Vũ Hữu Ðịnh, người đội vương miện cho thành phố Pleiku
Nếu rất mau chóng những ca khúc đó, trở thành quen thuộc, thân thiết với nhiều giới.
Vì những tính chất đặc biệt sẵn trong nội dung của những bài-thơ-trở-thành-ca-khúc nổi tiếng kia, nên đám đông thường nhớ tới tên tác giả thứ nhất (nhà thơ), nhiều hơn tên tác giả thứ hai (nhạc sĩ).
Một trong những trường hợp điển hình cho hiện tượng vừa nêu là ca khúc “Còn Chút Gì Ðể Nhớ,” thơ Vũ Hữu Ðịnh, nhạc Phạm Duy xuất hiện vào đầu thập niên (19)70.
Tính chất đặc biệt trong bài thơ phổ nhạc “Còn Chút Gì Ðể Nhớ” là thành phố nhỏ Pleiku, ở vùng Tây nguyên. Nơi tập trung rất nhiều sắc lính thuộc QL/VNCH.
Ca khúc vừa kể phổ biến tới mức, khi nhắc tới, người ta thường nói thêm (như thể cho rõ nghĩa): “Em Pleiku má đỏ môi hồng.” Cùng lúc, người ta cũng nhớ tới Vũ Hữu Ðịnh, trước khi nhớ Phạm Duy. (1)
Nhưng ở thời gian đó, nếu có ai hỏi Vũ Hữu Ðịnh là ai? Hầu hết sẽ không thể trả lời chính xác câu hỏi này.
Tuy nhiên, sau biến cố tháng 4, 1975 và, nhất là sau cái chết của Vũ Hữu Ðịnh, một số bằng hữu của ông đã có những bài viết tương đối đầy đủ. Khả dĩ vẽ được chân dung, con người tác giả “Còn Chút Gì Ðể Nhớ” bằng chữ.
Một trong những bài viết tạo được nhiều chú ý nơi người đọc là bài viết của nhà thơ và cũng là nhạc sĩ Ðynh Trầm Ca - Người cùng thời với nhà thơ Vũ Hữu Ðịnh - Họ quen biết nhau từ giữa thập niên (19)60.
Trong bài viết của mình, nhà thơ Ðynh Trầm Ca ghi lại khá đầy đủ tiến trình thi ca của Vũ Hữu Ðịnh, tự bước khởi đầu.
Nhạc sĩ Ðynh Trầm Ca viết:
“Bút hiệu đầu tiên của Vũ Hữu Ðịnh là Hàn Phong Lệ, làm thơ vào những năm 60. Tôi đã thấy cái tên này trên những tờ báo không có ‘tầm cỡ’ cho lắm. Những năm đó tại Quảng Nam-Ðà Nẵng có những cây viết xuất hiện trên những tạp chí ‘bề thế’ của Saigon và gây ấn tượng ngay cho người đọc. Những Nguyễn Nho Sa Mạc, Thái Tú Hạp, Luân Hoán, Phương Tấn, Hoàng Thị Bích Ni, Phan Duy Nhân, Hoàng Lộc, Nguyễn Nho Nhượn, Hà Nguyên Thạch, Ðynh Hoàng Sa, Tần Hoài Dạ Vũ, Triều Hoa Ðại, Chu Tân, Hạ Ðình Thao, Hạ Quốc Huy, v.v... cứ mỗi năm một đầy thêm, đã làm mờ lấp Hàn Phong Lệ và nhiều người làm thơ khác cùng thời. Tôi cũng là người làm thơ từ thuở ấy, nhưng chẳng hề giao du với ai. Có vài anh em do ‘trời đất xui khiến’ mà gặp nhau. Trong số hiếm hoi đó có Vũ Hữu Ðịnh. Hình như lần tương ngộ đầu tiên là một ngày mùa Ðông năm 67, 68 gì đó. Tôi đang ở nhà mẹ tôi sau lưng thị trấn Vĩnh Ðiện thì có hai người, một mặc quân phục, một mặc đồ đen XDNT (xây dựng nông thôn), đẩy chiếc xe Gobel trên đường lầy lội vào nhà. Anh Nguyễn Tam Phù Sa giới thiệu tôi biết Vũ Hữu Ðịnh. Vũ Hữu Ðịnh đang đi giang hồ qua chỗ Phù Sa đóng quân thì hết xăng. Anh đâu định ghé nhà tôi mà rồi lại ghé. Tôi chưa biết anh là ai nhưng anh thì biết tất cả những người trong làng văn nghệ từ những nhà thơ, nhà văn, đến các nhạc sĩ, họa sĩ... kể cả những người không mấy tên tuổi. Anh biết gần hết những nơi có văn nghệ sĩ ở trên các tỉnh miền Nam. Anh nói chuyện có duyên và vui vẻ. Qua anh, tôi biết được những ‘cái tật’ lạ thường của nhiều người tôi đã từng biết tên hoặc chưa biết. Anh thật sự hấp dẫn tôi về những ‘chuyện trên trời, dưới đất’ nhưng vẫn chưa hấp dẫn tôi về thơ anh. Sau ngày đó thì anh mất biệt và tôi cũng chẳng còn nhớ anh.” (Theo Wikipedia)
