• Nếu đây là lần đầu tiên bạn ghé thăm Trang nhà Chút lưu lại, xin bạn vui lòng hãy xem mục Những câu hỏi thường gặp - FAQ để tự tìm hiểu thêm. Nếu bạn muốn tham gia gởi bài viết cho Trang nhà, xin vui lòng Ghi danh làm Thành viên (miễn phí). Trong trường hợp nếu bạn đã là Thành viên và quên mật khẩu, hãy nhấn vào phía trên lấy mật khẩu để thiết lập lại. Để bắt đầu xem, chọn diễn đàn mà bạn muốn ghé thăm ở bên dưới.

Thông báo Quan trọng

Collapse
No announcement yet.

VŨ KHÍ VÀ TRANG BỊ QUÂN SỰ GIAI ĐOẠN HÙNG VƯƠNG – AN DƯƠNG VƯƠNG

Collapse
X
 
  • Filter
  • Time
  • Show
Clear All
new posts

  • VŨ KHÍ VÀ TRANG BỊ QUÂN SỰ GIAI ĐOẠN HÙNG VƯƠNG – AN DƯƠNG VƯƠNG

    VŨ KHÍ VÀ TRANG BỊ QUÂN SỰ GIAI ĐOẠN
    HÙNG VƯƠNG – AN DƯƠNG VƯƠNG

    Xưa kia, khi vũ khí và trang bị quân sự còn chưa trở thành món hàng đắt giá, đắt khách trong các thương vụ quốc tế thì chúng thực sự là biểu thị vật chất khách quan,trung thực cho tình hình và trình độ quân sự của cộng đồng người sở hữu chúng.
    Xã hội giành ưu tiên những phát minh, sáng chế mới nhất, tiến bộ nhất, ví như phát minh ra kim loại đồng thau ở cuối thời kỳ tiền sử, cho chế tạo vũ khí mà không phải để chế tạo công cụ lao động và các đồ dùng sinh hoạt thiết yếu, là một xã hội bất ổn, chiến tranh thường xuyên xảy ra.

    A. VŨ KHÍ

    Vũ khí thời Hùng Vương - An Dương Vương khá phong phú và đa dạng. Ở giai đoạn đầu (ứng với văn hóa Phùng Nguyên) nếu không kể những vũ khí bằng tre, gỗ là chủ yếu mà cho đến nay, do điều kiện tự nhiên không còn được bảo lưu trong các di tích khảo cổ học, có thể nhận thấy vũ khí còn hiếm và chỉ được làm bằng đá. Giai đoạn thứ hai (ứng với văn hóa Đồng Đậu - Gò Mun) xuất hiện vũ khí làm bằng xương và đặc biệt là vũ khí đồng thau. Về số lượng và loại hình, vũ khí giai đoạn này là một bước tiến xa so với giai đoạn đầu.

    Nhưng chỉ tới giai đoạn ba (văn hóa Đông Sơn) mới diễn ra sự bùng nổ thực sự trong lĩnh vực sản xuất và sử dụng vũ khí. Vũ khí đồng thau phát triển vượt bậc, thay thế gần như hoàn toàn vũ khí đá và xương. Đến giai đoạn phát triển cao của văn hóa Đông Sơn đã xuất hiện thêm một ít vũ khí bằng sắt.

    Về cơ bản, thời đại Hùng Vương - An Dương Vương là một tiến trình phát triển nội sinh liên tục từ thấp lên cao kết hợp những yếu tố giao lưu văn hóa xa gần ở những mức độ khác nhau. Điều này được phản ánh qua lịch sử phát triển vũ khí.

    Dưới đây là các loại hình vũ khí được sản xuất và sử dụng ở thời đại Hùng Vương - An Dương Vương được phân loại theo khoảng cách tác động:

    l. Vũ khí đánh xa (cung tên, nỏ, lao);

    2. Vũ khí đánh gần giáo, rìu, dao găm, qua, kiếm...);

    3- Vũ khí phòng hộ hộ tâm phiến, khiên, mộc...).

    VŨ KHÍ ĐÁNH XA

    1. Mũi tên.

    Mũi tên là một bộ phận hợp thành của cung, nỏ - loại vũ khí đánh xa quan trọng bậc nhất trong hệ thống vũ khí thô sơ trước khi hỏa khí xuất hiện. Bộ phận thân cung nỏ được làm chủ yếu từ tre, gỗ - những vật liệu dễ bị hủy hoại theo thời gian. Do vậy, giới thiệu về cung nỏ thời Hùng Vương - An Dương Vương chủ yếu là nói về những mũi tên còn được bảo lưu tốt trong các di tích khảo cổ học nhờ được làm từ những vật liệu bền hơn như đá, xương, kim loại.

    Những mũi tên phát hiện được trong các di tích văn hóa thuộc giai đoạn đầu thời kỳ Hùng Vương chủ yếu được làm bằng đá. Tuy số lượng ít, tỷ lệ so với tổng số đồ đá rất thấp, nhưng chúng có mặt tương đối rộng rãi. Trong số sáu địa điểm thuộc văn hóa Phùng Nguyên chọn tương đối ngẫu nhiên để làm thống kê, đã có năm địa điểm tìm thấy mũi tên đá một địa điểm chưa tìm thấy có thể do mới được khai quật diện nhỏ (xem Bảng).

    Các mũi tên đá được chế tác đơn chiếc không theo một quy chuẩn chặt chẽ nào. Chúng khá đa dạng về kích thước, chiều dài từ 2,3 cm đến 5,6 cm, cá biệt có chiếc dài đến 7cm, chiều rộng trong khoảng từ 1-3 cm, chiều dày khoảng 0,2 - 0 3 cm.

    Về hình dạng, đa số tên có hình lá thon dài, dọc thân có đường sống nổi nhẹ ở cả hai hoặc chỉ ở một mặt, tạo cho mặt cắt ngang thân hình thoi dẹt hoặc hình tam giác hay gần hình bầu dục dẹt. Rìa cạnh hai bên thân tên được mài sắc, mũi nhọn, phần phình rộng nhất của thân nằm sát nơichuyển tiếp từ thân sang chuôi tên. Chuôi thường ngắn, chỉ làm để dễ nối vào đoạn đuôi tên bằng tre, gỗ (Bản vẽ 3, h.1, 4). Một số tên có phần thân tương tự như trên, nhưng không có đoạn chuôi. Toàn thân tên được mài nhẵn, cạnh đáy được mài phẳng để có thể kẹp chặt vào đoạn đuôi dài bằng tre, gỗ (Bản vẽ 3, h.2, 4). Một loại tên khác hẳn hai loại kể trên là tên ba cạnh, mặt cắt ngang thân hình tam giác đều. Ba mặt tên được mài nhẵn, rìa cạnh sắc, giữa phần thân và chuôi tên không có sự tách biệt rõ ràng, thường phần đầu mũi tên nhọn sắc và dài hơn phần đuôi tên (Bản vẽ 3, h.6, 7). Loại tên đá này còn tồn tại đến giai đoạn Đồng Đậu - Gò Mun với hình dạng giống liệt, tuy là rất hiếm gặp. Có thể coi loại tên ba cạnh bằng đá này là tiền thân của các loại tên ba cạnh bằng đồng phổ biến trong văn hóa Đông Sơn.

