Tác phẩm đoạt giải trong cuộc vận động sáng tác cho thiếu nhi, chủ đề Đối thoại với thiên nhiên, 2010
Tiếng hót con chim đen
Trương Tiếp Trương
Khi ông Tư mang Tâm ra khỏi đám cháy rừng, người ông đã phồng rộp nhiều chỗ. Mất sức và đau đớn, ông ngã vật xuống bãi cỏ. Người ông đen nhẻm. Người Tâm đen nhẻm. Hai cha con ngã vật xuống. Hàng xóm vội vàng đưa họ vô bệnh xá.
Chiếc ghe mọi ngày để úp trong sân, nhìn nó coi bộ buồn bã lắm. Có ai thích ở không mấy tháng liền bao giờ? Bây giờ lật ngửa nó ra, nhìn nó y hệt một cái miệng đang cười, với những nan tre sọc ngang là hai hàm răng. Nhưng cái miệng này cười không có duyên. Đem so với mẹ Tâm lại càng vô duyên lắm. Tâm, không nhớ nhiều về mẹ, nhưng nó nhớ mẹ nó cười rất hiền. Còn cha ít khi cười, nhưng ông cười thì rổn rảng, đến mức con chèo bẻo đậu tít ngọn mít ngoài rẫy còn phải giật mình. Tiếng cười va vào vách núi Hòn Hèo rồi dội lại, nghe ngồ ngộ làm sao á. Tâm mong mình lớn nhanh, để giọng nói vỡ ra, ồm ồm y như cha vậy. Lúc đó con voọc thú quý hiếm cũng phải sợ, con lợn lòi hay phá rẫy cũng phải nể.
Cha mang trên vai cuộn lưới, Tâm xách cái gàu chuẩn bị đựng cá, rồi hai cha con đội ghe xuống núi. Tâm đi trước, nó mới mười tuổi nhưng đã cao ngang vai cha mình. Đi ngang qua rẫy Thím Hai, cha nó rổn rảng, “Bà chị có đồ nấu chua chưa nè?” Đó là cha nó nói trước cho Thím Hai chuẩn bị, lát chiều về hai người sẽ trao đổi, cá lấy giá, môn, thơm, é, hành, me, ớt. Tâm nói cha đổi lời quá, có một món cá mà đổi bao nhiêu là đồ nấu chua. Cha nó vặn lại, “Ai nói một món cá? Rô, trắng, trèn, trôi, tràu, chạch. Mà không chừng mình còn có chuột đồng để khuyến mãi nữa”.
Tâm luôn bị giằng xé khi theo cha săn bắt các con vật. Nửa ham, nửa ghê ghê. Con người có ác quá chăng? Lũ lụt là Tết của tụi cá, tụi nó theo con nước đi chơi, tràn vào đồng, vào bưng, thế là mắc lưới hết. Rồi khi có lụt lớn, đám chuột đồng béo núc ních phải tắp lên đường cái hay náu trong đám lục bình, nhưng tránh làm sao được những phường ăn nhậu. Cùng chung số phận là những con chim cúm núm, chạy lủi thì giỏi mà bay thì dở ẹt. Lên bếp hết. Có lần Tâm nói với cha nên tha cho lũ chim. Tụi nó gặp nạn, mình đã không cứu rồi còn lợi dụng hoàn cảnh. Thấy mình hèn sao sao á. Cha nó cười gằn, “Tao đâu có dạy mày ba cái ngữ đó hả Tâm”. Tâm không chịu thua, “Tại cha hiếu sát quá nên mẹ mất sớm”, “Câm mồm”, cha nó quát lên. “Mày biết nhiều quá rồi đó, con trai ạ. Nếu mày không phải là con một, tao đã hất mày xuống sông rồi, biết không”.
