trừ tận gốc căn bệnh này không? Xin thưa cùng các bệnh nhân gia đình tôi có đơn thuốc Nam gia truyền Chuyên trị : Đau dạ dày, thượng vị, Viêm hang vị phù nề xung huyết, viêm loét hành tá tràng, đại tràng , đầy hơi... (Bệnh nhân thường có các triệu chứng như đau bụng lâm râm ở bụng vùng thượng vị, có khi đau sốc sang hai bên sườn, đau ra sau lưng, hay bị nôn oẹ, ợ chua, ợ hơi, ứa nước miếng, rêu lưỡi dầy thường xuyên bị táo bón hoặc đi ngoài phân sống).
Bệnh Đau dạ dày viêm loét hang vị dạ dày và cách điều trị hiệu quả
Vào những năm 70-80, việc chữa bệnh viêm loét dạ dày tá tràng thường dùng các thuốc ổn định, điều hòa thần kinh và đến khi thật sự cần thiết mới phẫu thuật để cắt bỏ bớt các nhánh thần kinh X chi phối việc tiết dịch vị. Kết quả điều trị không cao bệnh nhân thường bị tái phát lại .Những năm gần đây xuất hiện thuốc điều trị loét dạ dày tá tràng ngày càng nhiều, ngày càng hiệu quả hơn. Nhờ đó mà quan điểm và phương pháp điều trị đã thay đổi hẳn, từ một bệnh chủ yếu điều trị bằng ngoại khoa, đã trở thành một bệnh chủ yếu điều trị bằng nội khoa. Có thể nói, đây là một bước ngoặt, một tiến bộ rất lớn trong điều trị loét dạ dày tá tràng. Những trường hợp loét dạ dày tá tràng phải mổ ngày càng ít dần đi, chỉ dành cho những trường hợp loét có biến chứng như chảy máu, thủng hay hẹp môn vị. Chúng ta hy vọng rằng, ngay cả những trường hợp có biến chứng này trong tương lai sẽ ngày càng ít đi và tiến tới không còn nữa, nếu bệnh loét được phát hiện sớm, điều trị kịp thời bằng những thuốc đầy hiệu quả như ngày. Vậy điều gì đã xảy ra trong y học?
Các phát hiện về vi sinh trong những năm 80 tình cờ nhận thấy có sự hiện diện của vi khuẩn Helicobacter Pylori (HP) trong các mảnh sinh thiết dạ dày. Qua nhiều khảo cứu y học, giờ đây các nhà khoa học đã có thể kết luận rằng, chính chúng là nguyên nhân gây ra viêm loét dạ dày tá tràng. Các vi khuẩn HP từ ngoài xâm nhập vào tế bào niêm mạc dạ dày, cư trú và phát triển tại đó rồi gây ra viêm và teo niêm mạc dạ dày. Tùy theo độc lực của các chủng vi khuẩn và các yếu tố nội tại cụ thể của từng người bệnh mà gây ra loét.Một số yếu tố trung gian do vi khuẩn HP tiết ra, lại là các yếu tố gây ung thư. Các cuộc theo dõi liên tục và lâu dài đã chứng minh rằng, 90% các ung thư dạ dày là có liên quan đến HP và ¾ số ung thư dạ dày mới gặp hiện nay thấy ở vùng châu Á. Tỷ lệ nhiễm HP chung ở người Việt Nam khoảng 70% và gặp trong 70% số người bị loét dạ dày, gặp 90% trong số loét hành tá tràng. Không thể đoán trước được rằng người nào bị nhiễm HP sẽ trở thành ung thư, do đó cách tốt nhất để phòng tránh ung thư là nên diệt trừ HP ngay từ đầu.
Việc điều trị nhiễm HP cần được tiến hành ở những người có bệnh dạ dày tá tràng, có u lympho ở niêm mạc đường tiêu hóa hay người có tiền sử gia đình ung thư đường tiêu hóa, xét nghiệm thấy vi khuẩn dù chưa mắc bệnh.Thuốc điều trị là kháng sinh mà chủ yếu là Metronidazole hoặc Clarithromycin, nhưng hiện nay hiện tượng đề kháng thuốc đã dần xuất hiện (47 - 86% với Metronidazol, 20% với Clarithromycin và 69% với Amoxiciclin) làm ảnh hưởng nhiều đến kết quả điều trị. Clarithromycin có tỷ lệ thành công cao hơn hẳn so với Metronidazol, nhưng hiệu quả của thuốc sẽ tăng hơn nếu ức chế tiết acid đầy đủ bằng các thuốc ức chế bơm proton để làm tăng độ pH của dạ dày.Các phác đồ điều trị chủ yếu hiện nay là sự phối hợp của 3 hoặc 4 loại thuốc trong số : thuốc ức chế bơm proton - Amoxcycilin - Metronidazol - Clarithromycin và Bismuth hay Tetracyclin.
Hội Tiêu hóa Việt Nam đã họp bàn nhiều về cách diệt trừ chúng và thống nhất một phương thức chung để điều trị Helicobacter Pylori ở bệnh nhân dạ dày tá tràng có hiệu lực nhất theo tóm tắt như sau:
- Chỉ định tiệt trừ HP: Loét hành tá tràng; loét dạ dày; viêm teo dạ dày mạn tính hoạt động; u lympho bào dạ dày hoạt hóa thấp; ung thư dạ dày chẩn đoán rất sớm; điều trị lâu dài với thuốc chống viêm không steroid (NSAID) hay có tiền sử loét trước khi điều trị.
- Có thể dùng trong các trường hợp: Ung thư dạ dày chẩn đoán muộn và đã phẫu thuật; trào ngược dạ dày thực quản; viêm dạ dày đã điều trị nhiều lần không giảm hay con cái những người bị ung thư dạ dày.
- Công thức điều trị: chọn một trong các phác đồ sau:
1. Ức chế bơm proton (PPI) + Clarithromycin (C) 500mg + Amoxiciclin (A) 1000mg dùng ngày 2 lần trong ít nhất 7 ngày
2. [ PPI + C 500mg + Metronidazol (M) 500mg] x 2 lần x 7 ngày
3. [ PPI + Bismuth (B)200 – 400mg + Tetracyclin (T) 1000mg + M 500mg] x 2 lần x 7ngày
4. [ PPI + B 200 – 400 mg +T 1000mg + A 1000mg] x 2 lần x 7 ngày
5. PPI 2 lần/ngày + [ T 250mg + M 200mg + B 108mg ] x 5lần x 10 ngày
Khi điều trị thử với một phác đồ không thành công thì thử đổi qua phác đồ khác. Không nên điều trị loét dạ dày tá tràng với phác đồ chỉ 1 hay 2 thứ thuốc. Khi thử 2 phác đồ mà vẫn không thành công thì cần cấy lại vi khuẩn và làm kháng sinh đồ.
