• Nếu đây là lần đầu tiên bạn ghé thăm Trang nhà Chút lưu lại, xin bạn vui lòng hãy xem mục Những câu hỏi thường gặp - FAQ để tự tìm hiểu thêm. Nếu bạn muốn tham gia gởi bài viết cho Trang nhà, xin vui lòng Ghi danh làm Thành viên (miễn phí). Trong trường hợp nếu bạn đã là Thành viên và quên mật khẩu, hãy nhấn vào phía trên lấy mật khẩu để thiết lập lại. Để bắt đầu xem, chọn diễn đàn mà bạn muốn ghé thăm ở bên dưới.

Thông báo Quan trọng

Collapse
No announcement yet.

Wow!! Tiếng Việt "Ngầu"

Collapse
X
 
  • Filter
  • Time
  • Show
Clear All
new posts

  • Wow!! Tiếng Việt "Ngầu"

    Wow!! Tiếng Việt "Ngầu"

    Tiếng Việt trù phú về âm. Âm ở đây không gò bó bởi những tiếng qua thanh quản mà là âm của thiên nhiên. Nó biểu hiện một nỗi lòng, tâm tư, và mang theo không những tượng thanh mà còn tượng hình nữa!!! Nó có cường độ tăng hay giảm theo thời gian và không gian, thể hiện qua láy âm hay điệp âm.

    Tiếng Việt cũng như mọi ngôn ngữ khác mượn âm kêu của loài vật mà tạo từ . Tiếng Anh con rắn phát âm "hiss", bò "moo", chim "chirp". Tiếng Việt cũng có trong ca dao dạy nấu nướng:

    <DIV align=center>"con gà cục tác lá chanh
    con lợn ủn ỉn mua hành cho tôi".
    </DIV>
    Tiếng Việt còn đi xa hơn nữa vì nó có thêm giọng. Giọng biểu hiện qua 5 dấu thanh: sắc, huyền, hỏi, ngã, và nặng. Thiếu chúng đọc nghe lơ lớ như mấy người ngoại quốc đọc chữ Việt không dấu. Thiếu nó thiếu hương vị quê nhà, một bửa ăn thiếu gia vị, lạt thèo như nước ốc!!! Có chúng không những từ Việt trở nên giàu có, mà tiếng trở nên nhạc. Ai cũng thích câu đồng vần truyền miệng từ thuở học vỡ lòng: "bà ba béo bán bánh bèo bên bãi bể bị bỏ bót ba bốn bửa", hoặc "thầy thằng Tụ toan tự tử..."

    Giờ chúng ta thử đi vào từng giọng xem chỗ đứng của chúng trong văn chương Việt và hơn nữa xem chúng đan vào nhau để tạo hình tạo cảm giác. Nói chung nó có hồn!!!

    Sắc lên giọng cao cao tần số, chỉ độ rung của dây thanh quản từ thấp lên cao, nó biểu hiện một cái gì ngắn ngủn, cái gì mạnh, đau lòng... một nhấn mạnh đập mạnh vào con mắt.

    <DIV align=center>"Son sắt kìa ai vẫn đợi chờ":
    (một hình ảnh bền vững chờ đợi của các cô.)</DIV>
    Còn huyền thì ngược lại, âm xuống giọng, dài, biểu hiện lê thê, một thời gian trôi đi, một tâm tư, một thoang thoảng.

    <DIV align=center>"Anh đi đường anh, tôi đường tôi"
    (nghe nó não lòng làm sao; ôi, con đường mà khác đôi thì đúng là đoạn trường)
    "Tình nghĩa đôi ta có thế thôi"
    (cái buồn này do sự chia ly ngắn ngũi qua chữ "thế".
    Một sự buông xuôi đầu hàng vì định mệnh)</DIV>
    Dấu hỏi nó lắc lẻo như dáng của nó, nó không giống như làn khỏi bay lên mà nó như cành liễu rủ (không phải cành liễu héo rũ mà như cái mành buông thỏng xuống, như cờ không gió)

    <DIV align=center>"Khi cao, vút tận mây mờ
    khi buồn vắt vẻo bên bờ lau xanh"
    </DIV>Bạn có bao giờ nghe tiếng sáo về đêm, canh khuy như sợi chỉ bay cáo vút (dấu sắc, lên lẹ) khi nó cuộn vòng lủng lẳng, vắt vẻo (dấu hỏi) theo các bờ lau bờ liễu chăng ?

