• Nếu đây là lần đầu tiên bạn ghé thăm Trang nhà Chút lưu lại, xin bạn vui lòng hãy xem mục Những câu hỏi thường gặp - FAQ để tự tìm hiểu thêm. Nếu bạn muốn tham gia gởi bài viết cho Trang nhà, xin vui lòng Ghi danh làm Thành viên (miễn phí). Trong trường hợp nếu bạn đã là Thành viên và quên mật khẩu, hãy nhấn vào phía trên lấy mật khẩu để thiết lập lại. Để bắt đầu xem, chọn diễn đàn mà bạn muốn ghé thăm ở bên dưới.

Thông báo Quan trọng

Collapse
No announcement yet.

Nét Đẹp Riêng Việt Nam Xưa

Collapse
X
 
  • Filter
  • Time
  • Show
Clear All
new posts

  • Nét Đẹp Riêng Việt Nam Xưa

    Nét Đẹp Riêng Việt Nam Xưa


    Múa Rồng

    Con Rồng đã trở thành linh vật của người dân Việt, gắn liền với tâm thức về “Con Rồng Cháu Tiên”. Con Rồng cũng là biểu tượng gần gũi với cư dân của nền văn minh lúa nước ở vùng Đông Á và biểu thị cho cả quyền uy của tự nhiên cũng như trong xã hội.

    Múa Rồng là một trò trình diễn kết hợp tài khéo (xũ) và sức mạnh (võ) phổ biến trong cư dân ở vùng Đông Á và những nơi có cộng đồng người Trung Hoa. Ở Việt Nam, ngoài Múa Rồng còn có cả trò Múa Rắn ở làng Lệ Mật (Gia Lâm) hay Múa Lân (nhất là vào dịp Tết Trung thu).


    Trong ảnh là một đám Múa Rồng trên đường phố Hàng Quạt thường trong các đám rước lễ hội và hai đám múa rồng in trên bưu ảnh đều do một đoàn rước của người Hoa. Trò Múa Rồng còn được đưa sang giới thiệu tại Hội chợ Paris năm 1931, như một nét đặc sắc của thuộc địa Đông Dương.


    Múa Rồng trên Phố Hàng Quạt.



    Procession Du Dragon.



    Trình diễn tại Hội chợ Paris 1931.




    Chơi cờ người


    Một ván cờ tướng, một trò chơi trí tuệ cổ truyền của người phương Đông diễn ra bên bờ Sông Hồng, phía xa là bóng chiếc cầu sắt hiện đại, thành quả của nền văn minh cơ khí phương Tây có thể mang lại cho chúng ta ý niệm về những thay đổi của xã hội Việt Nam ở đầu thế kỷ XX.

    Xuất xứ từ Trung Hoa, cờ tướng khá phổ biến và nó được người Việt Nam đưa vào đời sống lễ hội với những màu sắc rất bản địa. Ba tấm hình mô tả trang phục của những người tham gia một ván cờ người trong một lễ hội mang dáng vẻ phong lưu.

    Tướng Ông được bài trí bởi những vật dụng đương thời được coi là thời thượng: chiếc đồng hồ “Tây”; còn Tướng Bà thì có một giá súng gươm, cơi trầu, ống nhổ và một bộ ấm chén. Dàn quân của Tướng Bà là những thiếu nữ rất trẻ đã mang dáng dấp thị thành. Không khí hội làng truyền thống trong khung cảnh chuyển đổi của Hà Nội, đô thị thời thuộc địa phần nào thể hiện trong những tấm ảnh này.



