Cau ơi!
Cát Hoàng
Đêm mất ngủ, đi dọc hiên nhà bắt gặp dáng cau sừng sững, chợt nổi niềm chuyện xưa - nay: Nắng đẹp nhất là nắng hàng cau quê ngoại (nội). Hoa đẹp nhất là hoa cau rụng trắng đêm hè. Ổ chim sáo trên ngọn cau có sức cám dỗ mãnh liệt đối với con trẻ. Và còn biết bao câu chuyện cổ tích, ca dao, thơ, nhạc,...say đắm liên quan đến...cau ơi!
Có hôm bạn đến chơi nhà, nhìn hàng cau bìa vườn, thảng thốt: Giữa cây cau và cây tre chưa biết cây nào gắn bó với làng quê mình hơn ông à? Cây cau sẳn làm rui me lợp nhà ở khi ta sống. Khi người ta nằm xuống, cây cau sẳn làm đòn khiêng đưa ta về về nơi an nghỉ cuối cùng nhen!
Nhà cha mẹ tôi ở đất giồng cát có dáng cau sau hè. Nhà vợ chồng tôi ở đất vườn cũng có dáng cau quanh nhà. Đằng đẵng nửa thế kỷ trôi qua trong đời, hình bóng cây cau trở nên thân quen đến độ chừng mình vô ý chẳng đoái hoài đến. Nay bạn nhắc nhớ, bụng ngẫm đầu suy: Nếu mai nầy không cau sao ta?
"Xẽo Sâu cau tốt ai bì" - Câu ca dao Bến Tre nầy đã đặc tả một vùng đất xưa nổi danh nhờ cau (Xẽo Sâu thuộc xã Lương Phú, huyện Giồng Trôm, tỉnh Bến Tre). Ở đây tôi có người bạn tên Yến Nga, một lần anh em về Xẽo Sâu chơi bằng ghe đi đêm, em bảo: Anh Hoàng nhìn kìa - có nơi nào đẹp bằng quê mình, nép dưới tán cau ven sông cả rặng bần dài lập loè sáng đèn đom đóm. Nga ví von là "Thành phố quanh sông". Vậy mà sự đời ai học được chữ ngờ! Sáu mùa đom đóm sau, lần thứ hai cùng Yến Nga về Xẽo Sâu cũng là lần vĩnh biệt. Phút cuối trả em về với cát bụi bằng tấu nhạc kèn bài hát Lòng Mẹ (Theo ước nguyện trăn trối của em). Đâu ai biết tôi đã lẻn riêng ra ôm gốc cau mà khóc (Khóc mà tức ấm a ấm ách vì em bệnh nhẹ hều mà để đến chết - Chết do chứng bệnh nặng oằn vốn dĩ mắc cở của trinh nữ, dấu đến độ bạn gái thân nhất của em cũng không được biết "cái chủm cau" của em bị bệnh).
Có chuyện buồn ắt có chuyện vui tiếu lâm về ông hàng xóm giận ông hàng xóm không mời ăn đám giỗ, đốn cau vườn mình cho ngả sang vườn hàng xóm...buộc ông hàng xóm vô thế bí chẳng đặng đừng mà bụng tức như...cau đổ buồng. Có chuyện thật kể nghe như chuyện tiếu lâm là tôi có ông cậu rán mắc trần đời. Cậu mê con gái chủ vườn cau quá mạng nên quyết chí học nghề trèo cau. Học xong nghề thành thạo cậu liền đến nhà nàng xin bẻ cau mướn (Ở quê trèo cau bằng nài dây chuối, trèo một lần lên đến đọt cau, bẻ cau xong sau đó đánh võng từ đọt cau nầy sang đọt cau khác liền kề để bẻ cau tiếp). Người leo cau mặc quần xà lỏn ở trên nhìn xuống, người hứng buồng cau ở dưới ngước lên, vừa mắt liếc môi cười vừa "khoe của", nàng nào chịu thấu mà chẳng trở thành mợ tui mới lạ (Cái nầy tui nói lén, ai học nấy chịu hà!).
