Tài liệu khảo cổ học thời đại đồ đồng thau thuộc văn hoá Đông-sơn (Thanh Hóa, Bắc Việt) cho thấy rằng trong khoảng thiên niên kỷ thứ nhất trước Tây lịch, vũ khí của tổ tiên người Việt đã phát triển lên một mức và có một vai trò quan trọng đáng kể. Sự tăng tiến về số lượng và sự phong phú về kiểu dạng khai quật được phản ảnh rõ ràng sự phát triển của vũ khí ở bước này. Bên cạnh những vũ khí chủ đạo, kế thừa và phát triển trực tiếp từ những vũ khí thời đồ đá, là cung nỏ tên, lao giáo và rìu búa .
Quân lính thì mặc áo giáp da trâu (nguồn gốc Trung Quốc?). Kiểu áo giáp này gồm có hai bộ phận chính , tương ứng với hai phần của thân người, ở phía trên và phía dưới hông. Bên cạnh loaị áo giáp da kiểu Trung QUốc này còn có loại thứ hai bằng vỏ cây . Một chiếc áo giáp bằng vỏ cây cũng được tìm thấy ở bộ lạc người Lô Lô , dân tộc mìên núi bắc xứ Bắc , và nhất là ở tỉnh Vân Nam . Loại áo giáp bằng kim loại đồng được dành riêng cho tướng lĩnh. Loại áo giáp này trước đời Hán chưa có , vì trong sách Chu Lễ (quy định trang phục và tổ chức quân đội của người TQ- đời Hán) chưa thấy nói đến .
Một vài bộ phận ở Đông Sơn tìm thấy chứng tỏ rằng những áo giáp này gồm nhiều bộ phận ghép lại , một tấm hình vuông giống hình ảnh trên những lá chắn ngực của các quan võ Việt Nam hồi thế kỷ XIX và những tấm hình chữ nhật dài không phân định rõ được vị trí cụ thể trên áo giáp . Thắt lưng cũng làm bằng da , và gắn vào một chiếc khoá đồng có chạm trổ nhiều lỗ nhỏ .
Lao đồng Đông Sơn
Đồng thau cùng với trình độ hiểu biết cao về kỹ thuật đúc cho phép sản xuất hàng loạt (Trường hợp điển hình là kho đầu mũi tên đồng ở thành Cổ-Loa, kinh đô của nhà nước Âu Lạc, khoảng mười ngàn mũi tên), tăng cường độ sắc nhọn của vũ khí và nhất là tạo điều kiện cho cho sự gia công cải tiến vũ khí, phát huy nhiều tính năng và tác dụng của vũ khí (đầu mũi tên đồng có hơn một chục loại, lao, giáo, dao găm, rìu chiến cũng có nhiều dáng vẻ khác nhau, có thể vừa đâm vừa chém và mũi tên bắn ra không lấy lại được, ...). sức nặng của đầu mũi tên đồng Cổ Loa, thì phải có một chuôi tên dài từ 80 phân đến một mét mới có thể bắn tên đi ở tình trạng tốt nhất (độ dài này tính theo tỷ trọng của tre). Một chiếc tên như thế cho phép giả thiết rằng, ngoài cây cung là phương tiện phóng tên chắc chắn, còn có thể có cả hình thức nỏ máy để phóng tên nữa sức nặng của đầu mũi tên đồng Cổ Loa, thì phải có một chuôi tên dài từ 80 phân đến một mét mới có thể bắn tên đi ở tình trạng tốt nhất (độ dài này tính theo tỷ trọng của tre). Một chiếc tên như thế cho phép giả thiết rằng, ngoài cây cung là phương tiện phóng tên chắc chắn, còn có thể có cả hình thức nỏ máy để phóng tên nữa.Sách Việt Kiệu Thư chép Man động xưa ở nước Nam Việt thời Tần rất mạnh, về phép dùng nỏ thì lại càng giỏi lắm .
Mặt khác, tên gọi Nam Á (Austroasiatic) là thuật ngữ nhân chủng học và ngôn ngữ học bao gồm khu vực Đông Nam Á và Châu Á Hải Đảo kể cả phía Nam Trung Hoa mà một phần chủng tộc này được cổ thư Việt Nam và Trung Hoa gọi là Bách Việt (Điền Việt, Dương Việt, U Việt, Mân Việt, Đông Việt, Lạc Việt,...)
Sinh sống từ khu vực phía Nam sông Dương Tử đổ xuống phía nam, họp thành những khối cư dân lớn có những tiếng nói thuộc ngữ hệ Mon-Khmer, Việt-Mường và Malayo-Polynesian, những dân tộc thời tiền sử chủ yếu sống nông nghiệp, săn bắn đánh cá, dùng thuyền bè di chuyển trên sông rạch, biển cả, ăn mắm ,ở nhà sàn, nhà mái cong, xâm vẽ mình ... Ná của người Thái Trắng, Pna của người Mã Lai , v.v. ...), có nhiều cơ sở để có thể khẳng định chính từ tên gọi loại vũ khí này mà được nhập vào vốn từ vựng của người Trung Hoa, sản sinh ra tiếng Hán có cách đọc Hán Việt cổ là Nổ hay Hán Việt hiện nay là Nõ, (chữ Nõ [弩] tổng hợp của thanh phù Nô [ 奴] (như Nô Bộc) đứng trên chữ Cung tượng hình [弓] rồi lại quay trở về Việt Nam được đọc theo Nôm là Nỏ. Nỏ là một phát minh của người phương nam
Sách Lĩnh Nam Chích Quái chép truyện Triệu Đà sai con là Trọng Thủy đánh cắp nỏ thần phương nam của An Dương Vuơng Thục Phán.
Comment