Di cảo thơ III của Bùi Giáng "Tuyết Băng Vô Tận Xứ"
Trong "Lời thưa" tác giả Quỳnh Na đã viết:
"Tuyết Băng Vô Tận Xứ - tập thơ được thi sĩ Bùi Giáng vịnh và họa theo lối cảm hứng và ngẫu nhiên từ thi tập Tuyết Mùa Viễn Xứ của nhà thơ nữ Thân Thị Ngọc Quế.
Mùa thu năm 1994, cũng chỉ là sự tình cờ - ông có dịp gặp cô Ngọc Quế - thời gian có ngắn ngủi để đàm thoại. Dịp này cô Ngọc Quế có gửi biếu ông mấy tập thơ đã xuất bản trước đây nói là để đọc cho vui… Cô Ngọc Quế có gợi ý: "Lúc nào rãnh rỗi, anh Giáng thử họa vài bài cho vui. Tập TMVX là tập thơ mới nhất của tôi - nếu được anh họa bài Ta Lại Gọi Ta cho tôi nhé!".
Đáp lại, ông chỉ mỉm cười và nói: "Có lẽ việc này chị nên nhờ ai khác vì bản chất tôi luộm thuộm lang thang phiêu hốt mà bản thân tôi là vu vơ say rượu - vì họa thơ thì phải tuyệt đối tuân theo phép họa. Hơn nữa từ xưa tới nay, thật tôi chẳng biết họa thơ. Xin chị hiểu cho chỗ đó".
Và thi sĩ Bùi Giáng trong "Thay lời tựa" đã ngỏ:
"Càng đọc thơ chị nhiều ngày tôi càng thấy rõ… một cái gì không thể nào nói được. Có lẽ xưa kia tôi đã từng linh cảm:
"Én đầu xuân tuyết đầu đông
Rừng cô tịch ngóng nội đồng trổ hoa"
Rừng cô tịch ngóng nội đồng trổ hoa"
Những bài thơ chị viết toàn nhiên là giãi tỏ, hồn nhiên xác định cái đó. Là cái tâm vô tận bao dung của chị trong cái vô tận đoạn trường mặt đất muôn trùng. Có lẽ - nếu chị vui chơi ân cần chút nữa - chị sẽ thấy rằng Bùi Giáng chưa biết chị từ bao giờ - nhưng tiên đoán, bằng trái tim mạch máu - xẩu xương - rằng sẽ có ngày như thế là: một linh hồn vô tận sẽ đi về, sẽ nói mai sau của Đông Phương - Tây Phương một cái gì mà toàn thể địa cầu dường như đã đánh mất".
Bùi Giáng
***************
Xưa hay nay việc xướng ngôn bằng lối hò đối đáp theo tập thể hay ra câu đối vịnh, họa theo một bài thơ thường diễn ra giữa hai người. Trong nền văn học trung đại đã có những cặp tài hoa vịnh thơ để cùng nhau trao đổi về tài và tình như nữ sĩ Đoàn Thị Điểm cùng Trạng Quỳnh, Hồ Xuân Hương với Nguyễn Du, kể cả Cao Bá Quát cùng vua Tự Đức… Ngay cả bậc tài trí song toàn như đức vua Lê Thánh Tôn lập hẳn ra một hội Tao Đàn, hay Chiêu Anh Các của Mạc Thiên Tích ở Hà Tiên… họ thông qua tài thơ xướng họa để bày tỏ chí khí của mình về tình cảm riêng tư, về thế thái nhân tình. Nhiều bậc tài danh, chí sĩ yêu nước như cụ Phan Bội Châu, Phan Chu Trinh, Tản Đà… vịnh, họa để bày tỏ khí tiết của người quân tử trong vận mệnh đất nước… nhưng vịnh và họa thơ ở giai đoạn văn học hiện đại rất khó và hiếm. Đọc tập "Di cảo thơ III - Tuyết băng vô tận xứ" giữa Thân Thị Ngọc Quế và thi sĩ Bùi Giáng mới thấy được sự thể hiện cái tài hoa của tiên sinh Bùi Giáng. Tiên sinh Bùi Giáng đã thân tình tự nhận về lối chơi thơ trang trọng, tao nhã này qua thủ bút ở trang 16:
"Trung thu 94
Kình gửi Thanh Thỵ Ngọc Quế
Mấy tháng nay tôi đọc lui đọc tới TUYẾT MÙA VIỄN XỨ mỗi ngày mỗi thấy thêm nhiều mới lạ âm thầm tỏa ra. Tôi sẽ cùng Thanh Hoài lo việc như ý chị muốn.
Riêng cái việc viết trang Préface tôi nghĩ rằng chị nên nhờ anh Trịnh Công Sơn làm là phải hơn ai hết cả. Anh Sơn được hầu hết mọi người mến chuộng - Còn tôi? Tôi nửa tỉnh nửa điên, say rượu loạn xà ngầu & làm hỏng việc…
Cám ơn chị đã viết cho tôi lá thư đầy tốt đẹp.