    Ở giai đoạn phát triển tiếp theo - giai đoạn Đồng Đậu - Gò Mun, vũ khí mũi tên tiếp tục phát triển, gia tăng về số lượng, loại hình. Sự thay đổi đáng kể nhất diễn ra trong lĩnh vực vật liệu chế tác mũi tên. Nếu ở giai đoạn trước mũi tên đá chiếm vị trí độc tôn thì đến đây mũi tên đá gần như mất hẳn, thay vào đó là rất nhiều mũi tên xương và đồng thau.

    Mũi tên đá Đồng Đậu - Gò Mun thuộc loại mũi tên ba cạnh, mặt cắt ngang thân hình tam giác đều. Về cơ bản giống với mũi tên đá ba cạnh của giai đoạn Phùng Nguyên, nhưng hình dáng có phần chỉnh hơn, phần đầu mũi ngắn hơn phần chuôi, chuôi thon nhỏ hơn phắn đầu mũi. Toàn thân tên được mài nhẵn, các rìa cạnh sắc, mũi nhọn. Tên được làm bằng loại đá cứng màu xanh đen. Tên có chiều dài khoảng 4 cm, nơi rộng nhất khoảng 1 cm bản vẽ 3, h.5). Hiện nay mới biết một chiếc tên đá loại này ở địa điểm Đồng Đậu.

    Dưới đây là bảng thống kê phân loại các mũi tên đá phát hiện được ở một số di tích Phùng Nguyên:




    Mũi tên xương cho đến nay cũng mới chỉ tìm thấy ở địa điểm Đồng Đậu và cũng phân bố chủ yếu ở lớp văn hóa giai đoạn Đồng Đậu, lớp văn hóa Gò Mun có rất ít. Các mũi tên xương đa số được chế tạo từ những đoạn xương ống lớn. Với kỹ thuật chặt, chẻ và mài, người ta đã tạo ra được các hình dạng mũi tên khác nhau. Nhờ đặc tính của xương ống – có thớ dài, dễ chẻ tách, không cứng rắn như đá nhưng vẫn đủ độ cứng cần thiết, cũng có thể mài nhẵn, các mũi tên xương thường có kích thước lớn hơn mũi tên đá, đặc biệt là về chiều dài. Nhiều mũi tên dài đến 9 cm - 10 cm, chiều rộng thân tên xê dịch trong khoảng từ 0,5 cm – 1cm. Có lẽ đo xương là vật liệu tương đối dễ kiếm và chế tác tương đối dễ, nên nhiều mũi tên được chế tác không thật cẩn thận, chau chuốt, nhiều chiếc trên thân còn giữ nguyên vết lõm của ống xương, đa số mũi tên, tuy được mài toàn thân, nhưng vẫn không mài hết những vết lồi lõm do kỹ thuật đẽo gọt tạo ra.

    Hình dạng mũi tên xương rất khác những mũi tên đá kể trên. Chúng thường có hình thuôn dài, hai đầu nhọn, phần chuôi thu nhỏ hơn phần thân, mặt cắt ngang cả thân và chuôi thường giống nhau - hoặc hình tròn hoặc bầu dục dẹt hơi lõm vào ở một phía (vết lõm của xương ống) . Căn cứ vào hình dáng thân và chuôi, có thể phân các mũi tên xương thành hai loại: loại thân - chuôi không phân biệt và loại thân chuôi phân biệt rõ. Trong mỗi loại lại có thể phân thành một số kiểu theo mặt cắt ngang thân, chuôi. Dưới đây là bảng thống kê phân loại mũi tên xương thu được trong cuộc khai quật địa điểm Đồng Đậu giúp ta hình dung mối tương quan giữa các loại, kiểu tên xương (bản vẽ 3, h.8, 9, 10).

    Mũi tên xương tuy dễ chế tác hơn và có lợi thế hơn vềchiều dài so với mũi tên đá, nhưng lại thua mũi tên đá ở độ xuyên thủng do chất nếu xương nhẹ, xốp hơn, đầu mũi và rìa cạnh không thật nhọn sắc. Tính năng, tác dụng của mũi tên xương có lẽ không hơn gì những mũi tên tre, gỗ, ngược lại, có khi còn kém những mui tên được làm từ tre già, gỗ cứng. Có lẽ vì vậy mũi tên xương không phổ biến rộng rãi. Sự nở rộ của mũi tên xương ở một địa điểm duy nhất (Đồng Đậu) là một ngoại lệ mà chúng ta cần tìm hiểu thêm sau này.

    Như vậy, sự xuất hiện của mũi tên xương trong giai đoạn Đồng Đậu - Gò Mun, ngoài ý nghĩa gia tăng số lượng vũ khí và tạo nên một nét đặc thù của địa điểm khảo cổ học Đồng Đậu, chưa phải là hiện tượng đánh dấu bước phát triển tiến bộ đáng kể trong lĩnh vực kỹ thuật chế tạo và sử dụng vũ khí của cư dân giai đoạn Hùng Vương - An Dương Vương. Vai trò đó thuộc về những vũ khí đồng thau nói chung, mũi tên đồng nói riêng.

    Mũi tên đồng thuộc loại vũ khí xuất hiện sớm nhất và phổ biến hơn cả trong số đồ đồng giai đoạn văn hóa Đồng Đậu - Gò Mun.
    Về loại hình, mũi tên đồng Đồng Đậu - Gò Mun là sự phát triển kế tục loại hình tên đá ở giai đoạn Phùng Nguyên. Đại đa số chúng thuộc nhóm mũi tên có chuôi, chỉ một vài chiếc thuộc nhóm tên không có chuôi. Chi tiết phân biệt rõ nhất với mũi tên đá là ở phần đuôi cánh thân tên. Thân tên đá hình tam giác với cạnh đáy gần như bằng, hai góc đáy lượn cong, còn thân tên đồng cũng có hình tam giác nhưng cạnh đáy không phẳng do hai cạnh bên được kéo dài xuôi xuống tạo thành hai cánh cân đối như cánh én. Với hình dáng mới này, mũi tên đồng có khả năng giảm lực cản của gió trong khi bay và có sức xuyên thủng lớn hơn. ở giữa thân những mũi tên này có đường sống nổi chạy dọc từ đầu mũi đến khoảng 1/2 chiều dài thân thì chẽ ra thành hai đường sống chạy xiên cho đến đầu hai cánh. Kỹ thuật tạo sống nổi này làm cho mũi tên cứng chắc mà vẫn đảm bảo yêu cầu đầu mũi nhọn và hai rìa cạnh mỏng sắc. Phần chuôi tên đúc liền với thân tên, thường hẹp bản, dẹt và kéo dài gần tương đương chiều dài thân, mặt cắt ngang chuôi thường hình chữ nhật dẹt (Bản vẽ 4, h.1,2).

