• Nếu đây là lần đầu tiên bạn ghé thăm Trang nhà Chút lưu lại, xin bạn vui lòng hãy xem mục Những câu hỏi thường gặp - FAQ để tự tìm hiểu thêm. Nếu bạn muốn tham gia gởi bài viết cho Trang nhà, xin vui lòng Ghi danh làm Thành viên (miễn phí). Trong trường hợp nếu bạn đã là Thành viên và quên mật khẩu, hãy nhấn vào phía trên lấy mật khẩu để thiết lập lại. Để bắt đầu xem, chọn diễn đàn mà bạn muốn ghé thăm ở bên dưới.

Thông báo Quan trọng

Collapse
No announcement yet.

Chuyện máy rà an ninh 'nhìn xuyên quần áo'

Collapse
X
 
  • Filter
  • Time
  • Show
Clear All
new posts

  • Chuyện máy rà an ninh 'nhìn xuyên quần áo'

    Chuyện máy rà an ninh 'nhìn xuyên quần áo'


    WESTMINSTER - Vấn đề kiểm tra an ninh tại phi cảng bỗng nhiên trở thành “chuyện lớn,” và có thể gây trở ngại trong mùa hành khách đông đảo dịp lễ Tạ Ơn do việc một số người hăm dọa sẽ có hành động phản đối tẩy chay vào ngày Thứ Tư này.





    Một hành khách được “soát” cơ thể sau khi đã đi qua máy dò toàn thân, tại phi trường O'Hare Airport, 23 tháng 11, 2010. (Hình: Scott Olson/Getty Images)


    Theo dự đoán của hãng AAA, hơn 5 triệu người dân California sẽ đi chơi xa, và hơn 300 ngàn người sẽ đi bằng đường hàng không. Nhưng, những rắc rối của các thủ tục rà soát an ninh phi trường đang có thể “phá hỏng ngày lễ Tạ Ơn.”


    Theo quy định của TSA (cơ quan An Ninh Vận Chuyển), tất cả hành khách phải đi qua máy rà cơ thể có khả năng nhìn xuyên qua quần áo và cho hình ảnh hiện lên trên màn hình computer. Nếu không bằng lòng với cách kiểm tra ấy thì phải chịu để nhân viên an ninh khám xét rờ nắn khắp thân thể, biện pháp này mới được tăng cường kỹ lưỡng thêm gọi là “enhanced pat-down.” Không qua một trong hai thủ tục này sẽ không được lên máy bay.


    Từ gần một năm nay khi máy rà bắt đầu được dùng, có nhiều lời phàn nàn về tính cách xâm phạm bí mật riêng tư của cá nhân, dù rằng giới hữu trách đã giải thích về những phương pháp được làm để hạn chế tác động ấy. Nhưng bất ngờ vấn đề trở thành sôi nổi trong một tuần vừa qua sau khi có một số trường hợp được đưa lên Internet và tiếp theo đó là những tranh luận bày tỏ bất mãn mạnh mẽ.


    Một phong trào vận động trên toàn quốc mang tên “National Opt-Out Day” kêu gọi các người hưởng ứng đến ngày Thứ Tư sắp tới hãy đồng loạt khước từ đi qua máy rà và chỉ chịu cho nhân viên khám xét bằng tay, việc này sẽ mất nhiều thời gian hơn. Paul Ruden, một phát ngôn viên của Hiệp Hội Các Văn Phòng Du Lịch Hoa Kỳ nói rằng: “Vào thời điểm đông đảo hành khách đi lại trong mùa lễ Tạ Ơn, chỉ cần một vài hành khách cứng đầu là đủ làm kẹt cứng một phi cảng.”


    Hôm Thứ Hai, Giám Ðốc TSA John Pistole lên tiếng xác định là ngay lúc này sẽ chưa có thay đổi gì trong thể thức kiểm tra an ninh. Ông kêu gọi các hành khách bất bình đừng tạo nên rắc rối vì sẽ chỉ khiến gây chậm trễ cho những người muốn được an toàn và nhanh chóng về tới nhà với gia đình thân nhân. Trước đó ông đã hứa hẹn sẽ duyệt xét lại thủ tục kiểm tra, nhưng ông nói rằng cần phải cân nhắc dung hòa giữa đòi hỏi chính đáng của mọi người về tính cách riêng tư với nhu cầu bảo vệ hành khách ngăn ngừa khủng bố.