Những năm sau đó, vì chiến tranh lan rộng, anh em văn nghệ tản lạc khắp nơi. Ở Quảng Nam, gần như chỉ còn một mình Ðynh Trầm Ca. Nói cách khác, ông không có dịp gặp lại bạn thơ Hàn Phong Lệ mà, chỉ thỉnh thoảng nghe kể Hàn Phong Lệ cùng Trần Quang Lộc, A Khuê... nay đọc thơ chỗ này, mai ca hát chỗ kia. Tác giả bài viết về Vũ Hữu Ðịnh nhấn mạnh:
“...Phải chờ đến khi nghe Thái Thanh hát ‘Còn Một Chút Gì Ðể Nhớ’ do Phạm Duy phổ nhạc, tôi mới để ý về anh hơn. Anh cầm cái băng cassette do chính nhạc sĩ Phạm Duy ký tặng vào nhà tôi như một cơn gió mạnh. Tôi mở nghe. Một mặt băng là những bài thơ của nhiều tác giả mới được phổ, mặt kia là 10 bài tục ca do chính Phạm Duy hát. Lại một phen ồn ào rôm rả. Rôm rả vì ở chung với tôi còn có một đám học sinh rất yêu thơ, nhạc và sính chuyện làng văn. Mấy em học sinh tha hồ mượn để sang và để hát theo. Vũ Hữu Ðịnh cũng biết đánh đàn Guitar và hát rất tốt. Hình như thời gian này là thời gian anh có việc làm ở Ðà Nẵng nên anh năng ghé tôi nhiều hơn. Mỗi lần anh đến là một chương trình ‘thế giới đó đây’ được mở ra với chúng tôi. Anh luôn sôi động, luôn có cái mới để nói, để kể. Chính anh đã ít nhiều nhen nhóm lại trong tôi một chút lửa văn nghệ để tôi tham gia một vài buổi thơ nhạc tại Hội An, Tam Kỳ, Huế... và viết lại khá nhiều trong những năm 73 đến 75 để rồi chẳng còn gì sau ngày 30 tháng 4, 1975.” (2)
Tôi không biết có phải mấy năm đầu của thập niên (19)70, là thời gian tác giả “Còn Chút Gì Ðể Nhớ” vắng mặt ở Quảng Nam, về sinh hoạt ở thành phố Saigon nhiều hơn hay không? Nhưng đó là thời gian tôi được gặp ông nhiều lần.
Ngay tự gặp gỡ thứ nhất với Vũ Hữu Ðịnh do một người em văn nghệ mang về nhà giới thiệu, tôi đã có thiện cảm với người làm thơ có dáng vẻ chân chất này.
Những lần gặp sau, lòng tôi quý mến ông, gia tăng.
Ðiều tôi thích nhất nơi ông là, không bao giờ ông đem chuyện văn chương ra thảo luận. Chúng tôi rất thoải mái trong những chuyện đời thường. Chuyện buồn, vui của nhiều anh em văn nghệ thân quen với ông mà, tôi chưa có hân hạnh gặp gỡ.
Ông cũng không màu mè, không lên gân, không tác điệu cho ra vẻ của một người làm thơ. Cần gì, ông hỏi thẳng. Không quanh co rào đón. Bên trong cái dáng vẻ cục mịch, đôi khi hơi ngơ ngác, Vũ Hữu Ðịnh, trong ghi nhận của tôi còn là một người rất ý tứ. Tôi nhớ những lần trong nhà gần hết cà phê, hết thuốc lá, ông tế nhị từ chối không uống, không hút... Cùng lắm, ông bảo tôi mua cho ông một bao thuốc đen Quân Tiếp Vụ. Ông nói, ông quen hút loại thuốc đó.