    Dấu ngã như cái bóng nằm xoài giữa đường, như con giun bị xéo, như cánh tay vẫy gọi nhau. Xem chữ "hỡi" trong câu sau:

    <DIV align=center>"Hỡi anh đi đường cái quan
    dừng chân đứng lại em than vài lời
    đi đâu vội mấy Anh ơi
    Công việc đã có chị tôi ở nhà"
    </DIV>Mời mọc trêo ghẹo của gái Bắc kỳ là thế đó!!! Nó níu người lại, nó van lơn... Chàng nỡ lòng nào đi! (chữ nỡ dấu ngã, nói lên một sự dùng dằng : "Anh nỡ lạnh lùng đến thế sao!!!"). "Vài lời" là dấu huyền (song huyền).. thì hẳn là không ngắn được... Bạn trai không tin, rộn ràng dừng chân lại thì "vài lời" thành "thiên thu" đấy: "cánh chim giang hồ" lại biến thành "tay bồng tay bế"

    Hình ảnh giữa sắc và ngã có hình ảnh khác nháu: sắc nhắn lẹ còn ngã thì dây dưa. Thi sĩ sông Vị với câu thơ:

    <DIV align=center>"Hỏi ô ô mất [dấu sắc] bao giờ,
    hỏi em em cứ ẫm [dấu ngã] ờ không thưa."
    </DIV>Ôi! (sh***!) mất chớp nhoáng, tìm dây dưa. Em giả đò ngủ, đáp lời tiếng được tiếng không... ậm (ngậm miệng) ờ (cho xong)... thì đích thực kỹ nữ này ăn cắp rùi!!! ấy cô ta chỉ dấu thôi !!! Đồ quịt! Bà trừ nợ cho bõ ghét.. hay... Anh đến thăm mà lẳng lẳng về không quà cáp (quịt tiền [bán phấn] mua hương)...

    Ôi! hãy xem dấu nặng (nó ngắn như chớ nhoáng). "chặt chịa" hầu bao nhưng nó không sắc bén như con dao, nhưng nó có lực của cái búa đập xuống. Hãy xem nỗi lòng thươnng yêu của 1 vị vua qua hai câu thơ:

    <DIV align=center>"Đập cổ kính ra tìm thấy bóng
    Xếp tàn y lại để dành hơi"

    <DIV align=left>"Đập cổ kính ra" (để làm gì? tìm gì?) "tìm thấy bóng" (Tìm --dấu huyền-- là biểu hiện dài lê thê, một thời gian không ngắn... vật ắt là tìm không ra rồi) "Xếp tàn y lại" (nhưng vội xếp--dấu sắc--lẹ lên)"để dành hơi..." (tìm kịp không: chữ "để" sao nó thúi ruột!!!"
    </DIV></DIV>Than ôi: Tình yêu của một ông vua dành cho một cung nữ đến thế ư!!! Nghe rờn rợn, Ông đã điên chăng? cổ kính, cổ quan tài lồng kính tìm lại bóng người xưa, y phục của nàng Ông sợ mất mùi hương đã cày sâu trong trái tim đỏ hồng rạo rực của Ông!!! Đối với ông, chết đâu có hết, thời gian càng lâu, như gừng càng già!!! ông đã "Đập"[dấu nặng] một nhát búa cuối cùng tìm lại bóng; phải chăng "Vang Bóng Một Thời" còn lại dư âm lòng!!

    Dấu nặng đôi lúc có cụt lủn, cộc lốc làm sao đấy. Đây, cụ Phan Khôi làm thơ "Tình Già":

    <DIV align=center>"...tình đôi ta thì đã nặng,
    mà lấy nhau thì không đặng..
    chi bằng sớm [dấu sắc] liệu [nặng] mà buông nhau..."