Một loại thuốc mới nhất đó là : K-ZARNIZO kêt hợp vơi Mepraz với công thức tiên tiến đầy đủ các thành phần cho một phác đồ điều trị hiệu quả bệnh viêm loét dạ dày ,xung huyết bờ cong hang vị dạ dày ,viêm loét hành tá tràng .Thời gian điều trị làm 02 đợt .Mỗi đợt 14 ngày
Bệnh Bao Tử
Trong hệ thống tiêu hoá về dinh dưỡng của con người, bao tử giữ một vai trò rất quan trọng vì đây là cơ quan đầu tiên khởi nguyên cho sự tiêu hoá. Thức ăn được nhai trong miệng rồi trộn lẫn với nước bọt trước khi được nuốt xuống ống thực quản để rồi tích tụ lại trong dạ dầy. Tại đây dịch thuỷ sẽ được tiết ra từ các tuyến nằm trong thành bao tử bắt đầu cho một số tác động dây chuyền từ việc bóp nát thức ăn thành những phần tử nhỏ cho tới các phản ứng hóa học kích thích bởi chất chua và các chất xúc tác khác do các tuyến bao tử tiết ra. Từ đó thức ăn sẽ được đẩy xuống ruột non để được hấp thụ vào máu nuôi dưỡng cơ thể.Ðể dễ hiểu tác dụng của bao tử trong việc tiêu hoá, chúng ta phải hình dung bao tử như là một cái túi có hình thù dài của một trái mướp nhỏ nhưng lại có khả năng tăng trưởng khối lượng để chứa đựng một số lượng thức ăn lớn nhờ vào tính cách co giãn của các bắp thịt cấu tạo nên bao tử. Khi bụng đói dung tích của bao tử khoảng chừng 50 phân khối, nhưng có thể dễ dàng chứa đựng 1200 phân khối thức ăn và thức uống sau một bữa ăn lớn. Thức ăn khi đã được nuốt vào dạ dầy sẽ tồn tại tại đây từ 3 tới 6 tiếng đồng hồ rồi mới đi xuống ruột non. Chính vì bao tử là nơi đầu tiên chứa đựng thức ăn, một số lớn các bệnh tiêu hoá thường bắt nguồn từ đây.
TRIỆU CHỨNG
Triệu chứng thông thường nhất là khi bị bệnh bao tử là đau bụng ở vùng chấn thuỷ ngay dưới xương ngực và trên lỗ rốn. Ðau bao tử có thể ngấm ngầm sau mỗi khi ăn hay có thể đau nhói rất khó chịu tương tự như bị dao kéo đâm thẳng vào bụng. Tiêu biểu nhất là đau bụng sau khi ăn kèm theo chứng đầy bụng và nặng bụng. Bụng trên có thể căng phồng hay trướng lên làm giới hạn số lượng thức ăn muốn ăn vào. Nhiều khi phải ợ hơi hay nhịn ăn để được thoải mái. Ngược lại cũng có người lại cảm thấy dễ chịu hơn sau khi ăn nhờ thức ăn làm cho dịu cơn đau. Cảm giác nóng rát ở chấn thuỷ kèm theo ợ chua rất thường thấy ở bệnh bao tử. Buồn nôn hay ói mửa cũng rất thường gặp nhưng nguy hiểm nếu ói ra máu hay ói nước màu nâu đậm trộn lẫn với máu bầm tương tự như bã cà phê. Biếng ăn kèm theo với mất nước đều là những triệu chứng không tốt. Nóng sốt hay tiêu chảy hiếm khi thấy ở bệnh bao tử. Lối mô tả cơn đau cùng với các chi tiết liên can tới chứng đau bụng sẽ giúp cho bác sĩ chẩn bệnh một cách mau lẹ và chính xác. Thử nghiệm phụ trợ không ngoài mục đích xác nhận chứng bao tử mà bác sĩ đã nghĩ tới trong lúc hỏi bệnh và khám bệnh. Chụp hình quang tuyến trơn hay kèm theo với uống chất cản quang sền sệt như sữa sẽ giúp tìm ra loét bao tử, bướu bao tử hay bao tử bị tắc nghẽn. Kỹ thuật chẩn bệnh với quang tuyến chỉ chính xác khoảng 70 tới 80 phần trăm các trường hợp có bệnh mà thôi. Rõ ràng và mau lẹ hơn nữa là nội soi (endoscopy) bằng cách luồn một ống nhựa nhỏ bằng ngón tay út qua miệng và thực quản để vào bao tử rồi chiếu đèn khám xét mặt trong của bao tử. Kỹ thuật nội soi rất chính xác, có thể thực hiện mau chóng an toàn và rất thoải mái cho bệnh nhân. Trong khi soi bao tử, bệnh nhân sẽ được chích thuốc ngủ nên không cảm thấy khó chịu. Qua ống soi, bướu hay loét trong bao tử có thể được cắt ra làm sinh thiết (biopsy) để khám nghiệm dưới kính hiển vi. Xuất huyết trong bao tử có thể cầm lại được trong khi nội soi nếu máu chảy ra từ vết loét hay bướu. Thử máu không thông dụng lắm trong việc chẩn bệnh bao tử trừ khi muốn xem coi bệnh nhân có bị thiếu máu hay không, nhất là ở những ai ói ra máu hay đi cầu ra phân đen.
BỆNH SƯNG BAO TỬ (GASTRITIS)
Bao tử bị sưng đỏ là do có quá nhiều chất chua. Các lý do thông thường làm cho bao tử tiết ra nhiều chất chua gồm có thức ăn như các chất cay (ớt, tiêu, tỏi), thức uống như là cà phê, rượu bia. Ðầu óc bị căng thẳng (stress) cũng tiết ra nhiều chất chua làm thương tổn đến màng nhầy của bao tử. Nhiễm trùng với loại vi trùng xoắn Helcobacter pylori sẽ làm cho sưng bao tử. Khi bị sưng bao tử bụng sẽ đau nhưng không nhiều lắm, thông thường là cảm giác khó chịu ở bụng trên kèm với khó tiêu và đầy hơi. Ðịnh bệnh với phương pháp nội soi là chính xác nhất vì chụp hình quang tuyến không giúp cho thấy được bao tử có bị đỏ hay không. Ngoài ra sinh thiết màng nhầy bao tử khi soi sẽ giúp tìm vi trùng xoắn chính xác hơn là thử máu. Chữa trị nhiễm trùng bao tử đòi hỏi phải uống thuốc trụ sinh như là clairthoromycin và amoxillin kèm theo với một loại thuốc giảm sự bài tiết chất chua trong bao tử như là omeprazole, lansoprazole, v.v... Các trường hợp sưng bao tử khác chỉ cần chữa với thuốc antacids (Mallox, Mylanta), ranitidine hoặc famotidine. Ðiều quan trọng là kiêng cữ các thức ăn hay món ăn uống gây ra bệnh.