Lần đầu tiên trong đời, Tâm thấy cha nó thật đáng sợ. Mắt ông đỏ ngầu, vằn lên những tia máu. Một khoảng cách đã được tạo ra giữa hai cha con, càng lúc càng rộng hơn, như là khoảng cách giữa một bên là xóm núi, và bên kia là phố thị, cách nhau một cánh đồng mênh mông nước, đến mức đi học cho đủ ngày đủ tháng là rất khó khăn. Tâm nghĩ lẽ ra nó phải là con trai nhà phố. Mà thiệt nó trắng trẻo hiền lành, thật chẳng bì với lũ trẻ con xóm núi. Mẹ nó là người phố thị. Nhà ngoại nó ở ngay trung tâm chợ, bán thuốc nam. Cha nó kể lúc trước lên núi hái thuốc cho nhà ngoại, rồi mới quen mẹ. Ai ngờ con nhà y mà lại mắc bệnh hiểm nghèo, mẹ nó chết khi tóc còn xanh, con còn thơ dại. Nghĩ lại, Tâm thấy mình quá đáng khi đổ thừa tại cha. Nhưng phải có một ai đó có lỗi chứ? Tại sao những đứa trẻ khác có mẹ, được mẹ bênh. Nó thì ngược lại, còn phải lo chăm sóc cha, để khỏa lấp phần nào khoảng trống do mẹ nó để lại.
Ông Tư từ trong lán ngơ ngác chạy ra. “Làm gì có hả chị Hai. Thằng con tui chiều nay nó đi học mà”.
“Chính mắt tao mới thấy nó chạy vô đám cháy”, Thím Hai lại dậm chân thình thịch. “Mày không vô cứu nó thì tao đi đây”.
Nói rồi Thím xăm xăm băng tới đám lửa đốt rẫy đang ngún sau đồi. Ông Tư cuống quít đi theo. “Đó, dấu chân còn mới nè. Mày thấy không. Mày nói tao coi, Tư, đây là dấu chân con mày, hay là con chồn con beo nào hả?”
“Tâm ơi, Tâm? Sao mày bỏ tao hả Tâm? Mày ở đâu, Tâm ơi?” Ông Tư lạc hết giọng.
Chiều nay trước khi đi học, Tâm đã xin cha đợi mai hãy đốt rẫy. Nó kho cá rô thiệt khéo, bưng lên mời cha, rồi nhỏ nhẹ “Cha hứa với con nha. Chiều mai mình mới đốt rẫy nghe cha”.
Cá rô kho tộ Tâm làm sao mà giống y như hồi mẹ nó nấu. Ông Tư gắp một miếng béo ngậy, sẵn trớn hứa bừa, “Ờ. Thì mai đốt. Trễ một ngày cũng đâu có sao”.
Rồi bỗng nhiên như nghiệm ra điều gì, ông nói, “Mà tại sao vậy Tâm? Con làm cha khó hiểu quá à”.
Cha con họ dạo gần đây đã bắt đầu khách sáo với nhau. Tâm gãi gãi đầu, làm bộ dễ thương, “Thì cha cứ làm vậy đi. Rồi con sẽ nói sau”.
Tâm có một bí mật, mà nếu nói ra, thế nào cha nó cũng cho là dở hơi. Tâm mới phát hiện một con chim rất lạ ở sau đồi. Nó đen như chèo bẻo, nhưng lại không phải chèo bẻo. Tiếng hót của nó thật khó tả. Tâm có cảm giác chừng như không phải là tiếng chim. Có một cái gì đó quá thân thuộc ở con chim này, cho dù trước đây Tâm chưa nhìn thấy nó. Và điều đặc biệt là nó có hai con chim non, đang mọc lông, mỏ còn vàng, lúc Tâm trèo lên xem, thấy hai cái miệng há ra, nhìn phát ghét. Phát ghét tức là yêu lắm lắm. Tâm có cảm giác như đứa trẻ mồ côi vừa tìm thấy gia đình. Nó chạy vô nhà lấy một ít lúa, rải dưới gốc cây. Nó sung sướng nhìn chim mẹ sà xuống ăn, rồi bay lên mớm cho hai đứa con. Xong, chim mẹ cất tiếng hót, tiếng hót như không hề là tiếng chim, của một con chim đen như chèo bẻo nhưng không phải chèo bẻo.
Bây giờ mà đốt rẫy, Tâm biết thế nào lửa cũng bén tới cái gia đình bé nhỏ tội nghiệp kia. Nghĩ tới cảnh đó, tự nhiên Tâm buông đũa. Nó rơm rớm nước mắt. Cha nó càng lấy làm lạ. Nó nhìn cha, nói khẩn khoản, “Cha, con nhớ mẹ quá… Cha hứa với con, mai hãy đốt rẫy nghe cha”.