    <DIV align=left>Ai đã có lần túng thiếu đi vay, chỉ cần nói lên "nặng nợ", dấy lên "nặng trĩu" trong lòng như cây nợ đầy qua nợ, nhất là đến kỳ nó có trái!!!. Lúc đó chỉ còn trốn... mà trốn không xong thì "thẹn". Bạn còn nhớ chữ "thẹn" chăng trong câu này:

    <DIV align=center>"Quen thói phong lưu hóa phải vay
    Quân tử lúc cùng thêm thẹn mặt"
    </DIV></DIV></DIV>
    Đưa tiếng Việt tới "tuyết vời" là âm láy (hai từ cùng âm đâu, âm chính, hoặc âm cuối), điệp từ (hau từ giống nhau, một trường hợp của láy trên mọi âm) , nhất là trong từ kép có dấu, mang lại một màu sắc, thời gian và không gian.

    Từ chỉ khoảng cách như "xa", lập lại thành "xa xa", cái nhìn ngang (không dấu) hơi xa ... xa..., Nhưng "xa tít mù..." lại thành 3 chiều, tít [dấu sắc] biểu hiện nhỏ đằng xa, mù [dấu huyền] mang hình ảnh dài!!! Nhưng "núi chập trùng", "sâu hun hút"... lại có các chiều nhìn khác nhau!!!

    Mặt khác láy làm thay đổi cường độ của dấu qua thí dụ:

    <DIV align=center>"sè sè nắm đất bên đường".
    </DIV>Cái mồ mà nó sè sè thì trông nó chắc hơi nhú lên một chút... Buồn thay! nhưng không hẳn vậy (chữ "nhú" chỉ dấu sắc đi lên cao, còn đây "sè" dấu huyền đi xuống: cái mồ xưa nó cao bây giờ nó bị ải ra theo nắng mưa và gió, kể cả người vô tình đạp lên, xoi mòn theo năm tháng. Lâu ngày không ai vun xới nó chỉ còn "sè sè".
    Câu tiếp:

    <DIV align=center>"Rầu rầu ngọn cỏ nửa vàng nửa xanh"
    </DIV>Điệp láy trên chữ "rầu". Rầu thì rầu thêm nhưng nó ngoắc ngoải không dứt, nó rầu theo năm tháng không da diết nhưng tủi đọng -- tủi đọng như cánh cỏ úa nửa vàng nửa xanh... thì thật là thê lương... (Ai không bảo Nguyễn Du là thiên tài trên thơ Việt?!!!)


    <DIV align=center>
    <DIV align=left>Điệp rất "ngầu"... càng điệp thì càng có hình... và có hình khi cường độ tùy theo dấu.
    </DIV>"Một đèo một đèo lại 1 đèo.."
    </DIV>Vậy là 3 đèo còn gì nữa!.. Mà đèo gần thì cao, xa thấp từ từ như không gian 3 chiều vậy. Chữ "lại" --dấu nặng-- chỉ sự chán chường. không có gì thay đổi. Cảnh gì mà đèo "lại" đèo... thế mà nghe 3 lần lại thấy hình ảnh chập chùng lăn tăn như sóng biển rút dần ra xa!!!! Nữ sĩ Xuân Hương đâu có kém gì cụ Tiên Điền!

    Tạm dừng láy nói về chẻ từ, tiếp sẽ bàn về láy và chẻ đan với nhau ra sao.

    Điệp và láy khi chẻ từ, mang lại cho ta một hình ảnh mới, véo von nhấn mạnh và đôi khi hài hước: Mẹ mắng "đồ đĩ rạc đĩ rài"; làm gì có đĩ rạc đĩ rài, 2 loại đĩ khác nhau! đây là từ rạc rài , láy r và a với nặng và huyền, chỉ gầy xơ xác [láy nữa] ăn chơi lêu lỏng; khi khi rủa "đồ đĩ rạc rài" thì xoàng quá, mà chẻ chữ "rạc rài" bằng chữ đĩ [điệp] thì quả ư là thần tình trong âm Việt.

    Hình ảnh mới có khi là than van, khó xử . Bạn còn nhớ nhà thi sĩ quịt tiền kỹ nữ bị thiến mất ô chăng? Chàng dùng chữ "đi sớm về trưa" (sớm-trưa, đi-về, gió mưa, nay-mai), than với trời đất:

    <DIV align=center>Những khi dày gió mai mưa
    lấy gì đi sớm về trưa với nàng
    </DIV>
    Khi thì hình ảnh hi vọng hơn, nhưng mang lại một khoảng cách xa xa.