CHỨNG ÐẦY HƠI, Ợ HƠI VÀ Ợ CHUA
Hầu như ai ai, không ít thì nhiều, cũng bị đầy hơi và ợ chua nhất là sau những bữa ăn thịnh soạn chứa nhiều dầu mỡ hay đồ chiên xào. Có người còn để ý thêm là bụng họ bị đầy hay bị căng phồng lên sau mỗi lần ăn kèm theo với cảm giác khó nuốt hay khó thở. Các triệu chứng này gây ra do cơ vòng ở đoạn cuối của ống thực quản bị hở rộng ra, không khép kín được sau mỗi lần ăn. Những ai bị bệnh tiểu đường lâu năm cũng có thể thấy các triệu chứng tương tự vì các bắp cơ của bao tử không còn cơ bóp mạnh mẽ nữa. Tệ hơn nữa, người bệnh sẽ bị ợ chua hay nóng rát ở chấn thuỷ. Khi nội soi đoạn cuối của thực quản có thể bị sưng đỏ, loét lở hay chảy máu. Thời gian chữa trị với thuốc men sẽ lâu dài hơn và cần phải kiêng cữ ăn uống kỹ càng hơn. Thuốc lá, rượu bia cũng phải ngưng. Nếu bị tiểu đường thì lượng đường trong máu phải được kiểm soát chặt chẽ hơn bằng thuốc men hay lối ăn uống. Giải phẫu để cột hay xiết chặt cơ vòng ở ống thực quản được dành riêng cho các trường hợp mà thuốc uống không làm cho giảm bệnh.
BỆNH LOÉT BAO TỬ
Trong các bệnh bao tử, loét lở thường gặp nhất, có lẽ vì niêm mạc bao tử quá nhậy cảm với chất chua được tiết ra từ các tuyến trong thành bao tử. Như đã trình bày ở trên, bị stress nhiều sẽ gây ra loét bao tử. Các loại thức ăn kể trên, thuốc lá rượu bia đều làm cho bệnh loét bao tử nặng hơn. Thuốc men đặc biệt là các loại thuốc uống cho giảm đau như là aspirin, ibuprofen, naproxyn, v.v... nếu uống không cẩn thận có thể gây ra loét bao tử. Khi bị loét thông thường triệu chứng đầu tiên là đau bụng. Bụng có thể đau ngấm ngầm hay đau nhói rất khó chịu. Ðôi khi cơn đau có thể lan ra sau lưng như ai lấy vật nhọn đâm thẳng vào người. Nếu chứng đau bụng kéo dài lâu ngày mà không được chữa trị, người bệnh nhân sẽ xuống cân vì không dám ăn nhiều tuy rằng đôi khi ăn vào sẽ làm dịu cơn đau. Ðặc biệt loét lở bao tử do thuốc trị đau nhức gây nên ít khi làm cho đau bụng nhưng thường gây ra chảy máu trong bao tử. Xuất huyết bao tử là một trong những biến chứng nguy hiểm của bệnh loét bao tử. Người bệnh nhân có thể ói ra máu tươi, máu bầm hay nước màu nâu giống như bã cà phê. Ði cầu thì phân sẽ đen thui như mực xạ, hay màu đỏ đậm. Nếu xuất huyết quá trầm trọng người bệnh nhân có thể ngất xỉu rồi té, sắc mặt xanh xao nhợt nhạt vì mất quá nhiều máu. Những lúc đó cần phải gọi cấp cứu ngay để được điều trị sớm. Nội soi khẩn cấp có thể tìm ra máu chảy từ loét nơi nào để còn cầm máu lại. Một biến chứng nguy hiểm khác của loét bao tử là lủng bao tử do vết loét ăn mòn lâu ngày rồi đào sâu vào thành bao tử làm cho lủng lỗ. Trường hợp khẩn cấp này phải được giải phẫu sớm.
Ngoài việc kiêng cữ ăn uống, thuốc lá, rượu bia, thuốc trị đau nhức, chữa trị bệnh loét bao tử tương đối khá đơn giản và có nhiều kết quả nhờ có thuốc mạnh và hiệu nghiệm. Nếu bị loét bao tử thường, không kèm theo chẩy máu thì chỉ cần uống thuốc giảm bài tiết chất chua trong hai tháng là bệnh sẽ khỏi. Thuốc ranitidine, famotidine, omeprazole, lansoprazole, rabeprazole, hay là pantoprazple đều công hiệu gần như nhau khi dùng để chữa loét bao tử. Một khi đã có chảy máu bao tử hay lủng bao tử thì bắt buộc phải uống thuốc lâu dài hơn.
BỆNH UNG THƯ BAO TỬ
So với dân bản xứ ở đây, người Việt Nam chúng ta dễ bị ung thư bao tử hơn, có lẽ vì cơ cấu di truyền hoặc lối ăn uống, đặc biệt là các món ăn nướng than hay nướng lửa để cháy khét. Người ta nghĩ rằng thịt cá nướng có chứa nhiều chất nitrosamines dễ gây ra ung thư bao tử. Nếu cha mẹ hay anh chị em ruột bị ung thư bao tử thì những người trong gia đình cũng dễ bị ung thư này hơn. Các thế hệ con cháu của những người Nhật Bản sau khi đã di cư qua xứ Mỹ ít bị ung thư bao tử hơn. Ðiều nhận xét này cho thấy thức ăn đóng một vai trò quan trọng trong sự tạo nên ung thư bao tử. Bệnh này thông thường xảy ra ở người lớn tuổi. Tuy nhiên đã có các trường hợp ung thư bao tử ở tuổi 30. Triệu chứng ung thư bao tử không rõ ràng lắm và dễ bị lầm với các chứng bệnh bao tử khác như kể trên. Ða số các bệnh nhân bị ung thư bao tử biếng ăn uống vì bụng cứ thấy đầy và nặng nề làm cho không ăn được bao nhiêu. Lúc nào họ cũng thấy no tuy rằng không ăn và dần dần sẽ xuống cân. Ðau bụng thì ít thấy. Khi bướu mọc lớn rồi có thể rờ được cục bướu ở vùng chấn thuỷ hoặc là thấy phân có màu đen mỗi khi đi cầu. Một số ít bệnh nhân sẽ bị nấc cục thường xuyên rồi có thể ói mửa. Chụp hình quang tuyến sẽ thấy được cục bướu trong bao tử, tuy nhiên có loại bướu bao tử không mọc gồ ghề thành cục mà lại núp ẩn trong thành bao tử làm cho định bệnh khó khăn hơn. Phương pháp nội soi tìm được bướu bao tử dễ dàng và còn giúp cho làm sinh thiết cục bướu để xác nhận là cá tính của bướu hầu có thể hướng dẫn cách trị liệu. Ða số bướu ung thư bao tử cần phải giải phẫu cắt bỏ; nếu bướu đã lan qua các chuỗi hạch lân cận rồi thì cần phải được chữa trị thêm với thuốc (chemotherapy) để tiêu diệt các tế bào ung thư còn sót lại. Ung thư bao tử loại lymphoma chỉ cần chữa trị bằng thuốc thôi mà không cần giải phẫu. Tương tự như các loại ung thư khác, ung thư bao tử nếu khám phá sớm có thể chữa trị dễ dàng và lành bệnh hoàn toàn.