    Chơi cờ ngoài bãi sông



    Tướng ông và các quân sĩ



    Tướng bà và các quân sĩ



    Tranh Hàng Trống


    Ở vùng đồng bằng Bắc Bộ, quanh Thăng Long - Hà Nội có mấy làng nghề chuyên vẽ tranh: làng Đông Hồ ở Thuận Thành, Kinh Bắc, và làng Vân Hoàng, Hoài Đức (Hà Đông). Nhưng ngay giữa lòng Hà Nội, dân làng Tự Tháp có nghề vẽ tranh riêng và mở cửa hàng ở phố Hàng Trống. Do vậy, người ta gọi đó là dòng tranh “Hàng Trống”.
    Có không ít sự giống nhau của các dòng tranh khác nhau này, ví như cùng sử dụng bản khắc gỗ, rồi bôi màu. Nhưng chỉ thoạt nhìn vào tranh đủ thấy tranh Hàng Trống tỏ ra cầu kỳ hơn về đường nét và màu sắc, đề tài lại đa dạng hơn, đơn giản vì thị hiếu của dân ở thị thành khác với thôn quê.

    Phố Hàng Trống lại có nhiều nghề đều đòi hỏi yếu tố tạo hình và dùng sắc màu. Ví như nghề thêu phải vẽ mẫu và phối màu, nghề làm trống cũng phải sơn vẽ lên thân trống.

    Tranh Hàng Trống ngoài dùng để trang trí ngày Tết còn để thờ nên càng đòi hỏi tính chuyên nghiệp hơn cách làm tranh ở làng quê.

    Bây giờ thì phố Hàng Trống chẳng còn dấu vết gì về nghề vẽ này, hoạ chăng chỉ còn trong các bộ sưu tập và bảo tàng, trong khi tranh Làng Hồ còn duy trì được.

    Như thế phải chăng đô thị ít khả năng bảo tồn truyền thống hơn làng quê?


    Bán tranh tại chợ



    Thợ vẽ tranh Hàng Trống



    Thợ vẽ tranh ngoài chợ


    Dương Trung Quốc


    Đã chỉnh sửa bởi CONHAKO; 11-12-2010, 12:01 AM.
    ----------------------------

    Cái đẹp của sa mạc là một cái giếng nó ẩn dấu nơi đó.
    Similar Threads
  • #2

    Nét Đẹp Riêng Việt Nam Xưa

    Phố phường Hà Nội xưa


    Khung cảnh quanh Hồ Gươm.


    Phía Đông Nam quận Ba Đình.


    Khu Văn Miếu - Quốc Tử Giám.


    Ô Quan Chưởng.


    Cột cờ Hà Nội.


    Tháp Rùa khi còn có tượng Nữ thần Tự Do.


    Phố Đinh Tiên Hoàng.


    Phố Huế.


    Cảng trên sông Hồng.


    Cửa Bắc.


    Đường lên cầu Long Biên.


    Hàng Nón.

    (Ảnh trong bộ sưu tập Ký ức Hà Nội xưa)


    ============================


    Cảnh sinh hoạt trên phố


    Trẻ em ở phố bên quầy hàng đồ chơi Trung thu.


    Những gánh hàng hoa quanh hồ Hoàn Kiếm.


    Cà phê rong.


    Hoa quả và bánh kẹo rong.


    Một góc phố với mấy gánh hàng rong.


    Những người cắt tóc.




    Phu dịch đi đắp đê, đắp đất.


    Người dân nghỉ ngơi cạnh một gốc cây bên sông Tô Lịch.


    Giới trẻ Hà Thành uống nước giải khát cạnh Bờ Hồ.


    Hàng Phở gánh xưa

    (Ảnh trong bộ sưu tập Ký ức Hà Nội xưa)

    ==========



    =================

    Con người Hà Nội






    Chân dung thiếu nữ, người đẹp Hà Thành.


    Chân dung văn nghệ sĩ. Trong ảnh là nhạc sĩ Phạm Duy thời trẻ.


    Con cái của một gia đình tư sản.


    Một gia đình viên chức.


    Hình ảnh một đại gia đình tư sản.


    Trẻ em ở trường dòng.


    (Ảnh trong bộ sưu tập Ký ức Hà Nội xưa)
    Đã chỉnh sửa bởi CONHAKO; 11-12-2010, 12:09 AM.
    ----------------------------

    Cái đẹp của sa mạc là một cái giếng nó ẩn dấu nơi đó.

    Comment

    Working...
    X
    Scroll To Top Scroll To Center Scroll To Bottom