    <DIV align=center>"Vầng trăng ai sẻ làm đôi
    Nửa in gối chiếc nửa soi dặm trường" (ND)
    </DIV>Nghe xong tưởng chừng như chiếc gối bị sẻ chớ nào như "gương vỡ lại lành" Vầng trăng chỉ có một.. lúc tròn lúc khuyết à mà có khi bị che khuất một nửa... Thì ra chàng cũng nhìn thấy một nửa thôi... chàng nhìn nửa này em nửa nọ thế là lắp lại thành 1 vầng trăng tròn! May thay!


    <DIV align=center>
    <DIV align=left>Âm láy đi với đảo vị trí của từ tạo trí tưởng tượng dồi dào hơn:
    </DIV>" ... đường về hun hút cho mắt thêm sâu.... (TCS) "
    </DIV>Lạ!.. mắt sâu hoắm... chứ sao sâu hun hút, nhìn con đường dài mắt sâu? hay là con đường dài hun hút như vô tận, làm con mắt sâu. Mắt sâu vì thiếu ngủ, vì lo lắng nên thâm quầng, trông như sâu; trong khi đường dài hun hút thì tối đen.... Bạn có thấy con đường đêm không, bạn thấy con mắt sâu hay sầu dù Nhạc sĩ TCS không nói!

    Đôi lúc chữ có dấu nằm đúng chỗ và biến thành "thần" chữ "ghé, nghé" chỉ một sự ngắn ngủi!!! Xem đây, cuộc chia tay lãng mạn nhẹ nhàng:

    <DIV align=center>"Bóng chiều như dục cơn buồn.. [dục thì lẹ, mà buồi thì dai dẳng]
    Khách đà lên ngựa, người còn nghé theo" (ND)
    </DIV>Romantic sao đấy!... lò đầu ra nhìn liếc trộm ư! mắc cở ư! ngấp nghé cái gì? tuổi mộng mơ trăng tròn khi chớm yêu? như hoa mới nở, sao tan nhanh thế!!!

    Có khi chữ có dấu thành trung tâm của điều muốn nói (xem chữ "ngỏng" trong hai câu thơ sau):

    <DIV align=center>"Trên ghế bà đầm ngoi đít vịt
    Dưới sân ông cử ngỏng đầu rồng!!!"
    </DIV>


    Bạn tưởng tượng ra cảnh ra trường. Trên bục cao bà đầm Tây hớ hênh ( ắt là mặc váy: "đít đàn bà bằng 3 cái thúng") nghiêng mình lòi khu ra ngoài, còn dưới trông lên các ông cử thi đậu, chờ lãnh bằng hay ban khen gì đó, thì chỉ ngóng lên ... mà ngỏng đầu rồng.. thì ra mấy ông mới đội nón "graduation" chuồn chuồn của quan văn, có hình rồng (của vua ban). Tại sao lại "ngỏng" lên? Eo ui.. làm đàn ông mới hiểu được, sáng sáng "công ngủ" mà ngỏng với ngổng là anh em sinh đôi mà thôi!!! Còn các chị đã từng nuôi gà vịt sẽ hiểu khi chúng toẹt ra, cái khu của nó lép nhép ra sao!!!!

    Phải chăng đây là lời cay cú của ông Tú (Xương) thi trượt châm biếm ông Cử mới thi đậu!!!

    Hỡi bạn đọc của tôi ơi!.. Bạn nhớ nhé: "Ngước lên trời, gục xuống bàn" "lẳng lơ ẻo lả, ngả ngớn" "sè sè, chua chua"... Nhưng bạn nên thử dùng, xem hiệu quả ra sao: thay vì nói "Anh chết mê mệt vì Em", thì nên chẻ "mê-mệt", điệp chữ "chết" thành: "Anh chết mê chết mệt"

    Đừng nói "em khóc" vì chỉ có 1 dấu sắc... mà nói "Em thổn thức" hay "Em nghẹn ngào"... vừa là hỏi và sắc, nặng với huyền, thêm cùng âm đầu th, ng....

    Xa hơn nữa, bạn nào có gia đình thì thử kể lại bài này cho mấy con em "Mỹ vàng" xem nó còn "nghếch đầu bĩu môi" mà chê tiếng nói của dân Giao Chỉ là tiếng mọi hay gật gật [dấu nặng điệp chữ] cái đầu xuýt xoa [láy] kêu lên "wow! cool! I didn't know that"!