(MVX sưu tầm)
Viêm hang vị nghĩa là gì?
Hang vị là từ dùng để chỉ phần nằm ngang của dạ dày, từ góc bờ cong nhỏ tới lỗ môn vị
(theo thứ tự từ trên xuống dưới dạ dày chia thành phình vị, thân vị, hang vị và lỗ môn vị, dạ dày có 2 bờ là bờ cong lớn và bờ cong nhỏ). ,viêm hang vị là 1 tên gọi riêng của bệnnh viêm dạ dày - tá tràng. MỜi bnạ tham khảo bài viết sau để hiểu rõ hơn về bệnh tình nhé.
Viêm loét dạ dày - tá tràng là một trong những bệnh gặp khá phổ biến trong cộng đồng dân cư nước ta. Bệnh gặp ở mọi lứa tuổi nhưng người lớn chiếm tỷ lệ cao hơn trẻ em. Đặc điểm của bệnh là tùy theo các vị trí của viêm và loét khác nhau mà có các tên gọi là viêm dạ dày, viêm hang vị, viêm tâm vị, viêm bờ cong nhỏ hoặc loét bờ cong nhỏ, loét hang vị, loét tiền môn vị, viêm tá tràng, loét tá tràng hoặc cả dạ dày và hành tá tràng đều bị viêm, loét người ta gọi là viêm, loét dạ dày - tá tràng.
Từ lâu có nhiều giả thuyết nói về nguyên nhân của bệnh viêm, loét dạ dày - tá tràng, trong đó thuyết về thần kinh có vẻ nhiều thuyết phục hơn cả và đã tồn tại trong một thời gian khá dài nhiều thập niên. Song hành với giả thuyết thần kinh, một giả thuyết về sự có mặt của một loại vi khuẩn, tồn tại ở niêm mạc và dưới niêm mạc dạ dày cũng đã được đề cập đến. Mãi đến năm 1983, hai nhà khoa học người Australia (Warren và Marshall) mới thành công trong việc nuôi cấy, phân lập để xác định được loại vi khuẩn gây viêm loét dạ dày - tá tràng đó và công bố cho toàn thế giới biết kẻ thù nguy hiểm này trong bệnh lý viêm loét dạ dày - tá tràng. Đó là loại vi khuẩn được đặt tên là Hélicobacter pylori (viết tắt là HP).
Triệu chứng chính của viêm, loét dạ dày - tá tràng như thế nào?
Đau: đau là triệu chứng hay gặp nhất ở bệnh nhân có hội chứng dạ dày - tá tràng. Vị trí đau thường gặp nhất là vùng thượng vị (trên rốn), đau âm ỉ hoặc đau dữ dội. Đau âm ỉ có khi kéo dài từ vài tháng đến vài ba năm, có khi hàng chục năm. Nhiều bệnh nhân đau có tính chất chu kỳ (một chu kỳ khoảng từ một tuần đến vài tuần trở lên) và thường xảy ra vào lúc giao mùa, đặc biệt là mùa rét. Đôi khi trạng thái thần kinh căng thẳng, lo lắng, sau ăn thức ăn chua, cay (ớt, rượu) cũng làm cơn đau xuất hiện hoặc đau kéo dài.Tính chất đau của viêm hoặc loét dạ dày - tá tràng nhiều khi khó phân biệt nhưng mới bị viêm thì ăn vào cơn đau sẽ tăng lên, còn loét thì khi đói cơn đau sẽ xuất hiện hoặc đau xuất hiện bất cứ lúc nào, no, đói đều đau.
Rối loạn tiêu hóa: Các triệu chứng gây rối loạn tiêu hóa như đầy hơi, chướng bụng, trung tiện, phân có khi nát có khi lỏng, có khi rắn như phân dê. Trong những trường hợp loét hành tá tràng lâu ngày gây co kéo làm hẹp môn vị thì ăn không tiêu, bụng ậm ạch khó chịu, nhiều khi phải móc họng nôn ra mới thấy thoải mái. Vì vậy người bị loét dạ dày - hành tá tràng lâu năm thường gầy, da xanh, niêm mạc nhợt nhạt, đặc biệt có biến chứng thường bị xuất huyết tá tràng. Khám bệnh nhân, đa số bụng có lõm lòng thuyền, lắc bụng thấy có tiếng kêu óc ách do ứ đọng nhiều dịch vị.
- Xquang vẫn có giá trị chẩn đoán nhất định, đặc biệt là trong chụp phim dạ dày hàng loạt có uống thuốc cản quang.
Ngày nay, nội soi dạ dày có giá trị lớn trong chẩn đoán viêm, loét dạ dày - tá tràng. Ngoài việc xác định được vị trí tổn thương, tình trạng tổn thương... thì trong những trường hợp nghi ngờ bệnh ác tính có thể sinh thiết để tìm tế bào lạ. Sinh thiết còn giúp cho việc lấy bệnh phẩm để nhuộm Gram, thử test ureaza, nuôi cấy phân lập xác định vi khuẩn HP và làm kháng sinh đồ để xác định tính nhạy cảm với kháng sinh của vi khuẩn này.
Những biến chứng thường gặp trong bệnh viêm, loét dạ dày - tá tràng là gì?