T.B. nếu vì lẽ gì đó Anh Trịnh Công Sơn không viết - thì cuối cùng rốt cuộc, rồi cũng sẽ gắng gượng viết qua loa gọi là préface hay là prétface".
Kình gửi Thanh Thỵ Ngọc Quế
Mấy tháng nay tôi đọc lui đọc tới TUYẾT MÙA VIỄN XỨ mỗi ngày mỗi thấy thêm nhiều mới lạ âm thầm tỏa ra. Tôi sẽ cùng Thanh Hoài lo việc như ý chị muốn.
Riêng cái việc viết trang Préface tôi nghĩ rằng chị nên nhờ anh Trịnh Công Sơn làm là phải hơn ai hết cả. Anh Sơn được hầu hết mọi người mến chuộng - Còn tôi? Tôi nửa tỉnh nửa điên, say rượu loạn xà ngầu & làm hỏng việc…
Cám ơn chị đã viết cho tôi lá thư đầy tốt đẹp.
T.B. nếu vì lẽ gì đó Anh Trịnh Công Sơn không viết - thì cuối cùng rốt cuộc, rồi cũng sẽ gắng gượng viết qua loa gọi là préface hay là prétface".
Khi đọc tập di cảo này, chúng ta còn thấy được nét tài hoa của thi sĩ Bùi Giáng khi ông tự vẽ minh họa ở trang 48. Và lại biết có lúc ông viết "Thanh Thỵ Ngọc Quế" lại có lúc viết "Thân Thị Ngọc Quế". Vì Bùi Giáng tự nhận là người "nửa tỉnh nửa điên, say rượu" nên độc giả có thể kinh ngạc khi thấy ông ca ngợi hết lời “thượng thừa nữ vương” Thân Thị Ngọc Quế qua thủ bút ở trang 7:
“TUYẾT BĂNG VÔ TẬN XỨ
Khởi từ TUYẾT MÙA VIỄN XỨ của thượng thừa nữ vương Thi Ca Thân Thỵ NGỌC QUẾ
(Mùa xuân hiện giữa ngàn Mai
nguyên hình nữ Chúa trên ngày Phù Du)
Nausieaa-Mưa Nguồn".
Ngoài những bài vịnh, phần cuối còn có "Thơ ngoại tập" với 13 bài của chính thi sĩ Bùi Giáng. Trong đó có bài "Tuyết Mùa Viễn Xứ" chúng tôi xin chép lại vì đây cũng là tiêu đề của tập sách do NXB Văn nghệ TP.HCM ấn bản tháng 6.2005 với 142 bài vừa sáng tác, vừa vịnh của Thân Thị Ngọc Quế và thi sĩ Bùi Giáng:
Tuyết Mùa Viễn Xứ
Con chim hót như chưa từng đã hót
Một bài ca vô tận giữa bụi hồng
Tuyết mùa viễn xứ mênh mông
Từ đâu khách địa mà trông ngóng về
Tôi nằm khóc mãi tình tôi
Yêu trăng viễn xứ yêu trời lang thang
(Chiêm bao viễn xứ mây vàng)
Tuyết mùa phảng phất mộng trường éo le.
Khởi từ TUYẾT MÙA VIỄN XỨ của thượng thừa nữ vương Thi Ca Thân Thỵ NGỌC QUẾ
(Mùa xuân hiện giữa ngàn Mai
nguyên hình nữ Chúa trên ngày Phù Du)
Nausieaa-Mưa Nguồn".
Ngoài những bài vịnh, phần cuối còn có "Thơ ngoại tập" với 13 bài của chính thi sĩ Bùi Giáng. Trong đó có bài "Tuyết Mùa Viễn Xứ" chúng tôi xin chép lại vì đây cũng là tiêu đề của tập sách do NXB Văn nghệ TP.HCM ấn bản tháng 6.2005 với 142 bài vừa sáng tác, vừa vịnh của Thân Thị Ngọc Quế và thi sĩ Bùi Giáng:
Tuyết Mùa Viễn Xứ
Con chim hót như chưa từng đã hót
Một bài ca vô tận giữa bụi hồng
Tuyết mùa viễn xứ mênh mông
Từ đâu khách địa mà trông ngóng về
Tôi nằm khóc mãi tình tôi
Yêu trăng viễn xứ yêu trời lang thang
(Chiêm bao viễn xứ mây vàng)
Tuyết mùa phảng phất mộng trường éo le.
Khi biên tập tập di cảo này, biên tập viên Lê Quang Trường (NXB VN) đã tâm sự cùng chúng tôi: “Thật khó khi phải đọc lại những chữ dùng của thi nhân Bùi Giáng. Bởi, từng chữ có nghĩa, ý riêng của nó. Nếu phải sửa lại cho đúng về mặt ngữ âm thì có lỗi với ông. Do vậy, chúng tôi tôn trọng vẫn giữ nguyên để bạn đọc hiểu thêm về một thi nhân Bùi Giáng”. Vâng, lời tâm sự của người biên tập cũng là những gì bạn đọc dễ "thắc mắc" khi đọc tập di cảo này, bởi cứ ngỡ biên tập sót nhiều lỗi mo-rát!
Comment