    Sự việc nổi lên qua Internet


    Hơn một tuần trước, một hành khách tên John Tyner, kỹ thuật viên điện tử ở San Diego, bị từ chối cho lên máy bay ở phi cảng Lindberg vì chỉ đồng ý đi qua máy dò kim khí, không chịu qua máy rà xét thân thể cũng như phản đối kiểm tra bằng tay (pat-down). Ðương sự nói với nhân viên an ninh khám xét mình: “Không được đụng vào 'đồ đạc' của tao, nếu không tao sẽ kêu cảnh sát bắt mày.” Cuộc tranh cãi kéo dài 15 phút và nhân viên TSA kết luận là không làm được nhiệm vụ để có thể cho Tyner lên máy bay. Cuốn băng ghi âm vụ này được đưa lên mạng lưới điện toán và tiếp theo đó có nhiều người khác phụ họa.


    Ngày 7 tháng 11, ông Thomas Sawyer 61 tuổi ở Lansing, Michigan, kể lại với truyền hình MSNBC vụ việc xảy ra ở phi cảng Detroit. Theo lời Sawyer, ông bị ung thư bàng quang và đã giải thích với nhân viên TSA là đừng đụng đến cái túi nước tiểu ông đeo vì có thể làm vỡ. Nhưng người này không nghe, kết quả là nước tiểu chảy ướt áo xuống quần và ông rất hổ thẹn phải đứng trong vũng nước.


    Một bệnh nhân ung thư khác, tiếp viên hàng không Cathy Bossy, cho biết nữ nhân viên TSA ở phi cảng quốc tế Charlotte Douglas, South Carolina, nhất định đòi tháo bộ vú giả để xét dù đã được giải thích là cô bị ung thư ngực. Bossy cho rằng việc rà nắn thân thể là không cần thiết vì đã có những phương tiện khác như các bộ nhạy cảm và chó đánh hơi.


    Tại phi cảng Denver, Colorado, một hành khách thu được đoạn băng video hình ảnh một em nhỏ đã được bố cởi áo nhằm kiểm tra an ninh cho nhanh, nhưng nhân viên TSA vẫn khám xét em như bình thường và hành động này bị coi là làm phiền hà quá đáng.


    Ryan Thomas, em bé 4 tuổi đi cùng bố mẹ vào phi cảng Orlando, Florida, và các nhân viên TSA đòi em tháo dây đeo quần. TSA sau đó đã xin lỗi nhưng chuyện này đã tạo cơ hội và như đổ thêm dầu cho các “bloggers” chuyển tin và thảo luận trên mạng điện toán.


    Kỹ thuật rà xét cơ thể


    Máy rà xét cơ thể là một dụng cụ dùng quang tuyến X và bức xạ sóng ngắn để cho một ảnh 3 chiều trên màn hình máy điện toán. Nhân viên kiểm tra ngồi trong một phòng riêng không thấy mặt hành khách và nhân viên an ninh đứng hướng dẫn tại máy không nhìn thấy hình ảnh trên máy. Trước khi bắt đầu thi hành phương pháp kiểm tra này, TSA giải thích là đã dùng kỹ thuật làm cho hình ảnh lu mờ bớt đi tới một giới hạn đủ cần thiết, có nghĩa là chỉ còn đường nét chính của thân thể và những vật lạ nếu có giấu trong người.


    Nhưng một tổ chức tư nhân, EPIC (Electronic Privacy Information Center), từ tháng 7 đã khiếu nại lên tòa phúc thẩm liên bang District of Columbia yêu cầu cho lệnh TSA ngưng dùng máy rà. Theo EPIC, phương pháp khám xét này bất hợp pháp, vi phạm luật bảo vệ quyền riêng tư và quyền tự do tín ngưỡng, đồng thời rõ ràng TSA bất cần đến dư luận phản ánh của quần chúng. EPIC nói rằng họ có tài liệu chứng tỏ cơ quan an ninh liên bang đã lưu giữ hàng ngàn hình ảnh những cá nhân không quần áo làm hồ sơ an ninh chứ không chỉ kiểm tra tại chỗ là xong.