Các trường hợp viêm dạ dày - tá tràng nếu không phát hiện sớm và điều trị đúng thì sẽ dẫn đến viêm mạn tính hoặc trở thành loét. Trong các bệnh về dạ dày thì đáng sợ nhất là viêm bờ cong nhỏ dễ biến chứng thành loét và có thể dễ đưa đến ung thư hóa tuy rằng viêm, loét dạ dày thì ít đau hơn viêm loét tá tràng. Ngược lại, viêm loét tá tràng ít bị ung thư hơn nhưng thường hay đau, dễ gây hẹp môn vị (do hành tá tràng loét xơ chai gây co kéo môn vị), đặc biệt là làm chảy máu. Chảy máu hành tá tràng có thể ồ ạt phải cấp cứu hoặc chảy máu ri rỉ làm cho phân thường có màu đen. Trong trường hợp chảy máu nhiều thì phân thường đen như nhựa đường và mùi hôi rất đặc biệt như “mùi cóc chết”.Biến chứng thủng dạ dày cũng thường gặp. Có những bệnh nhân do bị loét ngầm nên bình thường không đau bụng hoặc đau rất ít, đột nhiên bị thủng dạ dày phải cấp cứu. Trong trường hợp bị thủng dạ dày mà cấp cứu không kịp thời thì dễ đưa đến gây viêm phúc mạc, sốc nhiễm khuẩn và có thể bị tử vong.
Bệnh viêm loét dạ dày - tá tràng có thể nhầm với bệnh gì ?
Một số bệnh khi đau vùng thượng vị có thể nhầm với viêm loét dạ dày - tá tràng như viêm tụy, viêm đường dẫn mật, sỏi đường dẫn mật. Trong một số trường hợp viêm ruột thừa ở những giờ đầu cũng có thể đau thượng vị (tỷ lệ này thấp) hoặc ngộ độc thức ăn gây viêm dạ dày cấp tính trong một vài giờ đầu của bệnh. Đau bụng âm ỉ, đi ngoài phân đen có thể nhầm với những bệnh nhân bị giun móc. Trong những trường hợp này cần xét nghiệm tìm trứng giun móc.
Khi nghi ngờ viêm loét dạ dày - tá tràng nên làm gì?
Không nên tự điều trị mà nên đi khám bệnh để được thầy thuốc khám cẩn thận sau đó sẽ cho chỉ định chụp dạ dày, đặc biệt là nội soi dạ dày (nếu bệnh viện có điều kiện) để chẩn đoán xác định xem có bị viêm loét dạ dày tá tràng hay không?
Đối với người có hội chứng dạ dày – tá tràng nên kiêng tuyệt đối rượu, bia, chất chua cay và cả thuốc lá (thuốc lào) và các chất gây kích thích khác như trà đặc, cà phê. Tất cả những chất này ở khía cạnh này hay khía cạnh khác đều có khả năng làm tổn thương niêm mạc dạ dày, đặc biệt là rượu, chua, cay
Cần làm gì để phòng, chữa trị bệnh viêm, loét dạ dày - tá tràng?
Ăn uống hợp vệ sinh là khâu quan trọng hàng đầu. Về điều trị, ngày nay người ta khuyến cáo điều trị viêm loét dạ dày - tá tràng dựa trên cơ chế tiêu diệt vi khuẩn HP, chống tăng tiết dịch vị và cần có thuốc bao phủ niêm mạc tránh tác dụng của dịch vị. Ngoài ra cần có chế độ dinh dưỡng tốt, thích hợp cho người mắc bệnh về dạ dày.
Loét hang vị dạ dày có thể biến chứng sang ung thư?Ngày nay, với tiến bộ của y học, đã phát hiện ra rất nhiều những nguyên nhân và yếu tố nguy cơ của bệnh viêm loét dạ dày như

Bệnh viêm loét dạ dày nói chung và loét vùng hang vị nói riêng có thể xảy ra 4 biến chứng: Xuất huyết tiêu hóa. Thủng ổ loét.Tắc ruột do hẹp môn vị. Ác tính hóa ổ loét.
Điều trị: cần tuân thủ đúng chỉ định và thời gian dùng thuốc của bác sĩ, nhất là trường hợp của bạn (loét đa ổ vùng hang vị, kèm HP+, dị sản độ I) thì sau khi dùng thuốc điều trị do bác sĩ chuyên khoa chỉ định, nên nội soi kiểm tra lại sau một tháng để xem ổ loét đã liền sẹo chưa? Nếu liền sẹo coi như điều trị có kết quả, nếu thất bại cần tiếp tục điều trị đợt 2-3. Trường hợp điều trị nội khoa không kết quả có thể phải can thiệp bằng phương pháp phẫu thuật. Loét hang vị lại có dị sản tế bào độ I, bạn cần được theo dõi sát và thường xuyên qua nội soi và làm sinh thiết mô bệnh học để dự phòng những biến chứng xấu. Tốt nhất là nên theo một BS chyên khoa điều trị triệt để, đầy đủ, theo dõi sát để dự phòng những biến chứng trên. (Suckhoegiadinh.org theo – Thanh niên – BS Bạch Long
Viêm loét dạ dày, hang vị, tá tràng, đại tràng là một căn bệnh khó chữa, nó ảnh hưởng rất nhiều đến cuộc sống sinh hoạt hàng ngày của người bệnhDạ dày là một trong những vị trí đầu tiên trong đường tiêu hóa phải xử lý thức ăn từ bữa ăn hàng ngày. Nhờ những co thắt sinh lý nhẹ nhàng và sự hòa trộn với dịch tiết trong dạ dày mà thức ăn được dễ dàng hấp thu ở ruột. Khi bạn ăn uống không điều độ, lo âu, tress, hay dùng các thuốc kháng viêm, giảm đau (nhất là các thuốc trị đau khớp),... làm dạ dày tiết nhiều axít hơn (giống như a xít trong bình ắc-qui). Khi đó chất nhầy ở vách dạ dày không còn đủ sức để bảo vệ dạ dày, chất ít dư thừa này sẽ "ăn mòn" dần vách dạ dày. Kết quả là bạn bị khó tiêu, đầy bụng, đau thượng vị,... thậm chí bị ổ loét ở dạ dày tá tràng. Gần đây một loại vi khuẩn tên là Helicobacter pylori cũng dã được xác nhậ n là một thủ phạm gây ra viêm loét dạ dày - tá tràng. Vậy có cách nào để loại trừ tận gốc căn bệnh này không? Xin thưa cùng các bệnh nhân gia đình tôi có đơn thuốc Nam gia truyền Chuyên trị : Đau dạ dày, thượng vị, Viêm hang vị phù nề xung huyết, viêm loét hành tá tràng, đại tràng , đầy hơi... (Bệnh nhân thường có các triệu chứng như đau bụng lâm râm ở bụng vùng thượng vị, có khi đau sốc sang hai bên sườn, đau ra sau lưng, hay bị nôn oẹ, ợ chua, ợ hơi, ứa nước miếng, rêu lưỡi dầy thường xuyên bị táo bón hoặc đi ngoài phân sống).