    (Bài viết trích từ Link 6do mviet biên soạn)


    Sống trên đời

    Similar Threads
  • #2



    Tiếng Việt: tiếng Mọi/Mường hay tiếng Quí Phái

    Các bạn hãy xem cảm nghĩ của riêng tôi, đừng vội đem ý nghĩ của bạn xen vô cho tới lúc đọc xong nhé!!!

    Tôi chưa bao giờ chê tiếng Việt, không phải vì nó là tiếng mẹ đẻ, không phải vì tôi có nhiều trứng gà cho bài luận khi còn ở tiểu học!!! Tôi cũng không "yêu" nó như một tình nhân... Tôi chỉ có riêng nó thuở lớn lên và dĩ nhiên biết nó nhiều hơn hết. Tôi sống với nó trên 20 năm trời, nhưng với tiếng Mỹ tôi lại lớn với nó hơn ba chục năm mà có lẽ với cuộc đời còn lại!!! Hai ngôn ngữ nay lại hòa và phụ lẫn nhau trong con người nhỏ bé chứa đầy biển cả tò mò của tôị

    Một trong những điều tôi không ngờ là tôi nhận ra -- dù nó là sự thật hay là một niềm tin nhỏ giữa một khung trời bào là huyền bí: Điều đó là điều "phủ nhận" của người Việt trên tiếng mẹ đẻ của họ!!! và sự thay đổi của họ khi mViệt ra đờị Phải chăng đây chỉ là mộng tưởng?

    Con tôi không học và đọc chữ Việt vì chúng là người Mỹ gốc Việt; chúng nói giọng lơ lớ như nghẹt mũi!!! Chúng khinh tiếng Việt thì đúng hơn!!! Tôi đoán là tại cha mẹ chúng không nói tiếng Anh giỏi và lý luận cù lần trong nền văn hóa của Mỹ!!! Chúng hay thường nói "stupid" và "stupid" khi chúng cần phải biết đôi câu tiếng Việt.

    Chúng bây giờ thay đổi dù là chúng không biết tiếng Việt nhiều hơn xưa!!! Chúng biết lõm bõm vài câu tiếng Pháp, tiếng Mễ nhưng coi vẻ chúng tôn trọng tiếng Việt nhiều ra phết!!! Tôi nhiều lúc tự hỏi vì đâu?

    Tôi cũng đi nhìn quanh xem tôi có định kiến hay chăng?... tại sao dân Việt thế hệ 1, 2... lại có lối nhìn đổi chiều vậy!!!! (nếu tôi không chứng minh được hay có một lời giải thích hợp lý thì e rằng chính tôi thiên vị, phiến diện vì bỏ nhiều thời giờ vào tiếng Việt chăng?

    Không đâu!! tôi không lầm!!!... Mấy người Thầy Mỹ nghiên cứu tiếng Nhật khi thấy tôi nói về âm Việt cấu trúc Việt mà "thán phục"!!! Ông bạn giáo sư kế phòng chia xẻ hiểu biết về tiếng Nhật, viết mẫu tự La Tinh hiện ra chữ Nhật dạng viết của Trung Hoa, và giải thích lối viết "giai cấp": trẻ viết khác, có học viết khác!!! Tôi ngẫn người nhớ lại những ngày hội thảo tại Nhật, hai người gặp nhau cúi đầu chào nhau như hai cái lảy cò, nhưng có cải cúi nhiều cái cúi ít, cái lảy nhiều lảy ít, tương trưng cho "kính trọng"!!! Ngược lại tôi cũng "demo" mViệt và ông tròn xoe con mắt và hi vọng là đăng trên báo khảo cứu của người Nhật và ước mong tiếng Mỹ được như vậy!!!

    Con tôi nó nhìn và cũng ngạc nhiên thấy tiếng Việt viết trên máy... kiêu kỳ với các phím nhẩy lên xuống!!! chúng le lưỡi thì ra tiếng Việt "ngầu" nhỉ!!! (wow! là tiếng chúng kêu lên khi thán phục, và "iêu" khu chúng bịt mũi khinh tởm chê bai!!! Tôi hay chọc nó: Bây giờ con "iêu" con gái, mai mốt con lại thấy 'yummy' đó). Nó hiểu âm "iêu" là "love" và cũng đã từng học lớp "Cẩm Nang tình Dục" sau khi rời bậc tiểu học lên bậc trung học đệ nhất cấp (lớp 6,7,8).