Ông Tư lấy làm lạ. Giữa hai chuyện đốt rẫy và chuyện nó nhớ mẹ, có liên quan gì nhau? Nhưng dạo này ông đã quen với việc không hiểu nổi con mình, nên ông làm thinh, khe khẽ gật đầu. Ăn cơm xong, Tâm cắp cặp xuống núi. Nó chào ông Tư, “Con đi học đây. Hôm nay nước xuống rồi, cha khỏi chèo ghe đưa con”.
Con đường qua bên kia cánh đồng vẫn còn ngập nhưng Tâm lội được. Nửa tiếng sau nó đã vào lớp. Ngồi trong lớp mà nó cứ nhấp nhổm không yên, mắt nhìn ra cửa sổ về phía đông. Nơi đó là Hòn Hèo hầu như lúc nào cũng có mây phủ. Ở ngọn đồi tiếp giáp chân núi, là rẫy nhà ông Tư, cha nó, mà nơi đây, ngồi trong lớp học nhìn ra cửa sổ nó có thể trông thấy được. Và rồi một làn khói đã len lén vươn lên từ sau rẫy nhà nó. Và Tâm tức thì xin cô giáo cho nghỉ học sớm, nhà có chuyện gấp. Nó chạy như bay về nhà. Lúc đi nửa tiếng mà lúc về chỉ khoảng mươi phút.
Lửa lúc này đã bén ngút. Tâm chạy vòng qua đám lửa, lại đầu trên. Ôi thôi, lửa đã tiến rất sát lùm cây có tổ con chim đen, khói nghi ngút ác độc. Tâm leo lên phiến đá để nhìn cho rõ hơn. Chim mẹ đang đập cánh trong tuyệt vọng. Phải làm sao đây? Có đủ thời gian cho nó leo lên ngọn cây, mang cái tổ xuống rồi chạy ngược trở ra hay không? Nếu Tâm không làm như vậy, chắc con chim mẹ sẽ chết chung với hai con của nó. Khi đó ai sẽ hót cho nó nghe, tiếng hót thân thuộc như một người quen, một người mà nó luôn tiếc nhớ.
Rồi Tâm nhắm mắt làm liều. May sao lúc đó Thím Hai, đang phơi bắp ngoài sân và tự hỏi sao ông Tư năm nay đốt rẫy sớm thế, rồi lại tự hỏi sao thằng con ông làm gì mà chạy vô đám lửa vậy, sao mà liều mình thế không biết. Nhưng Thím nghĩ đây đâu phải lúc để hỏi, phải làm cái gì đó chứ. Và Thím chạy sang lán nhà ông Tư, dậm cẳng dậm chân. “Bớ Tư! Vô cứu con mày mau Tư ơi!”
Có một điều kỳ diệu đã xảy ra với ba mẹ con con chim đen. Tâm đã ngã xuống trước khi kịp tới lùm cây, rồi sau đó được ông Tư cõng ra. Nhưng ngay khi ngọn lửa chừng như muốn nuốt sống tổ chim non, một trận mưa cuối mùa ở đâu đổ ào xuống, dập tắt đám cháy.
Một mai khi Tâm rời bệnh viện về nhà, nó sẽ lại được nghe tiếng hót con chim đen, trên những tàn tro. Tiếng nói thân quen như từ năm nảo năm nào.
_____________
Tiếng hót con chim đen
Trương Tiếp Trương

Khi ông Tư mang Tâm ra khỏi đám cháy rừng, người ông đã phồng rộp nhiều chỗ. Mất sức và đau đớn, ông ngã vật xuống bãi cỏ. Người ông đen nhẻm. Người Tâm đen nhẻm. Hai cha con ngã vật xuống. Hàng xóm vội vàng đưa họ vô bệnh xá.