Tôi hiểu, ý ông muốn nhường thuốc thơm cho người khác.
Với tôi, đây cũng là một khía cạnh nói lên cung cách ứng xử đáng trân trọng ở con người chọn cống hiến đời mình cho thi ca.
Cũng nhờ giao tiếp lâu với ông, tôi mới được biết, ông có một đời sống rất cơ cực.
Sinh trưởng trong một gia đình không được khá giả, việc học của ông vì thế lỡ dở. Ngay tự tấm bé tác giả “Còn Chút Gì Ðể Nhớ” đã sớm bước chân vào đời. Sau đó, do duyên nghiệp, ông đã lập gia đình khá sớm.
Những ngày tháng ở Saigon, ông tâm sự với một số bằng hữu rằng, mơ ước lớn nhất của ông là một ngày nào có nhiều tiền, ông sẽ đền đáp công ơn người vợ tình nghĩa tào khang của mình.
Ông nói:
“Chính vì không kiếm ra tiền nuôi vợ con cho nên tôi mới bỏ vào Saigon, để khỏi thấy cảnh gia đình nheo nhóc. Vào đây, tưởng kiếm được việc, ai ngờ việc đã không có mà lại còn là gánh nặng cho bạn bè vì hoàn cảnh trốn lính của tôi nữa!”
Kể từ đầu năm 1973 tới tháng 4, 1975, tôi không còn cơ hội gặp ông. Khi hỏi thăm, một vài người cho tôi biết, Vũ Hữu Ðịnh đã trở về lại Ðà Nẵng với gia đình.
Ðầu thập niên (19)80 ở xứ người, một hôm tôi nhận được hung tin, “Vũ Hữu Ðịnh từ trần.” Khi đó, tôi không biết ông bao nhiêu tuổi. Chỉ nhớ ông còn khá trẻ.
Từ đấy, mỗi khi tình cờ được nghe ca khúc “Còn Chút Gì Ðể Nhớ,” tôi không nhớ nhiều về Pleiku (dù nơi chốn ấy có ảnh hưởng ít nhiều tới đời sống riêng của tôi) mà, lại rất nhớ Vũ Hữu Ðịnh.
Tôi nhớ tới ông, như từng nhớ Hàn Mặc Tử, người, bằng những vần thơ của mình, đã đội vương miện cho Thôn Vỹ Dạ. Nhớ Quang Dũng thi ca hóa đôi mắt người Sơn Tây và, một vài địa danh của tỉnh này. Nhớ Nguyễn Nhược Pháp, người đã làm cho con sông, những thước đường dẫn tới Chùa Hương ngạt ngào trầm, hương lãng mạn qua bài “Ði Chùa Hương” của ông.
Cũng như Hàn Mặc Tử, Nguyễn Nhược Pháp, Quang Dũng... Vũ Hữu Ðịnh không còn nữa. Nhưng những mảnh đất, những địa danh (những phần xương thịt của quê hương, tổ quốc) qua thi ca của họ đã thơm tho hơn. Ðáng yêu hơn trong tâm tưởng nhiều người. Cũng như tấm lòng chúng ta yêu mến họ, các thi sĩ, dù trải qua nhiều thế hệ, cũng sẽ bàng bạc. Mãi mãi.
Ðể kết thúc bài viết này, chúng tôi trân trọng kính mời quý bạn đọc thưởng lãm một bài thơ cũ, của Vũ Hữu Ðịnh. Bài “Kỷ Niệm,” sưu tập của nhà thơ Luân Hoán.