    Cũng có một số mũi tên có hình dáng, cấu trúc gần như giống liệt những mũi tên đá đã gặp trong giai đoạn trước. Đó là những mũi tên có thân hình tam giác, cạnh đáy gần phẳng, hai góc đáy lượn cong, không kéo dài thành cánh nhọn như loại tên trên. Có những chiếc có hình như chiếc lá, cuống lá - chuôi tên nhỏ, dài, mặt cắt hình tròn. Sống lá nổi rõ chạy dọc từ đầu mũi xuống đến cạnh đáy ở cả 2 mặt. Có chiếc sống nổi chỉ ở một mặt, mặt kia, sống nổi chỉ chạy từ mũi đến khoảng 1/3 thân thì chuyển thành đường rãnh lõm chạy dọc tiếp xuống đến cạnh đáy (Bản vẽ 4, h.3, 4).

    Tài liệu khai quật ở địa điểm Đồng Đậu cho thấy rằng, loại tên hình lá này tồn tại chủ yếu ở lớp Đồng Đậu - lớp có niên đại sớm hơn, và hầu như mất hẳn ở giai đoạn Gò Mun. Mũi tên cánh én đã phổ biến ngay từ giai đoạn Đồng Đậu, đến giai đoạn Gò Mun thì chiếm địa vị độc tôn. Rõ ràng người Đồng Đậu - Gò Mun đã có sự thử nghiệm và lựa chọn trong việc sản xuất và sử dụng mũi tên. Loại mũi tên có nguyên mẫu là mũi tên đá của giai đoạn Phùng Nguyên đã dần được thay thế hoàn toàn bằng loại mũi tên cánh én có nhiều ưu điểm hơn.
    Nhìn chung, kích thước tên đồng nhỏ hơn mũi tên đá. Đa số chúng có chiều dài dưới 4cm (kể cả chuôi), chiều rộng giữa hai đầu cánh xê dịch trong khoảng từ 1cm - 1,5 cm, độ dày ở sống thân khoảng 0,25 cm - 0,40 cm, chuôi rộng khoảng trên dưới 0,5 cm, dày khoảng 0,2 cm. Mũi tên nhỏ đáp ứng yêu cầu tiết kiệm kim loại tất yếu được đặt ra vào thời điểm kim loại còn là nguyên liệu hiếm quý như giai đoạn Đồng Đậu - Gò Mun.

    Tình hình mũi tên đồng ở giai đoạn này được thể hiện ở bảng thống kê phân loại tên đồng trong hai cuộc khai quật địa điểm Đồng Đậu năm 1969 và 1984:

    Như vậy, rõ ràng là mũi tên đồng Đồng Đậu - Gò Mun còn khá đơn giản và ít kiểu loại. Tên đồng chỉ thực sự phát triển đa dạng ở giai đoạn văn hóa Đông Sơn.
    Theo tài liệu hiện biết, cho đến nay số tên đồng Đông Sơn sưu tập được đã lên tới con số hơn một vạn chiếc. Trong đó tập trung chủ yếu ở kho tên đồng Cầu Vực (Cổ Loa), khoảng gần một vạn chiếc. Ngoài ra tên được tìm thấy rải rác trong các địa điểm khác như ở Thiệu Dương, Đông Sơn, Núi Nấp (Thanh Hóa), Vinh Quang (Hà Tây), Mả Tre (Cổ Loa)... số lượng nói chung không nhiều. Có lẽ vì mũi tên là loại vũ khí sử dụng một lần, bắn đi là mất, nên sự có mặt ít không phản ánh đúng vai trò của chúng trong đời sống của chủ nhân cácdi tích khảo cổ đó. Sự có mặt của một kho tên đồng thuộc loại giàu có nhất thế giới ở Cổ Loa, sự hiện diện phổ biến của những chiến binh dùng cung, nỏ được khắc họa trên các đồ đồng Đông Sơn, những tài liệu thư tịch và truyền thuyết ca ngợi tài dùng cung nỏ của người Lạc Việt - Âu Việt cho phép chúng ta khẳng định vai trò to lớn của vũ khí mũi tên thời này.

    Mũi tên đồng Đông Sơn được phân thành hai nhóm lớn căn cứ vào cách thức tra cán tên - nhóm tên có chuôi tra cán và nhóm tên có họng tra cán. Mỗi nhóm lại bao gồm một số loại được phân biệt chủ yếu ở hình dáng phần thân tên. Nhóm tên có chuôi rất phát triển về số lượng và đa dạng về loại hình. Đây là nhóm mũi tên thể hiện quá trình phát triển kế thừa truyền thống tên đá - đồng của những giai đoạn trước, đồng thời cho thấy rõ xu hướng phát triển ngày càng hoàn thiện về mặt kỹ thuật của loại hình vũ khí đánh xa quan trọng này.

    Trong nhóm tên kể trên có loại hình tên cánh én gần như giống liệt loại tên cánh én phổ biến ở giai đoạn Đồng Đậu - Gò Mun: thân tên hình tam giác cân có hai cạnh bên kéo dài tạo thành hai cánh nhọn như cánh én, giữa thân có đường sống nôi chạy dọc, đôi khi không rõ làm cho mặt cắt ngang thân tên không có hình thoi dẹt mà lại có hình bầu dục dẹt. Chuôi tên thường dài bằng hoặc dài hơn thân tên, mặt cắt chuôi thường có hình gần viên phân, chứ không có hình chữ nhật dẹt như chuôi tên Đồng Đậu - Gò Mun. (Bản vẽ 4, h.7, .

    Kích thước tên cánh én Đông Sơn thường tương đương với cỡ tên cánh én lớn của giai đoạn trước: dài trung bình 4 cm, khoảng cách giữa hai đầu cánh én là trên 1,5 cm, chuôi dài gần 2 cm, rộng khoảng 0,4 cm.