Đến những năm thập kỷ 70, 80 thế kỷ 20, nghề chế biến cau vẫn còn nhiều điểm ở xung quanh thị xã Bến Tre (Thường bổ cau ruột hoặc vỏ cau tước bỏ vỏ xanh - phơi khô). Người bổ cau cần con dao nhíp thật sắc, mà phải chăng thành ngữ "mắt sắc dao cau" xuất phát vì lẽ nầy. Nhà tôi trọ học ở chung xóm làm cau, lúc rảnh rổi học tập thỉnh thoảng lân la sang phụ tách vỏ cau, nói chuyện trên trời dưới đất với mấy cô gái cho vui và khi về thế nào cũng xin vài cái vỏ cau để dành chà răng cho sạch đẹp hết chỗ chê. Có một độ mê chơi quá trớn tôi và một thằng bạn độ nhật hai buổi bằng "hủ tíu không người lái" (Hủ tíu nấu suông với nước bột ngọt và giá sống, không thịt) suốt cả tuần, hai thằng nuổn quá nằm vùi, cũng may nhờ có chị làm cau thương tình ra tay cứu độ đi chợ nấu cho một ngày cơm, nếu không thì dám...chết hụt như chơi.
Nay, Nhà nước cấm đốt pháo, bà con bớt ăn trầu, cau thương phẩm bớt giá nhưng không thể mất giá, bởi phẩm nhuộm vẫn cần trái cau làm nguyên liệu; bởi gì thì gì chớ việc cưới hỏi mà thiếu buồng cau, ốp trầu là vô duyên trơ trẽn - Nhất thiết phải trầu nguyên cuống vẹn đuôi, cau buồng nguyên liền mép và không được khuyết trái.
Trở lại vấn đề tâm thức giữa cây tre và cây cau - Hai cây đều có cổ tích, có ca dao, thơ, nhạc,... tự bao đời vốn dĩ đã trở thành truyền thống - bản sắc văn hoá của đất nước - dân tộc Việt Nam - Chẳng cần bàn cãi cây nào hơn cây nào. Chỉ tội nghiệp cây viết phải động đậy bởi đêm mất ngủ đi dọc hiên nhà, vẳng nghe tiếng chim đảo trứng trên đọt cau, nghĩ mà mừng cho sự sinh sôi...sẵn sàng sống.
Cát Hoàng
Đêm mất ngủ, đi dọc hiên nhà bắt gặp dáng cau sừng sững, chợt nổi niềm chuyện xưa - nay: Nắng đẹp nhất là nắng hàng cau quê ngoại (nội). Hoa đẹp nhất là hoa cau rụng trắng đêm hè. Ổ chim sáo trên ngọn cau có sức cám dỗ mãnh liệt đối với con trẻ. Và còn biết bao câu chuyện cổ tích, ca dao, thơ, nhạc,...say đắm liên quan đến...cau ơi!
Có hôm bạn đến chơi nhà, nhìn hàng cau bìa vườn, thảng thốt: Giữa cây cau và cây tre chưa biết cây nào gắn bó với làng quê mình hơn ông à? Cây cau sẳn làm rui me lợp nhà ở khi ta sống. Khi người ta nằm xuống, cây cau sẳn làm đòn khiêng đưa ta về về nơi an nghỉ cuối cùng nhen!
Nhà cha mẹ tôi ở đất giồng cát có dáng cau sau hè. Nhà vợ chồng tôi ở đất vườn cũng có dáng cau quanh nhà. Đằng đẵng nửa thế kỷ trôi qua trong đời, hình bóng cây cau trở nên thân quen đến độ chừng mình vô ý chẳng đoái hoài đến. Nay bạn nhắc nhớ, bụng ngẫm đầu suy: Nếu mai nầy không cau sao ta?