con đường đất có màu xanh bữa nọ
cây bên đường màu lá lục hôm kia
con chim bỏ đi có bận quay về
cất tiếng hát chào niềm vui của gió
anh ra đứng sau hè nghe để ngó
không thấy chim mà thấy tiếng kinh chiều
vui trong lòng anh đã bước chân theo
em có nói là em không trở lại
hôm em nói em đi buồn biết mấy
anh có nghe bên đường tiếng chim kêu
con chim chi buồn chết cả buổi chiều
từ bữa đó anh nhớ đường ra ngõ
con đường đất bàn chân từ thuở nhỏ
một ngày vô bốn bận đi về
cây bên đường, cỏ bụi, hàng tre
quen đến nỗi không nhớ gì tha thiết
hôm em đi anh bắt đầu thấm mệt
thấy trường xa con đường ngại đi về
mắt anh nhìn lên đọt ngọn tre
dõi mấy bụi tìm con chim nhỏ
con chim nhỏ có nằm trong vạt cỏ
bữa hôm nay anh mới thấy cỏ vàng
con chim đời nào lại sống trong hang
anh vô cớ soi tìm trong đụn đất
tuổi mười một anh biết mình đã mất
một cái chi không nên ảnh thành hình
cho tới bây giờ hết tuổi học sinh
râu đủ bộ vẫn còn ngơ ngẩn mãi
con chim nhỏ có bao giờ trở lại
em năm nay không biết mấy con rồi
con chim lạ lùng năm nọ của tôi ơi
hóa mấy kiếp mà sao tôi vẫn vậy.
(VHÐ)
Chú thích:
(1) Ðặng Tiến với một bài viết về nhà thơ Vũ Hữu Ðịnh, in trong Thư Quán Bản thảo, tập 23, đề tháng 4, 2006 ghi lại rằng: Vũ Hữu Ðịnh tên thật là Lê Quang Trung, sinh năm 1942 tại Thừa Thiên. Ông sống nhiều ở vùng Tây nguyên, trước khi lập gia đình rồi định cư hẳn ở thành phố Ðà Nẵng.
Vẫn theo Ðặng Tiến thì: “Năm 1975, (Vũ Hữu Ðịnh) đi học tập cải tạo thời gian ngắn vì là cán bộ Xây Dựng Nông Thôn, rồi làm công nhân Nhà Ðèn. Ðầu năm 1981, tại làng An Hải, Ðà Nẵng, anh qua đời vì say rượu té từ lầu 1, cái chết còn gây nghi vấn.”
Trong sinh hoạt 20 năm văn học, nghệ thuật miền Nam, có một hiện tượng ít người để ý; đó là hiện tượng có một số nhà thơ được quần chúng biết đến, không phải vì tự thân những sáng tác của họ phổ biến trong sách, báo mà, vì họ có một (hay nhiều hơn một) bài thơ được soạn thành ca khúc.
Nếu rất mau chóng những ca khúc đó, trở thành quen thuộc, thân thiết với nhiều giới.
Vì những tính chất đặc biệt sẵn trong nội dung của những bài-thơ-trở-thành-ca-khúc nổi tiếng kia, nên đám đông thường nhớ tới tên tác giả thứ nhất (nhà thơ), nhiều hơn tên tác giả thứ hai (nhạc sĩ).
Một trong những trường hợp điển hình cho hiện tượng vừa nêu là ca khúc “Còn Chút Gì Ðể Nhớ,” thơ Vũ Hữu Ðịnh, nhạc Phạm Duy xuất hiện vào đầu thập niên (19)70.
Tính chất đặc biệt trong bài thơ phổ nhạc “Còn Chút Gì Ðể Nhớ” là thành phố nhỏ Pleiku, ở vùng Tây nguyên. Nơi tập trung rất nhiều sắc lính thuộc QL/VNCH.
Ca khúc vừa kể phổ biến tới mức, khi nhắc tới, người ta thường nói thêm (như thể cho rõ nghĩa): “Em Pleiku má đỏ môi hồng.” Cùng lúc, người ta cũng nhớ tới Vũ Hữu Ðịnh, trước khi nhớ Phạm Duy. (1)
Nhưng ở thời gian đó, nếu có ai hỏi Vũ Hữu Ðịnh là ai? Hầu hết sẽ không thể trả lời chính xác câu hỏi này.
Tuy nhiên, sau biến cố tháng 4, 1975 và, nhất là sau cái chết của Vũ Hữu Ðịnh, một số bằng hữu của ông đã có những bài viết tương đối đầy đủ. Khả dĩ vẽ được chân dung, con người tác giả “Còn Chút Gì Ðể Nhớ” bằng chữ.
Một trong những bài viết tạo được nhiều chú ý nơi người đọc là bài viết của nhà thơ và cũng là nhạc sĩ Ðynh Trầm Ca - Người cùng thời với nhà thơ Vũ Hữu Ðịnh - Họ quen biết nhau từ giữa thập niên (19)60.