    Loại tên cánh én có trụ là một biến tướng của loại tên cánh én đơn giản nêu trên. Thân tên cũng có hai cánh nhọn nhưng đường sống dọc giữa thân đặc biệt phát triển thành đường nổi rõ như trụ giữa kéo dài từ đầu mũi tên thẳng đến hết thân, nối liền xuống đến chuôi tên. ở khoảng giữa chuôi có một đoạn phình rộng tạo nên gờ nổi. Kiểu gờ nổi này thường thấy có ở phần chuôi của những mũi lao bằng xương ở Đồng Đậu. Có thể đây là biểu hiện của sự kế thừa. Tuy nhiên, loại tên này không được sử dụng phổ biến ở giai đoạn Đông Sơn. Kích thước loại tên này tương đối lớn. Một chiếc còn nguyên phát hiện được ở địa điểm Chiền Vậy (Hà Tây) có chiều dài 4,9 cm, quãng cách giữa hai đầu cánh én là 1,3 cm, chuôi tên dài 2,7 cm (Bản vẽ 4, h.6).

    Loại tên hình lá có trụ, có chuôi, có phần thân tên tương tự loại tên hình lá giai đoạn trước. Giữa thân có đường sống dọc ở cả hai mặt, tạo cho mặt cắt ngang thân hình thoi dẹt. Chỗ nối giữa thân và chuôi là một đoạn hình nón cụt, cạnh bé nối liền với cạnh đáy thân tên, cạnh lớn gắn với đầu chuôi tên. Tất cả cán bộ phận của tên được đúc liền. Hiện tại mới biết đến một chiếc duy nhất phát hiện được ở vùng Thanh Hóa. Tên có kích thước: dài 7,4 cm, riêng đoạn trụ nón cụt dài 0,7 cm, chuôi dài 3,4 cm, nơi rộng nhất trên thân 1,2 cm (Bản vẽ 4, h.5).

    Ba loại tên nêu trên đều thuộc loại tên thân dẹt, chỉ có hai cánh, thể hiện rõ mối dây liên lạc với loại hình tên đồng giai đoạn Đồng Đậu - Gò Mun. Mặc dù chúng đã có những cải tiến nhất định như thêm phần thân trụ hay cổ trụ, kích thước mũi tên nói chung lớn hơn, nhưng dường như những cải tiến này không hiệu quả lắm, nên chúng không được sử dụng rộng rãi và không trở thành những loại tên có thể nằm ở vị trí trung gian trên con đường hình thành loại tên Đông Sơn điển hình. Đó là các loại tên ba cạnh. Tên ba cạnh không có đoạn chuôi kéo dài, mới chỉ gặp hai chiếc. Tên có phần thân hình khối ba mặt phẳng tạo mặt cắt ngang thân hình tam giác đều, tương tự thân tên đá ba cạnh ở giai đoạn Phùng Nguyên.

    Ở giai đoạn Đồng Đậu - Gò Mun, tên đồng rất phát triển, nhưng không có loại tên đồng nào tiếp thu hình dáng của tên đá ba cạnh. Tên ba cạnh của giai đoạn này vẫn chỉ là tên đá và số lượng rất hiếm. Tên đồng ba cạnh hiện mới thấy xuất hiện ở giai đoạn Đông Sơn. Tên ba cạnh loại này không có phần chuôi kéo dài, ở cuối thân chỉ hơi bóp vào. Toàn thân tên dài 3 cm - 4 cm, mỗi cạnh thân rộng 0,7 cm (Bản vẽ 4, h.9).

    Tên ba cạnh có trụ, có phần thân tương tự loại trên, nhưng ở cuối có thêm đoạn trụ hình khối tam giác đều, mỗi cạnh tam giáp trụ hẹp hơn cạnh thân một chút: cạnh thân 0,9 cm, cạnh trụ 0,7 cm. Toàn thân tên dài 3,1 cm. Đây là chiếc tên duy nhất thuộc loại này được tìm thấy trong văn hóa Đông Sơn (Bản vẽ 4, h.14).

    Loại tên ba cạnh có trụ có chuôi, xét tổng thể, là gần hơn cả với loại tên điển hình của giai đoạn Đông Sơn. Tên có phần thân giống với thân tên ba cạnh trên, phần trụ của loại tên này ngắn và nhỏ hơn và chỗ khác căn bản là ở tên này có phần chuôi dài, đúc liền với thân và trụ tên. Một chiếc tên còn nguyên tìm thấy ở địa điểm Chính Giáp (Thanh Hóa) có chiều dài đến 10,1 cm, trong đó phần thân dài 3,2 cm, trụ - 0 8 cm, chuôi 6,1 cm. Những mũi tên cùng loại khác có kích thước nhỏ hơn chút ít. (Bản vẽ 4, h. 11) .

    Cả ba loại tên ba cạnh kể trên đều có dáng chắc khỏe, có khả năng xuyên giáp lớn. Loại tên ba cạnh có trụ, có chuôi hình dáng khá chỉnh, đáp ứng tốt những yêu cầu kỹ thuật - nhọn sắc, thon dài và đủ độ nặng, độ cứng khiến tên có thể bắn xa, hướng trúng đích và khả năng xuyên thủng, gây sát thương lớn.

    Nhưng người Đông Sơn không dừng lại ở đây, họ còn phát minh ra loại tên phức tạp hơn, một số ý kiến cho rằng đó là kết quả của sự dung hợp giữa truyền thống tên ba cạnh xuất hiện từ mũi tên đá Phùng Nguyên với truyền thống tên có cánh của cư dân vùng đồng cỏ Á - Âu. Đó là loại tên ba cạnh có trụ, có cánh, có chuôi.

    Loại tên ba cạnh có trụ, có cánh, có chuôi được tìm thấy với một kho lớn, gần một vạn mũi tên chưa được sử dụng. Trọng lượng của kho tên này lên tới gần 100 kg. Kho tên phát hiện được ở khu Cầu Vực, sát chân vòng thành ngoài thành Cổ Loa, trung tâm kinh tế - chính trị - quân sự của quốc gia Âu Lạc, do vậy loại mũi tên này còn được gọi là mũi tên Cổ Loa. Loại tên này còn xuất hiện ở các địa điểm Đông Sơn khác thuộc lưu vực sông Hồng (Mả Tre, Đồng Vông, Quỳnh Xá...), ở lưu vực sông Mã cũng có nhưng hiếm.

    Như cách gọi, loại tên này phân biệt với các loại tên khác ở sự có mặt của bốn yếu tố - ba cạnh, ba cánh, trụ thân và chuôi. Hình dạng của các thành phần này có những khác biệt nhất định tạo nên tính đa dạng cho loại mũi tên này. Đã biết tới ít nhất là bốn kiểu khác nhau. Trong kho tên đồng Cổ Loa phổ biến hai kiểu rất đẹp (có hàng nghìn chiếc).