    Còn nữa, nó chứng kiên tiếng Việt lẫn lộn với tiếng Mỹ qua máy !!! Tôi chỉ cho con gái tôi nói âm "bờ": "bà ba béo bá bánh bèo bên bờ bể bị bỏ bót ba bốn..." nó thấy cũng không kém vần "sh" trong câu tương tự uốn lưỡi của Mỹ (see shell at sea shore...)... Nó thành công và đi khoe với ngoại của nó và ngoại của nó cũng chưa bao giờ nghe qua!!! Nó đòi thêm, tôi cho nó vần "rờ": "rầu rĩ râu ria ra rậm rạp; rờ râu râu rụng, rờ rún rún rung rinh", nó cười mê đi, nó học và nó thấy khó nuốt quá, không như vần "bờ".

    Tôi có lần hát: "đường trường xa con chó nó tha con mèo..." nó thích lắm.. điệu nhạc hùng mà có chó mèo đâu phải là nhạc "dzổm" nheo nhéo mà Lệ Thu hay ca!!! Tôi hỏi nó.. vậy "tha" là gì con? nó nói "con biet chơ [phát âm không dấu]... dog forgives cat!!! Tôi cười, nó ngượng...Nó cãi: "mẹ hay nói 'tha cho mày!' vậy có đúng không?" ...

    Rồi nó đòi kể chuyện... kể chuyện Mỹ thì nó rành hơn "sáu cậu vọng cổ" nên nó đòi kể bằng tiếng Việt: Tôi chọc nó: "con gì nó kêu: Vừa đau vừa rát" -- nó đoán đúng: chicken.... Tôi bồi thêm con gì " mặc kệ.. mặc kệ".. dĩ nhiên nó chịu thua và nó học thên chữ "con ngan". Nó đòi thêm thì tôi hỏi: con gì "tục tục tục... quá... tục quá " lần này nó đoán đúng.... và còn nhiều nữa...

    Ngẫm nghĩ về chương trình tạo chữ Việt: mViet ra đời dựa trên cấu trúc âm và một hệ thống có nghiên cứu!!! Ai dùng nó cũng khó chịu một cách "phục thiện": nó phản ảnh những sắc thái của ngôn ngữ Việt... Nó cho người viết "tự do": một tự do đã ẩn tàng trong ngôn ngữ... tự do chọn phím dấu, tự do đặt dấu (nó sẽ bỏ dấu đúng), và nó "cưỡng bách" đôi khi: viết ge --&gt; ghe ; kô thì không bỏ dấu... Nhưng dù muốn dù không, nó phản ảnh lối suy nghĩ và lối viết của một số người Việt như: Viết liên tục nhanh ngoắc dấu sau cùng, đọc theo âm chêm giọng sau khi tạo vần...

    Nó sinh ra trong một không gian "cấu trúc" vì tôi là "kiến trúc gia" điện toán. Viết chương trình là xây cất, còn kiến trúc trình là vẽ họa đồ bất chấp loại ngôn ngữ điện toán, máy loại nào mà chỉ thiết kế không gò bó giới hạn mọi khía cạnh dụng, công, mỹ, và kỹ thuật; sau cùng là viết "program" chỉ là một phương tiện tạm thời trên 1 ngôn ngữ máy mà thôi!!!

    Đồ họa có rồi, nhưng yếu tố nghiên cứu cần có... tài liệu thiếu và chỉ nhờ vào quan sát các cuộc điện đàm dấu rời mà tạo luật việt trong khung khổ của văn phạm... Yếu tố "chiều người, chiều thói quen" đã được gắn liền trong họa đồ.. Lối nhìn "đồ vật" qua ý nghĩa trừu tượng của khoa học gia điện toán đương thời được mang vô làm phương tiện tìm luật ẩn tàng trong tiếng Việt...

    Dụng cụ được tạo ra để kiểm tra luật trước khi áp dụng vào "algorithm". Cuối cùng mViệt ra đời mong manh và đem ra thử nghiệm: lý thuyết qua thực hành!!! Biết bao công trình nghiên cứu được đưa vô việc xây cất... và kết cuộc tạo chữ Việt tầm thường như các mẩu cốt nhỏ phết dấu tạo Unicode!!! Có khác biệt là mViệt đi qua một chặng đường dài trong việc hoa đồ và móng và tiến trình với chu kỳ 3 ngày một bản mới!!!