Trong bài viết của mình, nhà thơ Ðynh Trầm Ca ghi lại khá đầy đủ tiến trình thi ca của Vũ Hữu Ðịnh, tự bước khởi đầu.
Nhạc sĩ Ðynh Trầm Ca viết:
“Bút hiệu đầu tiên của Vũ Hữu Ðịnh là Hàn Phong Lệ, làm thơ vào những năm 60. Tôi đã thấy cái tên này trên những tờ báo không có ‘tầm cỡ’ cho lắm. Những năm đó tại Quảng Nam-Ðà Nẵng có những cây viết xuất hiện trên những tạp chí ‘bề thế’ của Saigon và gây ấn tượng ngay cho người đọc. Những Nguyễn Nho Sa Mạc, Thái Tú Hạp, Luân Hoán, Phương Tấn, Hoàng Thị Bích Ni, Phan Duy Nhân, Hoàng Lộc, Nguyễn Nho Nhượn, Hà Nguyên Thạch, Ðynh Hoàng Sa, Tần Hoài Dạ Vũ, Triều Hoa Ðại, Chu Tân, Hạ Ðình Thao, Hạ Quốc Huy, v.v... cứ mỗi năm một đầy thêm, đã làm mờ lấp Hàn Phong Lệ và nhiều người làm thơ khác cùng thời. Tôi cũng là người làm thơ từ thuở ấy, nhưng chẳng hề giao du với ai. Có vài anh em do ‘trời đất xui khiến’ mà gặp nhau. Trong số hiếm hoi đó có Vũ Hữu Ðịnh. Hình như lần tương ngộ đầu tiên là một ngày mùa Ðông năm 67, 68 gì đó. Tôi đang ở nhà mẹ tôi sau lưng thị trấn Vĩnh Ðiện thì có hai người, một mặc quân phục, một mặc đồ đen XDNT (xây dựng nông thôn), đẩy chiếc xe Gobel trên đường lầy lội vào nhà. Anh Nguyễn Tam Phù Sa giới thiệu tôi biết Vũ Hữu Ðịnh. Vũ Hữu Ðịnh đang đi giang hồ qua chỗ Phù Sa đóng quân thì hết xăng. Anh đâu định ghé nhà tôi mà rồi lại ghé. Tôi chưa biết anh là ai nhưng anh thì biết tất cả những người trong làng văn nghệ từ những nhà thơ, nhà văn, đến các nhạc sĩ, họa sĩ... kể cả những người không mấy tên tuổi. Anh biết gần hết những nơi có văn nghệ sĩ ở trên các tỉnh miền Nam. Anh nói chuyện có duyên và vui vẻ. Qua anh, tôi biết được những ‘cái tật’ lạ thường của nhiều người tôi đã từng biết tên hoặc chưa biết. Anh thật sự hấp dẫn tôi về những ‘chuyện trên trời, dưới đất’ nhưng vẫn chưa hấp dẫn tôi về thơ anh. Sau ngày đó thì anh mất biệt và tôi cũng chẳng còn nhớ anh.” (Theo Wikipedia)
Những năm sau đó, vì chiến tranh lan rộng, anh em văn nghệ tản lạc khắp nơi. Ở Quảng Nam, gần như chỉ còn một mình Ðynh Trầm Ca. Nói cách khác, ông không có dịp gặp lại bạn thơ Hàn Phong Lệ mà, chỉ thỉnh thoảng nghe kể Hàn Phong Lệ cùng Trần Quang Lộc, A Khuê... nay đọc thơ chỗ này, mai ca hát chỗ kia. Tác giả bài viết về Vũ Hữu Ðịnh nhấn mạnh:
“...Phải chờ đến khi nghe Thái Thanh hát ‘Còn Một Chút Gì Ðể Nhớ’ do Phạm Duy phổ nhạc, tôi mới để ý về anh hơn. Anh cầm cái băng cassette do chính nhạc sĩ Phạm Duy ký tặng vào nhà tôi như một cơn gió mạnh. Tôi mở nghe. Một mặt băng là những bài thơ của nhiều tác giả mới được phổ, mặt kia là 10 bài tục ca do chính Phạm Duy hát. Lại một phen ồn ào rôm rả. Rôm rả vì ở chung với tôi còn có một đám học sinh rất yêu thơ, nhạc và sính chuyện làng văn. Mấy em học sinh tha hồ mượn để sang và để hát theo. Vũ Hữu Ðịnh cũng biết đánh đàn Guitar và hát rất tốt. Hình như thời gian này là thời gian anh có việc làm ở Ðà Nẵng nên anh năng ghé tôi nhiều hơn. Mỗi lần anh đến là một chương trình ‘thế giới đó đây’ được mở ra với chúng tôi. Anh luôn sôi động, luôn có cái mới để nói, để kể. Chính anh đã ít nhiều nhen nhóm lại trong tôi một chút lửa văn nghệ để tôi tham gia một vài buổi thơ nhạc tại Hội An, Tam Kỳ, Huế... và viết lại khá nhiều trong những năm 73 đến 75 để rồi chẳng còn gì sau ngày 30 tháng 4, 1975.” (2)
Tôi không biết có phải mấy năm đầu của thập niên (19)70, là thời gian tác giả “Còn Chút Gì Ðể Nhớ” vắng mặt ở Quảng Nam, về sinh hoạt ở thành phố Saigon nhiều hơn hay không? Nhưng đó là thời gian tôi được gặp ông nhiều lần.