    Kiểu thứ nhất có trục thân hình trụ, mặt cắt ngang thân hình tròn, ba cánh hẹp bản nhô ra từ trục thân, bố trí ở ba vị trí cách đều nhau, mép cánh sắc, thẳng xuôi theo chiều dọc thân, có khi lại hơi cong khum, cổ tên có trụ kép, trên to dưới nhỏ, chuôi đúc liền với cổ trụ dưới, mặt cắt ngang thân chuôi hình bầu dục hay tam giác hoặc lăng trụ (Bản vẽ 4, h.13).

    Kiểu thứ hai - khác kiểu thứ nhất ở chỗ trục thân hình trụ tam giác đều mặt cắt ngang thân hình tam giác đều với các cạnh hơi cong khum, ba cánh có bản rộng hơn một chút, rìa cánh sắc và thẳng; cổ trụ đơn, cao tương đương chiều cao của haitầng cổ trụ kiểu thứ nhất; chuôi tên dài có mặt cắt ngang thân hình tam giác (bản vẽ 4, h.12).

    Kích thước những mũi tên Cổ Loa thường lớn, chiều dài thân xê dịch trong khoảng 3 cm - 5 cm, chuôi có chiều dài gần tương đương hoặc dài hơn, khoảng 4 cm - 5 cm, đường kính trục thân hay cạnh tam giác đều của trục thân khoảng 0 7 cm - 0,8 cm, bản cánh rộng khoảng 0,2 cm - 0,3 cm.

    Có thể nói, tên Cổ Loa có cấu tạo hoàn chỉnh, sắc bén, chắc chắn. Theo tính toán, để phóng tên đi ở tình trạng tốt nhất cần nối thêm vào tên đoạn chuôi bằng tre dài từ 0,8 m - 1m. Chỉ một chi tiết đó cũng đủ thấy mũi tên đồng Cổ Loa có quy mô và khả năng xuyên thủng, sát thương của nó lớn đến thế nào. Truyền thuyết về nỏ thần của An Dương Vương, những điều ghi chép trong thư tịch cổ ca ngợi công dụng của cung tên trong tay người Việt (“mỗi phát tên xuyên qua hơn chục người...” Việt kiệu thư v.v...) rõ ràng đã phản ánh sự thật này.

    Một điểm mới nữa trong lĩnh vực sản xuất và sử dụng tên đồng của người Đông Sơn là xuất hiện nhóm tên có họng tra cán. Ở giai đoạn Đồng Đậu - Gò Mun chưa gặp loại tên này. Nếu không kể kho tên đồng Cổ Loa làm cho loại tên đồng ba cạnh có trụ, có cánh, có chuôi chiếm ưu thế tuyệt đối về mặt số lượng so với các loại tên khác,thì những loại tên có họng tra cán, ngay từ đầu giai đoạn Đông Sơn đã trở thành một trong những loại tên phổ biến rộng rãi ở mọi khu vực từ sông Hồng đến sông Mã, sông Cả.

    Các loại tên trong nhóm tên có họng tra cán phân biệt nhau chủ yếu ở hình dáng thân. Loại tên tam giác gồm những chiếc có đường sống nổi chạy dọc suốt từ chóp mũi đến gần sát phần chuôi, tạo mặt cắt ngang thân hình thoi dẹt, trên mặt thân, nơi phình rộng nhất thường trổ hai lỗ thủngđối xứng nhau qua đường sống thân. Họng tên có mặt cắt ngang hình bầu dục hay hình thoi, thân họng ngắn (Bản vẽ 4, h.10). Loại tên có rìa cánh cong lượn ít gặp hơn loại trên và mới thấy ở vùng sông Mã. Rìa cánh của loại tên này không chạy thẳng mà lại được lượn cong làm cho hai cánh tên lộ rõ. Có thể có hoặc không có lỗ thủng ở hai cánh. Giữa thân vẫn có đường sống nổi chạy dọc hai mặt thân, làm mặt cắt ngang thân có hình thoi dẹt. Họng ngắn, mặt cắt ngang hình bầu dục hay hình thoi (Bản vẽ 4, h. 10). Loại tên hình lá có đặc điểm là mũi tên và hai góc đáy thân lượn tròn, còn các chi tiết khác tương tự các loại tên có họng tra cán nêu trên. Chúng là hình ảnh thu nhỏ của các giáo, lao cùng loại.

    Kích thước trung bình của các tên loại này như sau: chiều dài chung khoảng trên dưới 5,5 cm, bề ngang rộng nhất khoảng gần 2 cm, riêng họng dài 1,5 cm đến 2 cm, đường kính lớn miệng họng khoảng gần 1 cm.








    Bản thân mũi tên chưa tạo thành một loại vũ khí hoàn chỉnh. Nó mới chỉ là một phần của bộ vũ khí cung - nỏ. Trongcác cuộc khai quật khảo cổ chưa tìm thấy dấu vết thực của bất cứ chiếc cung nỏ nào. Chúng ta chỉ nhìn thấy chúng qua hình ảnh được khắc họa trên một số trống, thạp đồng Đông Sơn. Những chiếc cung nỏ này có cấu tạo hết sức đơn giản và cũng không khác gì những chiếc cung vẫn đang được đồng bào các dân tộc ít người ở nước ta, như dân tộc Mường sử dụng. Những chiếc cung này được thể hiện rất thống nhất, bao gồm hai bộ phận - phần cánh cung là một đường cong và dây cung - đoạn thẳng nối hai đầu cánh cung. Nhìn chung các cây cung đều có hình chữ D, cạnh đứng của chữ D - tức dây cung luôn quay về phía người bắn cung - vị trí hoàn toàn hợp lý, dù cây cung có được đặt ở vị trí nào - cầm trên tay, đặt trên bệ tì hay để đứng dưới đất, trước mặt cung thủ... Cũng cần nói thêm rằng, những hình cung không được cầm trên tay mà lại được tì xuống bệ, giá đỡ, được các nhà nghiên cứu coi là nỏ. Những mũi tên được thể hiện cùng với những chiếc nỏ này thường rất lớn. Ví như bốn trong số sáu hình người bắn cung trên sáu thuyền của trống Hoàng Hạ được thể hiện trong tư thế sử dụng cung - nỏ đặt trên bệ với mũi tên rất lớn (bản vẽ 4, h.17).

    So với cung, nỏ có cấu tạo phức tạp hơn, ở vào trình độ phát triển cao hơn. Truyền thuyết Rùa vàng trong Lĩnh Nam chích quái kể chuyện tướng Cao Lỗ theo lệnh của An Dương Vương chế tạo “Linh quang kim quy thần cơ” có lẫy nỏ làm từ vuốt thăn rùa vàng, nhờ nỏ thần mà đánh tan quân tướng Triệu Đà. Chuyện rùa vàng cho vuốt tất nhiên là hư nhưng chuyện “nỏ thần” thì có thể lại là thực. Ở trên chúng ta đã nói tới những ghi chép trong các sách cổ ca ngợi tài cung nỏ của người Việt đặc biệt là dân Âu Việt của An Dương Vương.