*
* *
Hai cha con ông Tư đã sống ở bìa rừng núi Hòn Hèo được mười năm. Tâm mồ côi mẹ năm lên bốn. Ông Tư ở vậy, một mình gà trống nuôi con. Mà có muốn lấy vợ kế cũng khó. Ông Tư đã trung niên, lại còn nghèo nữa. Ngoài một miếng rẫy con con để trồng mít và hoa màu, ông hầu như không có nguồn thu nhập nào khác. Có chăng là mùa nước lũ, nước tràn về bưng trũng dưới chân núi Hòn Hèo, nước trắng xóa mênh mênh mông mông, cá về đàn đàn lũ lũ. Ông Tư kêu Tâm, giọng hăm hở lắm, “Tâm con. Lại phụ cha kéo cái ghe xuống coi”.* *
Chiếc ghe mọi ngày để úp trong sân, nhìn nó coi bộ buồn bã lắm. Có ai thích ở không mấy tháng liền bao giờ? Bây giờ lật ngửa nó ra, nhìn nó y hệt một cái miệng đang cười, với những nan tre sọc ngang là hai hàm răng. Nhưng cái miệng này cười không có duyên. Đem so với mẹ Tâm lại càng vô duyên lắm. Tâm, không nhớ nhiều về mẹ, nhưng nó nhớ mẹ nó cười rất hiền. Còn cha ít khi cười, nhưng ông cười thì rổn rảng, đến mức con chèo bẻo đậu tít ngọn mít ngoài rẫy còn phải giật mình. Tiếng cười va vào vách núi Hòn Hèo rồi dội lại, nghe ngồ ngộ làm sao á. Tâm mong mình lớn nhanh, để giọng nói vỡ ra, ồm ồm y như cha vậy. Lúc đó con voọc thú quý hiếm cũng phải sợ, con lợn lòi hay phá rẫy cũng phải nể.
Cha mang trên vai cuộn lưới, Tâm xách cái gàu chuẩn bị đựng cá, rồi hai cha con đội ghe xuống núi. Tâm đi trước, nó mới mười tuổi nhưng đã cao ngang vai cha mình. Đi ngang qua rẫy Thím Hai, cha nó rổn rảng, “Bà chị có đồ nấu chua chưa nè?” Đó là cha nó nói trước cho Thím Hai chuẩn bị, lát chiều về hai người sẽ trao đổi, cá lấy giá, môn, thơm, é, hành, me, ớt. Tâm nói cha đổi lời quá, có một món cá mà đổi bao nhiêu là đồ nấu chua. Cha nó vặn lại, “Ai nói một món cá? Rô, trắng, trèn, trôi, tràu, chạch. Mà không chừng mình còn có chuột đồng để khuyến mãi nữa”.
Tâm luôn bị giằng xé khi theo cha săn bắt các con vật. Nửa ham, nửa ghê ghê. Con người có ác quá chăng? Lũ lụt là Tết của tụi cá, tụi nó theo con nước đi chơi, tràn vào đồng, vào bưng, thế là mắc lưới hết. Rồi khi có lụt lớn, đám chuột đồng béo núc ních phải tắp lên đường cái hay náu trong đám lục bình, nhưng tránh làm sao được những phường ăn nhậu. Cùng chung số phận là những con chim cúm núm, chạy lủi thì giỏi mà bay thì dở ẹt. Lên bếp hết. Có lần Tâm nói với cha nên tha cho lũ chim. Tụi nó gặp nạn, mình đã không cứu rồi còn lợi dụng hoàn cảnh. Thấy mình hèn sao sao á. Cha nó cười gằn, “Tao đâu có dạy mày ba cái ngữ đó hả Tâm”. Tâm không chịu thua, “Tại cha hiếu sát quá nên mẹ mất sớm”, “Câm mồm”, cha nó quát lên. “Mày biết nhiều quá rồi đó, con trai ạ. Nếu mày không phải là con một, tao đã hất mày xuống sông rồi, biết không”.
Lần đầu tiên trong đời, Tâm thấy cha nó thật đáng sợ. Mắt ông đỏ ngầu, vằn lên những tia máu. Một khoảng cách đã được tạo ra giữa hai cha con, càng lúc càng rộng hơn, như là khoảng cách giữa một bên là xóm núi, và bên kia là phố thị, cách nhau một cánh đồng mênh mông nước, đến mức đi học cho đủ ngày đủ tháng là rất khó khăn. Tâm nghĩ lẽ ra nó phải là con trai nhà phố. Mà thiệt nó trắng trẻo hiền lành, thật chẳng bì với lũ trẻ con xóm núi. Mẹ nó là người phố thị. Nhà ngoại nó ở ngay trung tâm chợ, bán thuốc nam. Cha nó kể lúc trước lên núi hái thuốc cho nhà ngoại, rồi mới quen mẹ. Ai ngờ con nhà y mà lại mắc bệnh hiểm nghèo, mẹ nó chết khi tóc còn xanh, con còn thơ dại. Nghĩ lại, Tâm thấy mình quá đáng khi đổ thừa tại cha. Nhưng phải có một ai đó có lỗi chứ? Tại sao những đứa trẻ khác có mẹ, được mẹ bênh. Nó thì ngược lại, còn phải lo chăm sóc cha, để khỏa lấp phần nào khoảng trống do mẹ nó để lại.