Ngay tự gặp gỡ thứ nhất với Vũ Hữu Ðịnh do một người em văn nghệ mang về nhà giới thiệu, tôi đã có thiện cảm với người làm thơ có dáng vẻ chân chất này.
Những lần gặp sau, lòng tôi quý mến ông, gia tăng.
Ðiều tôi thích nhất nơi ông là, không bao giờ ông đem chuyện văn chương ra thảo luận. Chúng tôi rất thoải mái trong những chuyện đời thường. Chuyện buồn, vui của nhiều anh em văn nghệ thân quen với ông mà, tôi chưa có hân hạnh gặp gỡ.
Ông cũng không màu mè, không lên gân, không tác điệu cho ra vẻ của một người làm thơ. Cần gì, ông hỏi thẳng. Không quanh co rào đón. Bên trong cái dáng vẻ cục mịch, đôi khi hơi ngơ ngác, Vũ Hữu Ðịnh, trong ghi nhận của tôi còn là một người rất ý tứ. Tôi nhớ những lần trong nhà gần hết cà phê, hết thuốc lá, ông tế nhị từ chối không uống, không hút... Cùng lắm, ông bảo tôi mua cho ông một bao thuốc đen Quân Tiếp Vụ. Ông nói, ông quen hút loại thuốc đó.
Tôi hiểu, ý ông muốn nhường thuốc thơm cho người khác.
Với tôi, đây cũng là một khía cạnh nói lên cung cách ứng xử đáng trân trọng ở con người chọn cống hiến đời mình cho thi ca.
Cũng nhờ giao tiếp lâu với ông, tôi mới được biết, ông có một đời sống rất cơ cực.
Sinh trưởng trong một gia đình không được khá giả, việc học của ông vì thế lỡ dở. Ngay tự tấm bé tác giả “Còn Chút Gì Ðể Nhớ” đã sớm bước chân vào đời. Sau đó, do duyên nghiệp, ông đã lập gia đình khá sớm.
Những ngày tháng ở Saigon, ông tâm sự với một số bằng hữu rằng, mơ ước lớn nhất của ông là một ngày nào có nhiều tiền, ông sẽ đền đáp công ơn người vợ tình nghĩa tào khang của mình.
Ông nói:
“Chính vì không kiếm ra tiền nuôi vợ con cho nên tôi mới bỏ vào Saigon, để khỏi thấy cảnh gia đình nheo nhóc. Vào đây, tưởng kiếm được việc, ai ngờ việc đã không có mà lại còn là gánh nặng cho bạn bè vì hoàn cảnh trốn lính của tôi nữa!”
Kể từ đầu năm 1973 tới tháng 4, 1975, tôi không còn cơ hội gặp ông. Khi hỏi thăm, một vài người cho tôi biết, Vũ Hữu Ðịnh đã trở về lại Ðà Nẵng với gia đình.
Ðầu thập niên (19)80 ở xứ người, một hôm tôi nhận được hung tin, “Vũ Hữu Ðịnh từ trần.” Khi đó, tôi không biết ông bao nhiêu tuổi. Chỉ nhớ ông còn khá trẻ.