    Về nỏ, sách Tam Tài đồ hội do Vương Kỳ nhà Minh (Trung Quốc) soạn có nói đến các máy nỏ thời cổ như loại tam cung sàng nỗ, nhị cung sàng nỗ, thần tý sàng nỗ... Loại nhị cung sàng nỗ có hai cánh cung, có trục để giương nỏ vì cánh nỏ rất cứng, không giương trực tiếp bằng tay được. Loại nỏ này một phát bắn được đồng thời năm mũi tên qua một cái ống như kiểu nòng súng. Có thể nỏ của An Dương Vương cũng tương tự như thế. Có ý kiến cho rằng cung thủ đứng trên sạp cao của một trong số sáu chiếc thuyền ở tang trống Hoàng Hạ đang trong tư thế đạp chân vào giá nỏ để giương dây (Bản vẽ 4, h. 16). Khảo cổ học còn cung cấp một bằng chứng hùng hồn hơn, xác thực hơn cho sự tồn tại của máy nỏ thời Đông Sơn. Đó là phát hiện những chiếc lẫy nỏ Làng Vạc khá nguyên vẹn, còn đầy đủ các bộ phận hợp thành.

    Chiếc lẫy nỏ này gồm bốn bộ phận đúc rời được liên kết lại bằng hai chốt hình trụ. Bốn bộ phận gồm: hộp lẫy rỗng hình chữ nhật,một đầu vát, miệng hộp có rãnh đặt tên và khấc để giữ dây cung; lẫy cong để tiện bóp cò; hai bộ phận còn lại là 2 thanh đồng dùng để đưa dây cung vào khấc hãm (Bản vẽ 3, h. 1 1).

    Tài liệu dân tộc học - điều tra vùng Cổ Loa cũng cung cấp cho ta một số thông tin quanh những chiếc “nỏ thần” của An Dương Vương. Theo người Cổ Loa kể, trước đây người ta đã đào được ở chân thành khu vực Chợ Sa một cái ống đồng dài khoảng 0,5m, hai đầu bịt kín, dọc thân trổ lỗ như lỗ cây sáo Phải chăng ống đồng này là một bộ phận của chiếc nỏ. Trước Cách mạng Tháng Tám ở Cổ Loa co tục rước nỏ thần.

    Chiếc nỏ được làm bằng giấy, giữa thân nỏ để một cái ngáng bằng gỗ trên thân dùi nhiều lỗ, mỗi lỗ để một mũi tên, tượng trưng cho máy nỏ An Dương Vương một phát bắn đi nhiều mũi tên. Cái ngáng tượng trưng bằng gỗ này có những nét tương đồng với ống đồng nói trên*
    Đương nhiên, từ những tài liệu nêu trên ta chưa thể phục dựng được chính xác cái “nỏ thần” đã làm giặc ngoại xâm phải khiếp vía của người Âu Lạc, nhưng cũng đã đủ để khẳng định sự tồn tại thực sự của loại vũ khí đánh xa lợi hại này của tổ tiên ta thời dựng nước.
    ----------------------------

    Cái đẹp của sa mạc là một cái giếng nó ẩn dấu nơi đó.
    Similar Threads
  • #2

    VŨ KHÍ VÀ TRANG BỊ QUÂN SỰ GIAI ĐOẠN HÙNG VƯƠNG – AN DƯƠNG VƯƠNG

    2. Lao

    Nói cho chính xác thì lao là vũ khí đánh tầm trung. Nó được sử dụng bằng cách phóng. Về mặt loại hình, chiếc lao ở giai đoạn Hùng Vương - An Dương Vương tương tự như giáo và một số loại mũi tên. Trừ một số loại hình đặc trưng riêng cho từng loại vũ khí, lao, giáo, mũi tên được phân biệt trước hết ở kích thước: lớn nhất là giáo (thường có chiều dài từ 15cm trở lên, có một số trường hợp có thể ngắn hơn chút ít, khoảng trên 13 cm), nhỏ nhất là tên (có chiều dài dưới 7 cm). Lao thuộc cỡ trung bình, nằm giữa giáo và tên dài từ 7 cm đến dưới 13- 15 cm.

    Cũng như tên, trong giai đoạn đầu thời Hùng Vương mới tìm thấy rất ít mũi lao. Đây đó trong một vài địa điểm văn hóa Phùng Nguyên có tìm thấy một hai chiếc mũi nhọn bằng đá nhưng chúng thực sự chỉ là những chiếc dùi thông thường, không phải là vũ khí. Những mũi lao thực sự chỉ xuất hiện vào giai đoạn Phùng Nguyên muộn và không phải làm bằng đá mà làm bằng xương.
    Tuy nhiên, sự xuất hiện này cũng mang tính cá biệt, tức là mới chỉ gặp ở một địa điểm duy nhất - địa điểm Đồng Đậu (Vĩnh Phúc). Chúng đều được chế tạo bằng mảnh xương ống nhờ những kỹ thuật chẻ tách, cưa, mài, nghĩa là những kỹ thuật dùng trong chế tác đồ đá Toàn thân lao được mài nhẵn, có khi đến nhẵn bóng. Có loại lao 1 ngạnh (bốn chiếc) và lao hai ngạnh (một chiếc) (Bản vẽ 5, h.1, 2). Các ngạnh đều nằm xuôi theo thân, dài từ 1-2 cm, thân lao thường dẹt, mặt cắt ngang thân hình bầudục, có khi hơi khuyết ở một mặt - dấu vết của ống xương. Mũi lao được mài nhọn. Chuôi lao ngắn được mài vát đều hai bên nhỏ lại hơn bề rộng thân. Giữa thân và chuôi bao giờ cũng có phần gờ nổi tạo thuận tiện cho việc buộc thêm cán. Kích thước trung bình của lao ngạnh: dài 10cm, nơi rộng nhất trên thân 1,2 cm, dày thân 0,8 cm, gờ nổi ở cuối thân rộng 1,6 cm, chỗ ngạnh nhô ra cách đầu mũi bằng 1/2 hay 1/3 chiều dài toàn thân lao.

    Các mũi lao không có ngạnh bằng xương còn lại có hình dáng tương tự những mũi tên xương, chỉ khác là có kích thước lớn hơn: dài trên 10 cm, rộng thân trên 1 cm. Hai đầu lao đều được vót và mài nhọn, không có sự phân biệt rõ rệt giữa thân và chuôi. Loại lao xương không ngạnh này đặc biệt phát triển trong giai đoạn tiếp ngay sau - giai đoạn Đồng Đậu ở tại chính địa điểm Đồng Đậu.