*
* *
Thím Hai là người nhìn thấy Tâm chạy vào trong đám cháy. Thím hớt hải chạy sang rẫy ông Tư, dậm cẳng dậm chân, “Tư ơi là Tư! Bớ Tư! Sao mày đuổi con mày chạy vô lửa hả? Mày điên rồi hả? Mày muốn giết nó à?”* *
Ông Tư từ trong lán ngơ ngác chạy ra. “Làm gì có hả chị Hai. Thằng con tui chiều nay nó đi học mà”.
“Chính mắt tao mới thấy nó chạy vô đám cháy”, Thím Hai lại dậm chân thình thịch. “Mày không vô cứu nó thì tao đi đây”.
Nói rồi Thím xăm xăm băng tới đám lửa đốt rẫy đang ngún sau đồi. Ông Tư cuống quít đi theo. “Đó, dấu chân còn mới nè. Mày thấy không. Mày nói tao coi, Tư, đây là dấu chân con mày, hay là con chồn con beo nào hả?”
“Tâm ơi, Tâm? Sao mày bỏ tao hả Tâm? Mày ở đâu, Tâm ơi?” Ông Tư lạc hết giọng.
*
* *
Hàng năm cứ tới tháng mười một, khi mưa lũ đã hết, người dân xóm núi lại đốt rẫy để chuẩn bị cho mùa vụ mới. Với những rẫy ở trên cao như cha con ông Tư, đây là dịp để đốt thêm ít rừng, lấy thêm ít đất. Biết là phi pháp nhưng họ vẫn làm. Rẫy của họ bé quá, không đủ ăn.* *
Chiều nay trước khi đi học, Tâm đã xin cha đợi mai hãy đốt rẫy. Nó kho cá rô thiệt khéo, bưng lên mời cha, rồi nhỏ nhẹ “Cha hứa với con nha. Chiều mai mình mới đốt rẫy nghe cha”.
Cá rô kho tộ Tâm làm sao mà giống y như hồi mẹ nó nấu. Ông Tư gắp một miếng béo ngậy, sẵn trớn hứa bừa, “Ờ. Thì mai đốt. Trễ một ngày cũng đâu có sao”.
Rồi bỗng nhiên như nghiệm ra điều gì, ông nói, “Mà tại sao vậy Tâm? Con làm cha khó hiểu quá à”.
Cha con họ dạo gần đây đã bắt đầu khách sáo với nhau. Tâm gãi gãi đầu, làm bộ dễ thương, “Thì cha cứ làm vậy đi. Rồi con sẽ nói sau”.
Tâm có một bí mật, mà nếu nói ra, thế nào cha nó cũng cho là dở hơi. Tâm mới phát hiện một con chim rất lạ ở sau đồi. Nó đen như chèo bẻo, nhưng lại không phải chèo bẻo. Tiếng hót của nó thật khó tả. Tâm có cảm giác chừng như không phải là tiếng chim. Có một cái gì đó quá thân thuộc ở con chim này, cho dù trước đây Tâm chưa nhìn thấy nó. Và điều đặc biệt là nó có hai con chim non, đang mọc lông, mỏ còn vàng, lúc Tâm trèo lên xem, thấy hai cái miệng há ra, nhìn phát ghét. Phát ghét tức là yêu lắm lắm. Tâm có cảm giác như đứa trẻ mồ côi vừa tìm thấy gia đình. Nó chạy vô nhà lấy một ít lúa, rải dưới gốc cây. Nó sung sướng nhìn chim mẹ sà xuống ăn, rồi bay lên mớm cho hai đứa con. Xong, chim mẹ cất tiếng hót, tiếng hót như không hề là tiếng chim, của một con chim đen như chèo bẻo nhưng không phải chèo bẻo.