    Theo lập luận của TSA thì máy rà thân thể là một phương pháp kiểm tra hữu hiệu, ngăn chặn được những hành động của khủng bố và giúp cho hành khách hàng không mau chóng hoàn tất thủ tục an ninh thay vì phải chờ đợi khám xét phiền phức mất nhiều thời gian hơn. TSA xác định rằng không có sự miễn trừ căn cứ trên tôn giáo và nhân viên an ninh đòi hỏi mọi người đều phải chịu qua những thủ tục giống nhau. Nhiều công dân Mỹ gốc người Sikh (tiểu bang Punjab Ấn Ðộ) đã phàn nàn khi bị đòi hỏi tháo chiếc khăn lớn quấn trên đầu theo truyền thống dân tộc họ nhưng sự phản kháng ấy không được xét đến.


    Giám Ðốc EPIC Marc Rotenberg và chủ tịch tổ chức bênh vực giới tiêu thụ, Ralph Nader, đề nghị cho mở những cuộc điều trần để trình bày kết quả điều tra nghiên cứu về lợi hại của máy. Cũng theo EPIC, kỹ thuật dùng quang tuyến có thể có nguy cơ làm phương hại đến sức khỏe người bị rà xét.


    TSA nói là, khác với quang tuyến X năng lượng yếu dùng trong y khoa đi xuyên qua vật chất, kỹ thuật mới dùng quang tuyến X năng lượng cao chỉ đi qua những vật thể mỏng như quần áo và tán xạ (backscatter) trên cơ thể. Vả lại quang tuyến được phát ra trong một thời gian rất ngắn nên không có hại gì đến sức khỏe. Bộ Nội An đã xin một ngân khoản $72 triệu để thực hiện kế hoạch rà xét này và phí tổn trang bị mỗi máy trung bình từ $100,000 đến $200,000.


    Cần có chấn chỉnh


    Mặc dầu biện pháp an ninh là không thể thiếu nhưng những sơ sót trong cách thức hiện đã tác động mạnh tới tâm lý và văn hóa tự do dân chủ tại Hoa Kỳ.


    Phát ngôn viên tòa Bạch Ốc Robert Gibbs hôm Thứ Hai tuyên bố chính quyền sẽ cố gắng hết sức để dung hòa hai nhu cầu: an ninh tối đa và giảm phiền toái. Ông nói rằng ưu tiên cao nhất đối với tổng thống trong mùa lễ này là bảo đảm mọi người “lên máy bay cảm thấy được hoàn toàn yên tâm.”


    Tổng Thống Obama bênh vực máy rà thân thể cũng như khám xét bằng tay của TSA và nhắc nhở dân chúng rằng chỉ mới một năm trước đây, Umar Farouk Abdulmutallab, giấu chất nổ trong đồ lót đã định làm nổ một máy bay từ Âu Châu đến phi trường Detroit đúng vào ngày lễ Giáng Sinh.


    Tuy nhiên nói với các phóng viên hôm Thứ Bảy tại Lisbon, Bồ Ðào Nha, tổng thống cho biết rất thông cảm sự bực bội của dân chúng Hoa Kỳ và đã chỉ thị các giới chức TSA luôn luôn có những chấn chỉnh hợp lý để thi hành biện pháp an ninh hiệu quả nhất và đồng thời ít gây phiền hà nhất.


    Ngoại Trưởng Hillary Clinton trên chương trình “Meet the Press” của truyền hình NBC ngày Chủ Nhật cũng đồng ý kiến ấy và khi được hỏi đã trả lời rằng cá nhân bà chẳng khi nào muốn phải kiểm tra trực tiếp kiểu “pat-down.”
    Similar Threads
Working...
X
Scroll To Top Scroll To Center Scroll To Bottom