Từ đấy, mỗi khi tình cờ được nghe ca khúc “Còn Chút Gì Ðể Nhớ,” tôi không nhớ nhiều về Pleiku (dù nơi chốn ấy có ảnh hưởng ít nhiều tới đời sống riêng của tôi) mà, lại rất nhớ Vũ Hữu Ðịnh.
Tôi nhớ tới ông, như từng nhớ Hàn Mặc Tử, người, bằng những vần thơ của mình, đã đội vương miện cho Thôn Vỹ Dạ. Nhớ Quang Dũng thi ca hóa đôi mắt người Sơn Tây và, một vài địa danh của tỉnh này. Nhớ Nguyễn Nhược Pháp, người đã làm cho con sông, những thước đường dẫn tới Chùa Hương ngạt ngào trầm, hương lãng mạn qua bài “Ði Chùa Hương” của ông.
Cũng như Hàn Mặc Tử, Nguyễn Nhược Pháp, Quang Dũng... Vũ Hữu Ðịnh không còn nữa. Nhưng những mảnh đất, những địa danh (những phần xương thịt của quê hương, tổ quốc) qua thi ca của họ đã thơm tho hơn. Ðáng yêu hơn trong tâm tưởng nhiều người. Cũng như tấm lòng chúng ta yêu mến họ, các thi sĩ, dù trải qua nhiều thế hệ, cũng sẽ bàng bạc. Mãi mãi.
Ðể kết thúc bài viết này, chúng tôi trân trọng kính mời quý bạn đọc thưởng lãm một bài thơ cũ, của Vũ Hữu Ðịnh. Bài “Kỷ Niệm,” sưu tập của nhà thơ Luân Hoán.
con đường đất có màu xanh bữa nọ
cây bên đường màu lá lục hôm kia
con chim bỏ đi có bận quay về
cất tiếng hát chào niềm vui của gió
anh ra đứng sau hè nghe để ngó
không thấy chim mà thấy tiếng kinh chiều
vui trong lòng anh đã bước chân theo
em có nói là em không trở lại
hôm em nói em đi buồn biết mấy
anh có nghe bên đường tiếng chim kêu
con chim chi buồn chết cả buổi chiều
từ bữa đó anh nhớ đường ra ngõ
con đường đất bàn chân từ thuở nhỏ
một ngày vô bốn bận đi về
cây bên đường, cỏ bụi, hàng tre
quen đến nỗi không nhớ gì tha thiết
hôm em đi anh bắt đầu thấm mệt
thấy trường xa con đường ngại đi về
mắt anh nhìn lên đọt ngọn tre
dõi mấy bụi tìm con chim nhỏ
con chim nhỏ có nằm trong vạt cỏ
bữa hôm nay anh mới thấy cỏ vàng
con chim đời nào lại sống trong hang
anh vô cớ soi tìm trong đụn đất
tuổi mười một anh biết mình đã mất
một cái chi không nên ảnh thành hình
cho tới bây giờ hết tuổi học sinh
râu đủ bộ vẫn còn ngơ ngẩn mãi
con chim nhỏ có bao giờ trở lại
em năm nay không biết mấy con rồi
con chim lạ lùng năm nọ của tôi ơi
hóa mấy kiếp mà sao tôi vẫn vậy.
(VHÐ)
Du Tử Lê
(Tháng 11, 2010)
(Tháng 11, 2010)
Chú thích:
(1) Ðặng Tiến với một bài viết về nhà thơ Vũ Hữu Ðịnh, in trong Thư Quán Bản thảo, tập 23, đề tháng 4, 2006 ghi lại rằng: Vũ Hữu Ðịnh tên thật là Lê Quang Trung, sinh năm 1942 tại Thừa Thiên. Ông sống nhiều ở vùng Tây nguyên, trước khi lập gia đình rồi định cư hẳn ở thành phố Ðà Nẵng.
Vẫn theo Ðặng Tiến thì: “Năm 1975, (Vũ Hữu Ðịnh) đi học tập cải tạo thời gian ngắn vì là cán bộ Xây Dựng Nông Thôn, rồi làm công nhân Nhà Ðèn. Ðầu năm 1981, tại làng An Hải, Ðà Nẵng, anh qua đời vì say rượu té từ lầu 1, cái chết còn gây nghi vấn.”
Comment