Bệnh Đau dạ dày viêm loét hang vị dạ dày và cách điều trị hiệu quả
Vào những năm 70-80, việc chữa bệnh viêm loét dạ dày tá tràng thường dùng các thuốc ổn định, điều hòa thần kinh và đến khi thật sự cần thiết mới phẫu thuật để cắt bỏ bớt các nhánh thần kinh X chi phối việc tiết dịch vị. Kết quả điều trị không cao bệnh nhân thường bị tái phát lại .Những năm gần đây xuất hiện thuốc điều trị loét dạ dày tá tràng ngày càng nhiều, ngày càng hiệu quả hơn. Nhờ đó mà quan điểm và phương pháp điều trị đã thay đổi hẳn, từ một bệnh chủ yếu điều trị bằng ngoại khoa, đã trở thành một bệnh chủ yếu điều trị bằng nội khoa. Có thể nói, đây là một bước ngoặt, một tiến bộ rất lớn trong điều trị loét dạ dày tá tràng. Những trường hợp loét dạ dày tá tràng phải mổ ngày càng ít dần đi, chỉ dành cho những trường hợp loét có biến chứng như chảy máu, thủng hay hẹp môn vị. Chúng ta hy vọng rằng, ngay cả những trường hợp có biến chứng này trong tương lai sẽ ngày càng ít đi và tiến tới không còn nữa, nếu bệnh loét được phát hiện sớm, điều trị kịp thời bằng những thuốc đầy hiệu quả như ngày. Vậy điều gì đã xảy ra trong y học?
Các phát hiện về vi sinh trong những năm 80 tình cờ nhận thấy có sự hiện diện của vi khuẩn Helicobacter Pylori (HP) trong các mảnh sinh thiết dạ dày. Qua nhiều khảo cứu y học, giờ đây các nhà khoa học đã có thể kết luận rằng, chính chúng là nguyên nhân gây ra viêm loét dạ dày tá tràng. Các vi khuẩn HP từ ngoài xâm nhập vào tế bào niêm mạc dạ dày, cư trú và phát triển tại đó rồi gây ra viêm và teo niêm mạc dạ dày. Tùy theo độc lực của các chủng vi khuẩn và các yếu tố nội tại cụ thể của từng người bệnh mà gây ra loét.Một số yếu tố trung gian do vi khuẩn HP tiết ra, lại là các yếu tố gây ung thư. Các cuộc theo dõi liên tục và lâu dài đã chứng minh rằng, 90% các ung thư dạ dày là có liên quan đến HP và ¾ số ung thư dạ dày mới gặp hiện nay thấy ở vùng châu Á. Tỷ lệ nhiễm HP chung ở người Việt Nam khoảng 70% và gặp trong 70% số người bị loét dạ dày, gặp 90% trong số loét hành tá tràng. Không thể đoán trước được rằng người nào bị nhiễm HP sẽ trở thành ung thư, do đó cách tốt nhất để phòng tránh ung thư là nên diệt trừ HP ngay từ đầu.
Việc điều trị nhiễm HP cần được tiến hành ở những người có bệnh dạ dày tá tràng, có u lympho ở niêm mạc đường tiêu hóa hay người có tiền sử gia đình ung thư đường tiêu hóa, xét nghiệm thấy vi khuẩn dù chưa mắc bệnh.Thuốc điều trị là kháng sinh mà chủ yếu là Metronidazole hoặc Clarithromycin, nhưng hiện nay hiện tượng đề kháng thuốc đã dần xuất hiện (47 - 86% với Metronidazol, 20% với Clarithromycin và 69% với Amoxiciclin) làm ảnh hưởng nhiều đến kết quả điều trị. Clarithromycin có tỷ lệ thành công cao hơn hẳn so với Metronidazol, nhưng hiệu quả của thuốc sẽ tăng hơn nếu ức chế tiết acid đầy đủ bằng các thuốc ức chế bơm proton để làm tăng độ pH của dạ dày.Các phác đồ điều trị chủ yếu hiện nay là sự phối hợp của 3 hoặc 4 loại thuốc trong số : thuốc ức chế bơm proton - Amoxcycilin - Metronidazol - Clarithromycin và Bismuth hay Tetracyclin.
Hội Tiêu hóa Việt Nam đã họp bàn nhiều về cách diệt trừ chúng và thống nhất một phương thức chung để điều trị Helicobacter Pylori ở bệnh nhân dạ dày tá tràng có hiệu lực nhất theo tóm tắt như sau:
- Chỉ định tiệt trừ HP: Loét hành tá tràng; loét dạ dày; viêm teo dạ dày mạn tính hoạt động; u lympho bào dạ dày hoạt hóa thấp; ung thư dạ dày chẩn đoán rất sớm; điều trị lâu dài với thuốc chống viêm không steroid (NSAID) hay có tiền sử loét trước khi điều trị.
- Có thể dùng trong các trường hợp: Ung thư dạ dày chẩn đoán muộn và đã phẫu thuật; trào ngược dạ dày thực quản; viêm dạ dày đã điều trị nhiều lần không giảm hay con cái những người bị ung thư dạ dày.
- Công thức điều trị: chọn một trong các phác đồ sau:
1. Ức chế bơm proton (PPI) + Clarithromycin (C) 500mg + Amoxiciclin (A) 1000mg dùng ngày 2 lần trong ít nhất 7 ngày
2. [ PPI + C 500mg + Metronidazol (M) 500mg] x 2 lần x 7 ngày
3. [ PPI + Bismuth (B)200 – 400mg + Tetracyclin (T) 1000mg + M 500mg] x 2 lần x 7ngày
4. [ PPI + B 200 – 400 mg +T 1000mg + A 1000mg] x 2 lần x 7 ngày
5. PPI 2 lần/ngày + [ T 250mg + M 200mg + B 108mg ] x 5lần x 10 ngày
Khi điều trị thử với một phác đồ không thành công thì thử đổi qua phác đồ khác. Không nên điều trị loét dạ dày tá tràng với phác đồ chỉ 1 hay 2 thứ thuốc. Khi thử 2 phác đồ mà vẫn không thành công thì cần cấy lại vi khuẩn và làm kháng sinh đồ.