    Phải nói rằng, tuy lao đã có mặt từ giai đoạn văn hóa Phùng Nguyên, nhưng số lượng còn ít và mới chỉ có lao làm từ xương thú. Đến giai đoạn Đồng Đậu - Gò Mun, lao đặc biệt phát triển, chiếm vị trí gần tương đương với mũi tên và cùng với tên trở thành loại vũ khí chủ yếu của giai đoạn này. Lúc này ngoài lao xương còn gặp cả lao đá và lao đồng. Lao đá gặp rất ít. Trong số sáu địa điểm được chọn làm thống kê, chỉ có một địa điểm tìm thấy hai chiếc. Chiếc còn tương đối nguyên, chỉ bị gãy một phần chuôi, là một mũi lao cỡ trung bình, có phần thân dẹt, mặt cắt ngang thân hình bầu dục dẹt, giữa dày, mỏng dần ra hai bên rìa cạnh, rìa cạnh sắc, mũi lao nhọn. Giữa thân lao, ở cả hai mặt có đường sống nổi chạy dọc từ đầu mũi xuống gần hết chiều dài thân. Chuôi lao nhỏ hơn thân, mặt cắt ngang hình chữ nhật dẹt.

    Lao được làm từ loại đá hạt mịn, cứng và được mài nhẵn bóng. phần còn lại toàn thân - chuôi lao dài 6, làm, rộngngang thân 2,7 cm, dày 0,25 cm (Bản vẽ 5, h.2 ) Lao xương đặc biệt phát triển ở giai đoạn Đồng Đậu.

    Trong hai cuộc khai quật (1969 và 1984) tại địa điểm Đồng Đậu đã phát hiện được trên 30 chiếc, trong đó chỉ có một chiếc lao có ngạnh. Cũng như trước, lao được làm từ những đoạn xương thú lớn, bằng cách chặt chẻ, gọt và mài nhẵn toàn thân. Hình dáng các mũi lao cơ bản giống nhau: thân thon dài, hai đầu đều vót nhọn, mặt cắt ngang thân hình tròn hoặc bầu dục dẹt khuyết một mặt - dấu vết của ống xương. Một số chiếc giữa thân và chuôi có sự phân biệt tương đối rõ ràng - thân dài, chuôi ngắn và nhỏ hơn (bản vẽ 5, h.3). Những chiếc khác giữa thân và chuôi không có sự phân biệt rõ, cả chiếc lao có hình một mũi nhọn hai đầu. Kích thước phổ biến là: dài toàn bộ trên 10 cm, có chiếc dài đến 14 cm, chỗ rộng nhất trên thân khoảng 1 cm-1,5 cm (Bản vẽ 5, h.4). Những mũi lao đồng xuất hiện lần đầu tiên vào giai đoạn văn hóa Đồng Đậu - Gò Mun. Và cũng như những đồ đồng khác ở giai đoạn này, lao đồng còn mang những yếu tố của các loại vũ khí tiền thân như mũi tên, mũi nhọn đã từng có mặt từ giai đoạn trước, hoặc phỏng theo hình dáng của những mũi lao bằng xương trong cùng giai đoạn.

    Căn cứ vào cách tra cán và một số đặc điểm hình dáng và chi tiết đặc biệt, có thể phân các mũi lao đồng đã biết thành hai nhóm cư bản với một số loại hình sau.

    Nhóm lao có chuôi đặc gồm hai loại. Loại lao hình lá có hình dáng hệt như một chiếc lá có cuống nhỏ. Sống lá nổi rõ chia thân lao ở cả hai mặt thành hai phần bằng nhau, tạo cho mặt cắt thân gần hình thoi dẹt, mũi nhọn. Phần chuôi nhỏ, dài ngắn linh hoạt, mặt cắt ngang có khi hình tròn, có khi hình vuông. Bản lá - thân lao có chiếc thon dài, có chiếc hơi rộng, bè, mập. Những mũi tên hình lá tương tự lao hìnhlá Chúng được phân biệt chủ yếu ở kích thước. Có thể xếp những “chiếc lá” có chiều dài trên 7,8 cm, chiều rộng khoảng gần 3 cm trở lên, dày ở sống lá khoảng trên dưới 1 cm là những mũi lao (Bản vẽ 5, h.5, 6). Số lượng loại lao này không nhiều, và khó nắm được con số chính xác vì đa số bị gẫy, không còn nguyên vẹn, lại rất giống những mũi tên đồng dạng, nên dễ lẫn lộn với mũi tên khi phân loại.

    Loại lao hình mũi nhọn chuôi đặc, chuôi và thân thường không phân biệt rạch ròi. Đặc điểm chung của loại lao này là hình dáng đơn giản, thân thon dài, mũi nhọn, toàn thân và chuôi đều đúc đặc. Có những chiếc cả hai đầu cùng nhọn giống như một kiểu lao xương đã nhắc đến ở trên. Có những chiếc giữa thân và chuôi có khấc để phân biệt. Thân lao thường có mặt cắt ngang hình tròn, đôi khi có hình vuông hay hình bầu dục. Những chiếc lao mũi nhọn này thường có chiều dài trên dưới 11 cm, có chiếc đến trên 15 cm, đường kính nơi rộng nhất của thân khoảng trên dưới 1 cm. Kích thước như thế tạo cho lao có dáng nhỏ, dài, thích hợp với việc phóng, ném. Vì vậy, dù có chiếc dài trên 15 cm vẫn có thể xếp vào loại lao, không phải là giáo (bản vẽ 5, h.7, Bản vẽ 7, h.1).

    Nhóm lao có họng tra cán gồm hai loại là lao có họng thân thẳng hình dùi và lao có họng, có ngạnh.



    Loại lao thân thẳng hình dạng đơn giản, tương tự như loại lao mũi nhọn kể trên, chỉ khác ở phần họng tra cán và thân đúc rỗng. Mặt cắt thân hình tròn, họng ăn sâu vào khoảng nửa thân lao. Có chiếc phần nửa thân dưới phía họng tra cán mặt cắt ngang hình tròn, nhưng nửa thân đằng mũi lại có hình đa giác đều. Nhiều chiếc lao loại này có kích thước khá lớn, dài đến 14 cm-15 cm, đường kính họng lao trên 2 cm (bản vẽ 7- h.4). Lao có họng thân thẳng và lao hình mũi nhọn thân đặc chiếm đa số áp đảo trong gia đình những chiếc lao đồng giai đoạn Đồng Đậu - Gò Mun.