    Những điện thư đến với tôi có một lối nhìn khác: cái "e viết khó viết chậm" thay bằng "e ngại là một ngày nào đó mViet sẽ giỏi hơn họ.." Kẻ giỏi về điện toán bắt đầu chợt hiểu "nhìn tiếng Việt là Unicode thì xoàng quá" Họ mong đợi là "cấu trúc" (programmable) một compiler.... wow!! những "heavy duty" của ngành tin học!!!! Và họ thầm phục tiếng Việt không coi thường nó được, nó không phải là đồ chơi của những người đi "phết" dấu!!! có có phong độ và truyền thống!!!

    Các em trong cộng đồng người Việt, cơ sở tôn giáo bắt đầu dùng mViệt. Họ chọn mViệt không phải vì nó tiện lợi trong việc gắn; họ thích nó vì "tự do", vì "gần gủi", và vì "dùng quen ăn quen nó rồi, thì thấy nó là nhất... Dĩ nhiên có nhiều người bực mình vì mViệt tự tiện sửa chữ sửa dấu và bọ đầy rẩy không tha thứ được... Có người tẩy chay nó, có người thách thức nó... mViệt đi tiếp, 3 ngày lột vỏ một lần... người chê nó thì có kẻ khác bào chữa nó; kẻ có bản mới không tin các lỗi nêu lên của người mang bản cũ!!! Có ai biết chăng mỗi ngày 10-16 tiếng của riêng tôi lôi cuốn bởi con xoáy của tiếng Việt; tôi từ "thử" qua "thiệt", qua "đam mê", và "nghiền".. cứ một cánh cửa chức năng thêm, một khung trời mở rông với nhiều con đường...; Nó quá nhiều làm tôi ngộp thở... Tôi chưa bao giờ nghiên cứu một vấn đề lâu qua mà biến hóa quá như vậy... Tôi đã dẹp nhiều công việc và bổn phận cho mViệt và tới lúc tôi bắt tôi "phải" dừng lại ... để phản tỉnh... Liệu tôi có làm được không? tôi còn để thời gian trả lời!!!

    Nếu tiếng Việt hấp dẫn tôi như vậy, âu nó sẽ làm tương tự với người khác!!! Suy diễn dù mong manh it ra, chính tôi bị quyến rủ. Dù rằng tôi tạo ra mViệt, dù họa đồ của xây xong, tôi khẳng định là tôi đã bị ảnh hưởng bởi mViệt tôi đã học nhiều từ nó!!! Phai chăng tôi là con nhện tự giăng bẩy con mồi mà chính tôi là con mồi ấy!

    Trong thời gian phản tỉnh tôi viết nhiều, trình bày cấu trúc, đưa vẻ đẹp của tiếng Việt tôi học được từ mViệt lên đầu, đẩy một vài khía cánh lăng kính qua các phiên bản khác nhau để mọi người dùng và phản ứng ra sao!!!

    Một điều sâu xa hơn tổi "cảm nhận" tiếng Việt xùi bọt (bubble) trong huyết quản của tôi; mViệt dần dà đưa tôi về quá khư' lịch sử; tôi khám phá nhiều cái lạ, nhận ra nhiều hình ảnh khác nhau. Tiếng Việt như là các tầng cát khai, cứ mỗi lần tôi bóc nó ra được là y một lần tôi lùi dần vào dĩ vãng: thời đại văn hóa làm ngôn ngữ biến hóa. Đời tôi đi qua ngắn ngủi so với muôn ngàn thế hệ. Tôi tự hỏi sao tôi có hình ảnh "thần thánh hóa, dị đoan như vậy", tôi nào tin "tâm linh", làm sao tin được : lịch sử đã nằm sẵn trong máu đào, những đổi thay đã mang đi trong "Genes" truyền qua nhiều thế hệ!! Tôi lo sợ và kiểm chứng: phải chăng tôi "mộng du" nhớ lại kiếp kiếp trước không qua sách vở mà qua mViệt!!! Tôi sẽ trở lại vấn đề này khi tôi hiểu biết hơn!!!


    Sống trên đời

    Comment

    Working...
    X
    Scroll To Top Scroll To Center Scroll To Bottom