Một loại thuốc mới nhất đó là : K-ZARNIZO kêt hợp vơi Mepraz với công thức tiên tiến đầy đủ các thành phần cho một phác đồ điều trị hiệu quả bệnh viêm loét dạ dày ,xung huyết bờ cong hang vị dạ dày ,viêm loét hành tá tràng .Thời gian điều trị làm 02 đợt .Mỗi đợt 14 ngày
Bệnh Bao Tử
Trong hệ thống tiêu hoá về dinh dưỡng của con người, bao tử giữ một vai trò rất quan trọng vì đây là cơ quan đầu tiên khởi nguyên cho sự tiêu hoá. Thức ăn được nhai trong miệng rồi trộn lẫn với nước bọt trước khi được nuốt xuống ống thực quản để rồi tích tụ lại trong dạ dầy. Tại đây dịch thuỷ sẽ được tiết ra từ các tuyến nằm trong thành bao tử bắt đầu cho một số tác động dây chuyền từ việc bóp nát thức ăn thành những phần tử nhỏ cho tới các phản ứng hóa học kích thích bởi chất chua và các chất xúc tác khác do các tuyến bao tử tiết ra. Từ đó thức ăn sẽ được đẩy xuống ruột non để được hấp thụ vào máu nuôi dưỡng cơ thể.Ðể dễ hiểu tác dụng của bao tử trong việc tiêu hoá, chúng ta phải hình dung bao tử như là một cái túi có hình thù dài của một trái mướp nhỏ nhưng lại có khả năng tăng trưởng khối lượng để chứa đựng một số lượng thức ăn lớn nhờ vào tính cách co giãn của các bắp thịt cấu tạo nên bao tử. Khi bụng đói dung tích của bao tử khoảng chừng 50 phân khối, nhưng có thể dễ dàng chứa đựng 1200 phân khối thức ăn và thức uống sau một bữa ăn lớn. Thức ăn khi đã được nuốt vào dạ dầy sẽ tồn tại tại đây từ 3 tới 6 tiếng đồng hồ rồi mới đi xuống ruột non. Chính vì bao tử là nơi đầu tiên chứa đựng thức ăn, một số lớn các bệnh tiêu hoá thường bắt nguồn từ đây.
TRIỆU CHỨNG
Triệu chứng thông thường nhất là khi bị bệnh bao tử là đau bụng ở vùng chấn thuỷ ngay dưới xương ngực và trên lỗ rốn. Ðau bao tử có thể ngấm ngầm sau mỗi khi ăn hay có thể đau nhói rất khó chịu tương tự như bị dao kéo đâm thẳng vào bụng. Tiêu biểu nhất là đau bụng sau khi ăn kèm theo chứng đầy bụng và nặng bụng. Bụng trên có thể căng phồng hay trướng lên làm giới hạn số lượng thức ăn muốn ăn vào. Nhiều khi phải ợ hơi hay nhịn ăn để được thoải mái. Ngược lại cũng có người lại cảm thấy dễ chịu hơn sau khi ăn nhờ thức ăn làm cho dịu cơn đau. Cảm giác nóng rát ở chấn thuỷ kèm theo ợ chua rất thường thấy ở bệnh bao tử. Buồn nôn hay ói mửa cũng rất thường gặp nhưng nguy hiểm nếu ói ra máu hay ói nước màu nâu đậm trộn lẫn với máu bầm tương tự như bã cà phê. Biếng ăn kèm theo với mất nước đều là những triệu chứng không tốt. Nóng sốt hay tiêu chảy hiếm khi thấy ở bệnh bao tử. Lối mô tả cơn đau cùng với các chi tiết liên can tới chứng đau bụng sẽ giúp cho bác sĩ chẩn bệnh một cách mau lẹ và chính xác. Thử nghiệm phụ trợ không ngoài mục đích xác nhận chứng bao tử mà bác sĩ đã nghĩ tới trong lúc hỏi bệnh và khám bệnh. Chụp hình quang tuyến trơn hay kèm theo với uống chất cản quang sền sệt như sữa sẽ giúp tìm ra loét bao tử, bướu bao tử hay bao tử bị tắc nghẽn. Kỹ thuật chẩn bệnh với quang tuyến chỉ chính xác khoảng 70 tới 80 phần trăm các trường hợp có bệnh mà thôi. Rõ ràng và mau lẹ hơn nữa là nội soi (endoscopy) bằng cách luồn một ống nhựa nhỏ bằng ngón tay út qua miệng và thực quản để vào bao tử rồi chiếu đèn khám xét mặt trong của bao tử. Kỹ thuật nội soi rất chính xác, có thể thực hiện mau chóng an toàn và rất thoải mái cho bệnh nhân. Trong khi soi bao tử, bệnh nhân sẽ được chích thuốc ngủ nên không cảm thấy khó chịu. Qua ống soi, bướu hay loét trong bao tử có thể được cắt ra làm sinh thiết (biopsy) để khám nghiệm dưới kính hiển vi. Xuất huyết trong bao tử có thể cầm lại được trong khi nội soi nếu máu chảy ra từ vết loét hay bướu. Thử máu không thông dụng lắm trong việc chẩn bệnh bao tử trừ khi muốn xem coi bệnh nhân có bị thiếu máu hay không, nhất là ở những ai ói ra máu hay đi cầu ra phân đen.
BỆNH SƯNG BAO TỬ (GASTRITIS)
Bao tử bị sưng đỏ là do có quá nhiều chất chua. Các lý do thông thường làm cho bao tử tiết ra nhiều chất chua gồm có thức ăn như các chất cay (ớt, tiêu, tỏi), thức uống như là cà phê, rượu bia. Ðầu óc bị căng thẳng (stress) cũng tiết ra nhiều chất chua làm thương tổn đến màng nhầy của bao tử. Nhiễm trùng với loại vi trùng xoắn Helcobacter pylori sẽ làm cho sưng bao tử. Khi bị sưng bao tử bụng sẽ đau nhưng không nhiều lắm, thông thường là cảm giác khó chịu ở bụng trên kèm với khó tiêu và đầy hơi. Ðịnh bệnh với phương pháp nội soi là chính xác nhất vì chụp hình quang tuyến không giúp cho thấy được bao tử có bị đỏ hay không. Ngoài ra sinh thiết màng nhầy bao tử khi soi sẽ giúp tìm vi trùng xoắn chính xác hơn là thử máu. Chữa trị nhiễm trùng bao tử đòi hỏi phải uống thuốc trụ sinh như là clairthoromycin và amoxillin kèm theo với một loại thuốc giảm sự bài tiết chất chua trong bao tử như là omeprazole, lansoprazole, v.v... Các trường hợp sưng bao tử khác chỉ cần chữa với thuốc antacids (Mallox, Mylanta), ranitidine hoặc famotidine. Ðiều quan trọng là kiêng cữ các thức ăn hay món ăn uống gây ra bệnh.
