• Nếu đây là lần đầu tiên bạn ghé thăm Trang nhà Chút lưu lại, xin bạn vui lòng hãy xem mục Những câu hỏi thường gặp - FAQ để tự tìm hiểu thêm. Nếu bạn muốn tham gia gởi bài viết cho Trang nhà, xin vui lòng Ghi danh làm Thành viên (miễn phí). Trong trường hợp nếu bạn đã là Thành viên và quên mật khẩu, hãy nhấn vào phía trên lấy mật khẩu để thiết lập lại. Để bắt đầu xem, chọn diễn đàn mà bạn muốn ghé thăm ở bên dưới.

Thông báo Quan trọng

Collapse
No announcement yet.

Nuôi chồn lấy càphê chồn ở Tây nguyên

Collapse
X
 
  • Filter
  • Time
  • Show
Clear All
new posts

  • Nuôi chồn lấy càphê chồn ở Tây nguyên

    Nuôi chồn lấy càphê chồn ở Tây nguyên


    Càphê chồn được tạo ra từ chồn, cứ vào vụ càphê, chồn hương chọn ăn những quả chín mọng, không bị sâu. Enzym tiêu hoá trong dạ dày con chồn tương tác với vỏ càphê làm thay đổi thành phần và hương vị hạt càphê thải ra theo đường tiêu hoá của chồn. Loại càphê này có hương vị hấp dẫn, quyến rũ đặc biệt đến vị giác của người thưởng thức.



    Sản phẩm càphê chồn của ông Hoàng Mạnh Cường.

    80 con chồn cho 500kg càphê mỗi năm

    Ông Hoàng Mạnh Cường ở phường Tân Tiến, TP Buôn Ma Thuột, Dăk Lăk là người sản xuất kinh doanh càphê chồn từ năm 2004. Lúc còn nhỏ, ông thường đi nhặt những quả càphê thơm ngon rụng dưới gốc do con chồn thải ra đem về rang xay riêng để uống trong nhà, và ông bắt đầu để ý đến càphê chồn từ đó…
    Ông Cường đầu tư xây dựng hệ thống chuồng trại khang trang, đăng ký nguồn gốc chồn nuôi với cơ quan kiểm lâm. Đây là những con chồn hương được chăm sóc chu đáo, nuôi nhốt trong môi trường như ở… rừng. Thức ăn cho chúng là các loại cá, thịt, hoa quả chín. Vào vụ thu hoạch càphê, ông đến tận vườn chọn mua những quả chín mọng, với giá cao hơn hai – ba lần giá thị trường về cho chồn ăn. Càphê chồn được thu hoạch vào buổi sáng sau khi chồn thải ra hạt càphê còn nguyên, đem rửa sạch, sấy khô đóng gói. Một vụ càphê, mỗi con chồn có thể cho 5 – 6kg càphê.

    Ông Cường cho biết, để có được sản phẩm càphê chồn chất lượng tốt, phải nuôi chồn trong điều kiện giống môi trường tự nhiên và càphê cho chồn ăn không bị sâu, hoặc nhiễm thuốc hoá học. Năm 2009, ông Cường thu được 500kg càphê từ đàn chồn 80 con. Sản phẩm làm ra chủ yếu bán lẻ cho khách du lịch và những người có thu nhập cao với giá từ 1 – 1,5 triệu đồng/kg. Bên cạnh đó, ông còn ký hợp đồng cung cấp sản phẩm ổn định cho công ty Sài Gòn Ban Mê để xuất khẩu sang Nhật và các nước châu Âu. “Nhiều người nghe nói càphê chồn cho rằng đó là chuyện đùa, tuy nhiên, khi chứng kiến việc nuôi chồn làm càphê mới ngỡ ngàng”, ông Cường nói. Theo ông Cường, làm càphê chồn không khó, thu nhập mang lại rất lớn và thân thiện với môi trường.

    Loại càphê này được tạo ra hoàn toàn bằng thủ công, có nguồn gốc tự nhiên, không có chất hoá học, nên có giá trị rất lớn. Người nông dân cũng như các công ty càphê ỏ Dăk Lăk, Dăk Nông, Gia Lai… làm càphê chồn ngày càng nhiều.



    Chồn nuôi để lấy càphê chỉ ăn những quả chín mọng.

    Tràn lan càphê hương chồn

    Hiện nay, ở Việt Nam rất hiếm có loại càphê chồn hoang dã, mà chủ yếu là càphê thu từ chồn nuôi, có giá lên đến 50 – 60 triệu đồng/kg. Giá quá cao, nên sản phẩm này khó có thể tiêu thụ ở nội địa, mà chủ yếu dành cho xuất khẩu. Từ đó, người nông dân gặp nhiều khó khăn, trong sản xuất và tiếp cận thị trường quốc tế. Thông thường, các doanh nghiệp thu mua sản phẩm xuất khẩu đều yêu cầu người sản xuất phải chứng minh được nguồn gốc pháp lý rõ ràng của sản phẩm, bởi chồn hương là động vật hoang dã quý hiếm, phải được bảo tồn, cấm nuôi trái phép.

    Công ty càphê Trung Nguyên lại chọn hướng đi khác là thu mua càphê chồn nguyên liệu của người nông dân thu lượm trong tự nhiên ở rẫy càphê trong rừng sâu. Sản phẩm này được chế biến thủ công qua các công đoạn để đảm bảo giữ được hương vị tự nhiên. Mỗi ký càphê chồn nguyên liệu được mua với giá từ 1 – 10 triệu đồng, rang xay đặc biệt bán với giá 3.000 USD. Công ty chỉ sản xuất cho những khách hàng đặc biệt ký hợp đồng với số lượng hạn chế. Một cán bộ của công ty cho biết, càphê thu từ chồn nuôi nhốt không có giá trị như chồn tự nhiên. Vì vậy số lượng càphê chồn đích thực trên thị trường là rất hạn chế.

    bài và ảnh: Yên Xuân

    Đã chỉnh sửa bởi CONHAKO; 16-11-2010, 09:08 AM.
    ----------------------------

    Cái đẹp của sa mạc là một cái giếng nó ẩn dấu nơi đó.
    Similar Threads
Working...
Scroll To Top Scroll To Center Scroll To Bottom