"Xẽo Sâu cau tốt ai bì" - Câu ca dao Bến Tre nầy đã đặc tả một vùng đất xưa nổi danh nhờ cau (Xẽo Sâu thuộc xã Lương Phú, huyện Giồng Trôm, tỉnh Bến Tre). Ở đây tôi có người bạn tên Yến Nga, một lần anh em về Xẽo Sâu chơi bằng ghe đi đêm, em bảo: Anh Hoàng nhìn kìa - có nơi nào đẹp bằng quê mình, nép dưới tán cau ven sông cả rặng bần dài lập loè sáng đèn đom đóm. Nga ví von là "Thành phố quanh sông". Vậy mà sự đời ai học được chữ ngờ! Sáu mùa đom đóm sau, lần thứ hai cùng Yến Nga về Xẽo Sâu cũng là lần vĩnh biệt. Phút cuối trả em về với cát bụi bằng tấu nhạc kèn bài hát Lòng Mẹ (Theo ước nguyện trăn trối của em). Đâu ai biết tôi đã lẻn riêng ra ôm gốc cau mà khóc (Khóc mà tức ấm a ấm ách vì em bệnh nhẹ hều mà để đến chết - Chết do chứng bệnh nặng oằn vốn dĩ mắc cở của trinh nữ, dấu đến độ bạn gái thân nhất của em cũng không được biết "cái chủm cau" của em bị bệnh).
Có chuyện buồn ắt có chuyện vui tiếu lâm về ông hàng xóm giận ông hàng xóm không mời ăn đám giỗ, đốn cau vườn mình cho ngả sang vườn hàng xóm...buộc ông hàng xóm vô thế bí chẳng đặng đừng mà bụng tức như...cau đổ buồng. Có chuyện thật kể nghe như chuyện tiếu lâm là tôi có ông cậu rán mắc trần đời. Cậu mê con gái chủ vườn cau quá mạng nên quyết chí học nghề trèo cau. Học xong nghề thành thạo cậu liền đến nhà nàng xin bẻ cau mướn (Ở quê trèo cau bằng nài dây chuối, trèo một lần lên đến đọt cau, bẻ cau xong sau đó đánh võng từ đọt cau nầy sang đọt cau khác liền kề để bẻ cau tiếp). Người leo cau mặc quần xà lỏn ở trên nhìn xuống, người hứng buồng cau ở dưới ngước lên, vừa mắt liếc môi cười vừa "khoe của", nàng nào chịu thấu mà chẳng trở thành mợ tui mới lạ (Cái nầy tui nói lén, ai học nấy chịu hà!).
Đến những năm thập kỷ 70, 80 thế kỷ 20, nghề chế biến cau vẫn còn nhiều điểm ở xung quanh thị xã Bến Tre (Thường bổ cau ruột hoặc vỏ cau tước bỏ vỏ xanh - phơi khô). Người bổ cau cần con dao nhíp thật sắc, mà phải chăng thành ngữ "mắt sắc dao cau" xuất phát vì lẽ nầy. Nhà tôi trọ học ở chung xóm làm cau, lúc rảnh rổi học tập thỉnh thoảng lân la sang phụ tách vỏ cau, nói chuyện trên trời dưới đất với mấy cô gái cho vui và khi về thế nào cũng xin vài cái vỏ cau để dành chà răng cho sạch đẹp hết chỗ chê. Có một độ mê chơi quá trớn tôi và một thằng bạn độ nhật hai buổi bằng "hủ tíu không người lái" (Hủ tíu nấu suông với nước bột ngọt và giá sống, không thịt) suốt cả tuần, hai thằng nuổn quá nằm vùi, cũng may nhờ có chị làm cau thương tình ra tay cứu độ đi chợ nấu cho một ngày cơm, nếu không thì dám...chết hụt như chơi.
Nay, Nhà nước cấm đốt pháo, bà con bớt ăn trầu, cau thương phẩm bớt giá nhưng không thể mất giá, bởi phẩm nhuộm vẫn cần trái cau làm nguyên liệu; bởi gì thì gì chớ việc cưới hỏi mà thiếu buồng cau, ốp trầu là vô duyên trơ trẽn - Nhất thiết phải trầu nguyên cuống vẹn đuôi, cau buồng nguyên liền mép và không được khuyết trái.
Trở lại vấn đề tâm thức giữa cây tre và cây cau - Hai cây đều có cổ tích, có ca dao, thơ, nhạc,... tự bao đời vốn dĩ đã trở thành truyền thống - bản sắc văn hoá của đất nước - dân tộc Việt Nam - Chẳng cần bàn cãi cây nào hơn cây nào. Chỉ tội nghiệp cây viết phải động đậy bởi đêm mất ngủ đi dọc hiên nhà, vẳng nghe tiếng chim đảo trứng trên đọt cau, nghĩ mà mừng cho sự sinh sôi...sẵn sàng sống.