CHỨNG ÐẦY HƠI, Ợ HƠI VÀ Ợ CHUA
Hầu như ai ai, không ít thì nhiều, cũng bị đầy hơi và ợ chua nhất là sau những bữa ăn thịnh soạn chứa nhiều dầu mỡ hay đồ chiên xào. Có người còn để ý thêm là bụng họ bị đầy hay bị căng phồng lên sau mỗi lần ăn kèm theo với cảm giác khó nuốt hay khó thở. Các triệu chứng này gây ra do cơ vòng ở đoạn cuối của ống thực quản bị hở rộng ra, không khép kín được sau mỗi lần ăn. Những ai bị bệnh tiểu đường lâu năm cũng có thể thấy các triệu chứng tương tự vì các bắp cơ của bao tử không còn cơ bóp mạnh mẽ nữa. Tệ hơn nữa, người bệnh sẽ bị ợ chua hay nóng rát ở chấn thuỷ. Khi nội soi đoạn cuối của thực quản có thể bị sưng đỏ, loét lở hay chảy máu. Thời gian chữa trị với thuốc men sẽ lâu dài hơn và cần phải kiêng cữ ăn uống kỹ càng hơn. Thuốc lá, rượu bia cũng phải ngưng. Nếu bị tiểu đường thì lượng đường trong máu phải được kiểm soát chặt chẽ hơn bằng thuốc men hay lối ăn uống. Giải phẫu để cột hay xiết chặt cơ vòng ở ống thực quản được dành riêng cho các trường hợp mà thuốc uống không làm cho giảm bệnh.
BỆNH LOÉT BAO TỬ
Trong các bệnh bao tử, loét lở thường gặp nhất, có lẽ vì niêm mạc bao tử quá nhậy cảm với chất chua được tiết ra từ các tuyến trong thành bao tử. Như đã trình bày ở trên, bị stress nhiều sẽ gây ra loét bao tử. Các loại thức ăn kể trên, thuốc lá rượu bia đều làm cho bệnh loét bao tử nặng hơn. Thuốc men đặc biệt là các loại thuốc uống cho giảm đau như là aspirin, ibuprofen, naproxyn, v.v... nếu uống không cẩn thận có thể gây ra loét bao tử. Khi bị loét thông thường triệu chứng đầu tiên là đau bụng. Bụng có thể đau ngấm ngầm hay đau nhói rất khó chịu. Ðôi khi cơn đau có thể lan ra sau lưng như ai lấy vật nhọn đâm thẳng vào người. Nếu chứng đau bụng kéo dài lâu ngày mà không được chữa trị, người bệnh nhân sẽ xuống cân vì không dám ăn nhiều tuy rằng đôi khi ăn vào sẽ làm dịu cơn đau. Ðặc biệt loét lở bao tử do thuốc trị đau nhức gây nên ít khi làm cho đau bụng nhưng thường gây ra chảy máu trong bao tử. Xuất huyết bao tử là một trong những biến chứng nguy hiểm của bệnh loét bao tử. Người bệnh nhân có thể ói ra máu tươi, máu bầm hay nước màu nâu giống như bã cà phê. Ði cầu thì phân sẽ đen thui như mực xạ, hay màu đỏ đậm. Nếu xuất huyết quá trầm trọng người bệnh nhân có thể ngất xỉu rồi té, sắc mặt xanh xao nhợt nhạt vì mất quá nhiều máu. Những lúc đó cần phải gọi cấp cứu ngay để được điều trị sớm. Nội soi khẩn cấp có thể tìm ra máu chảy từ loét nơi nào để còn cầm máu lại. Một biến chứng nguy hiểm khác của loét bao tử là lủng bao tử do vết loét ăn mòn lâu ngày rồi đào sâu vào thành bao tử làm cho lủng lỗ. Trường hợp khẩn cấp này phải được giải phẫu sớm.
Ngoài việc kiêng cữ ăn uống, thuốc lá, rượu bia, thuốc trị đau nhức, chữa trị bệnh loét bao tử tương đối khá đơn giản và có nhiều kết quả nhờ có thuốc mạnh và hiệu nghiệm. Nếu bị loét bao tử thường, không kèm theo chẩy máu thì chỉ cần uống thuốc giảm bài tiết chất chua trong hai tháng là bệnh sẽ khỏi. Thuốc ranitidine, famotidine, omeprazole, lansoprazole, rabeprazole, hay là pantoprazple đều công hiệu gần như nhau khi dùng để chữa loét bao tử. Một khi đã có chảy máu bao tử hay lủng bao tử thì bắt buộc phải uống thuốc lâu dài hơn.
BỆNH UNG THƯ BAO TỬ
So với dân bản xứ ở đây, người Việt Nam chúng ta dễ bị ung thư bao tử hơn, có lẽ vì cơ cấu di truyền hoặc lối ăn uống, đặc biệt là các món ăn nướng than hay nướng lửa để cháy khét. Người ta nghĩ rằng thịt cá nướng có chứa nhiều chất nitrosamines dễ gây ra ung thư bao tử. Nếu cha mẹ hay anh chị em ruột bị ung thư bao tử thì những người trong gia đình cũng dễ bị ung thư này hơn. Các thế hệ con cháu của những người Nhật Bản sau khi đã di cư qua xứ Mỹ ít bị ung thư bao tử hơn. Ðiều nhận xét này cho thấy thức ăn đóng một vai trò quan trọng trong sự tạo nên ung thư bao tử. Bệnh này thông thường xảy ra ở người lớn tuổi. Tuy nhiên đã có các trường hợp ung thư bao tử ở tuổi 30. Triệu chứng ung thư bao tử không rõ ràng lắm và dễ bị lầm với các chứng bệnh bao tử khác như kể trên. Ða số các bệnh nhân bị ung thư bao tử biếng ăn uống vì bụng cứ thấy đầy và nặng nề làm cho không ăn được bao nhiêu. Lúc nào họ cũng thấy no tuy rằng không ăn và dần dần sẽ xuống cân. Ðau bụng thì ít thấy. Khi bướu mọc lớn rồi có thể rờ được cục bướu ở vùng chấn thuỷ hoặc là thấy phân có màu đen mỗi khi đi cầu. Một số ít bệnh nhân sẽ bị nấc cục thường xuyên rồi có thể ói mửa. Chụp hình quang tuyến sẽ thấy được cục bướu trong bao tử, tuy nhiên có loại bướu bao tử không mọc gồ ghề thành cục mà lại núp ẩn trong thành bao tử làm cho định bệnh khó khăn hơn. Phương pháp nội soi tìm được bướu bao tử dễ dàng và còn giúp cho làm sinh thiết cục bướu để xác nhận là cá tính của bướu hầu có thể hướng dẫn cách trị liệu. Ða số bướu ung thư bao tử cần phải giải phẫu cắt bỏ; nếu bướu đã lan qua các chuỗi hạch lân cận rồi thì cần phải được chữa trị thêm với thuốc (chemotherapy) để tiêu diệt các tế bào ung thư còn sót lại. Ung thư bao tử loại lymphoma chỉ cần chữa trị bằng thuốc thôi mà không cần giải phẫu. Tương tự như các loại ung thư khác, ung thư bao tử nếu khám phá sớm có thể chữa trị dễ dàng và lành bệnh hoàn toàn.
(MVX sưu tầm)
Comment