Bây giờ mà đốt rẫy, Tâm biết thế nào lửa cũng bén tới cái gia đình bé nhỏ tội nghiệp kia. Nghĩ tới cảnh đó, tự nhiên Tâm buông đũa. Nó rơm rớm nước mắt. Cha nó càng lấy làm lạ. Nó nhìn cha, nói khẩn khoản, “Cha, con nhớ mẹ quá… Cha hứa với con, mai hãy đốt rẫy nghe cha”.
Ông Tư lấy làm lạ. Giữa hai chuyện đốt rẫy và chuyện nó nhớ mẹ, có liên quan gì nhau? Nhưng dạo này ông đã quen với việc không hiểu nổi con mình, nên ông làm thinh, khe khẽ gật đầu. Ăn cơm xong, Tâm cắp cặp xuống núi. Nó chào ông Tư, “Con đi học đây. Hôm nay nước xuống rồi, cha khỏi chèo ghe đưa con”.
Con đường qua bên kia cánh đồng vẫn còn ngập nhưng Tâm lội được. Nửa tiếng sau nó đã vào lớp. Ngồi trong lớp mà nó cứ nhấp nhổm không yên, mắt nhìn ra cửa sổ về phía đông. Nơi đó là Hòn Hèo hầu như lúc nào cũng có mây phủ. Ở ngọn đồi tiếp giáp chân núi, là rẫy nhà ông Tư, cha nó, mà nơi đây, ngồi trong lớp học nhìn ra cửa sổ nó có thể trông thấy được. Và rồi một làn khói đã len lén vươn lên từ sau rẫy nhà nó. Và Tâm tức thì xin cô giáo cho nghỉ học sớm, nhà có chuyện gấp. Nó chạy như bay về nhà. Lúc đi nửa tiếng mà lúc về chỉ khoảng mươi phút.
Lửa lúc này đã bén ngút. Tâm chạy vòng qua đám lửa, lại đầu trên. Ôi thôi, lửa đã tiến rất sát lùm cây có tổ con chim đen, khói nghi ngút ác độc. Tâm leo lên phiến đá để nhìn cho rõ hơn. Chim mẹ đang đập cánh trong tuyệt vọng. Phải làm sao đây? Có đủ thời gian cho nó leo lên ngọn cây, mang cái tổ xuống rồi chạy ngược trở ra hay không? Nếu Tâm không làm như vậy, chắc con chim mẹ sẽ chết chung với hai con của nó. Khi đó ai sẽ hót cho nó nghe, tiếng hót thân thuộc như một người quen, một người mà nó luôn tiếc nhớ.
Rồi Tâm nhắm mắt làm liều. May sao lúc đó Thím Hai, đang phơi bắp ngoài sân và tự hỏi sao ông Tư năm nay đốt rẫy sớm thế, rồi lại tự hỏi sao thằng con ông làm gì mà chạy vô đám lửa vậy, sao mà liều mình thế không biết. Nhưng Thím nghĩ đây đâu phải lúc để hỏi, phải làm cái gì đó chứ. Và Thím chạy sang lán nhà ông Tư, dậm cẳng dậm chân. “Bớ Tư! Vô cứu con mày mau Tư ơi!”
*
* *
Khi Tâm mở mắt, nó nhìn thấy Thím Hai. Nó mấp máy môi, Thím Hai phải cúi xuống thật thấp mới nghe nó nói gì. “Mẹ đâu?” Tâm nói. Thím Hai mỉm cười, Thím nghĩ chắc nó còn mê. Thím chỉ sang giường bên, “Cha con kìa. Cha cũng không sao”. Tâm liếc sang, thấy cha nó chẳng khác gì con cúm núm nướng, nó cũng chẳng khác gì con cúm núm nướng. Rồi nước mắt lăn dài, nó lại nói, “Còn mẹ đâu?” Thín Hai ngơ ngẩn.* *
Có một điều kỳ diệu đã xảy ra với ba mẹ con con chim đen. Tâm đã ngã xuống trước khi kịp tới lùm cây, rồi sau đó được ông Tư cõng ra. Nhưng ngay khi ngọn lửa chừng như muốn nuốt sống tổ chim non, một trận mưa cuối mùa ở đâu đổ ào xuống, dập tắt đám cháy.
Một mai khi Tâm rời bệnh viện về nhà, nó sẽ lại được nghe tiếng hót con chim đen, trên những tàn tro. Tiếng nói thân quen như từ năm nảo năm nào.
_____________
Comment