    Loại lao có họng có ngạnh mới chỉ phát hiện được một chiếc ở địa điểm Đồng Đậu. Lao có một ngạnh thẳng và khá dài, không ngắn như ngạnh lao xương, thân ngạnh dẹt, mũi tù. Thân lao chia hài phần rõ rệt: phần họng tra cán ngắn, rỗng, mặt cắt ngang thân hình thoi lên đến gần mũi thì chuyển thành hình bầu dục, mũi nhọn. Toàn thân lao dài 11 làm (riêng họng dài 3 cm). Chiều rộng thân 0,6 cm, họng rộng 1,6 cm, ngạnh dài 3 cm, dày 0,5 cm (Bản vẽ 5, h.9). Lao có ngạnh bằng đồng này cơ bản giống loại lao xương một ngạnh. Nhiều khả năng lao đồng có ngạnh được làm phỏng theo những chiếc lao xương cùng loại.

    Trong các địa điểm khảo cổ thuộc giai đoạn Đồng Đậu - Gò Mun, bên cạnh những chiếc lao còn nguyên vẹn hay mới sứt gẫy nhưng còn khả năng nhận ra hình dạng để phân loại, vẫn còn một số lượng không nhỏ những hiện vật được xếp vào loại hình mũi nhọn, có cả loại mũi nhọn thân đặc, cả loại mũi nhọn thân rỗng (có họng tra cán) . Nhiều khả năng phần lớn chúng là phần mũi của những chiếc lao thân thẳng, mũi nhọn. Tình hình này cũng đúng với bộ vũ khí lao - mũi nhọn xương đã phát hiện được ở địa điểm Đồng Đậu và những mũi nhọn xương phân bố lẻ tẻ trong một số địa điểm khác như Thành Dền (Vĩnh Phúc), Gò Mun (Phú Thọ).

    Do vậy, khi làm thống kê các loại hình vũ khí, phải tính đến sự có mặt của những chiếc mũi nhọn này. cũng có nhà nghiên cứu mạnh dạn xếp toàn bộ những mũi nhọn này vào loại hình lao mũi nhọn. Dưới đây là bảng thống kê số lượng lao và mũi nhọn bằng đồng ở sáu địa điểm thuộc giai đoạn Đồng Đậu - Gò Mun.



    Giai đoạn phát triển đỉnh cao của thời Hùng Vương - An Dương Vương - xuất hiện những chiếc lao Đông Sơn. ở giai đoạn này lao vẫn là loại vũ khí được tiếp tục phát triển và phổ biến rộng rãi. Tuy nhiên nếu đặt trong mối tương quan và so sánh với các loại hình vũ khí khác cùng thời thì nó không còn đứng ở thứ hạng cao về mặt số lượng như trong giai đoạn trước nữa. Trong giai đoạn Đông Sơn, lao đã nhường vị trí cho giáo.

    Về mặt loại hình, lao Đông Sơn có những thay đổi căn bản. Những loại lao chủ đạo của Đồng Đậu - Gò Mun đã mất hẳn, thay thế cho chúng là những loại lao có họng tra cán, phần thân có bản rộng, hình dáng cân đối, hoàn chỉnh, ổn định.

    Căn cứ vào hình dáng thân, họng tra cán có thể phân chia lao có họng tra cán thành một số loại như sau:

    Lao lưỡi hình tam giác là những chiếc lao có phần thân lưỡi hình tam giác cân dài, hai cạnh bên thẳng hoặc hơi cong lõm, na cạnh dưới, phần chuyển xuống họng thẳng xiên hoặc hơi cong lõm vào, đôi khi hơi lồi. Giữa thân, ở cả hai mặt có đường sống nổi rõ chạy dọc từ đầu mũi xuống đến chuôi, mặt cắt ngang thân hình thoi. Đôi khi đường sống không nổi rõ, tạo mặt cắt ngang thân hình bầu dục dẹt.

    Hai cánh lao khá đa dạng; có kiểu góc cánh là góc gần nhọn, cánh xòe rõ, có kiểu góc cánh là góc tù, cánh không xòe rộng. Lỗ thủng ở cánh thường chỉ thấy ở những chiếc lao có họng dài. Lỗ cánh hình chữ nhật, nằm đối xứng nhau qua trục sống thân. Nhìn chung lao ít được trổ lỗ cánh hơn giáo.

    Họng lao chia hai loại - loại họng dài (có chiều dài khoảng gần 1/2 chiều dài toàn thân lao) và loại họng ngắn (chiều dài chiếm khoảng 1/3 chiều dài toàn thân lao). Mặt cắt ngang họng cũng khá đa dạng - có thể là hình tròn, gần tròn, hình thoi. Đường kính miệng họng thường lớn hơn đường kính họng chỗ tiếp nối với thân. Họng còn ăn sâu lên cao trên thân, dọc theo đường sống thân và càng lên cao càng thu hẹp. Yếu tố kỹ thuật này làm cho việc tra cán thuận tiện (Bản vẽ 6, h.2, 3).

    Kích thước trung bình của những lưỡi lao loại này là dài 9 cm-ll cm, rộng (ngang cánh) trên dưới 3 cm, họng dài trên 4 cm đối với loại lao họng dài) và dưới 3 cm (đối với loại lao họng ngắn), họng rộng từ 1cm-1,6 cm.

    Lao lượn là loại lao có rìa hai cạnh bên thân lao lượn cong ở phần gần nơi chuyển tiếp từ thân sang họng, tạo ra hai cánh xòe rộng, góc cánh là góc nhọn. Mặt cắt ngang thân lao có hình thoi do hai mặt thân có đường sống nổi chạy dọc suốt từ mũi đến họng. Đa số những chiếc lao loại này có phần họng ngắn (chiều dài họng chiếm chưa tới 1/3 chiều dài toàn thân lao). Mặt cắt và chiều sâu họng cũng tương tự như loại lao trên. (Bản vẽ 6, h. 4).

    Kích thước trung bình: dài 8 cm-11 cm, cánh rộng từ 3 cm-4 cm, họng dài 2 cm-3 cm, họng rộng khoảng dưới 1,5 cm.Lao lưỡi hình lá cũng có phần thân hình tam giác cân dài, nhưng các góc không nhọn mà lượn cong tạo cho thân lao có hình dáng như chiếc lá dài, hẹp. Giữa thân vẫn có đường sống nổi làm mặt cắt thân có hình thoi dẹt. Họng lao hình ống trụ, miệng họng hơi rộng hơn bên trên. Có kiểu lao họng dài, có kiểu lao họng ngắn. (Bản vẽ 6, h.4, Bản vẽ 7, h.2, 3). Kích thước trung bình của loại lao này cũng tương tự các loại khác: dài từ 8 cm-lo cm, cánh rộng 2 cm-3 cm, họng ngắn dài 2 cm-3 cm, họng dài 4 cm-4,5 cm, họng rộng từ 1,2cm - 1,7 cm.


    Lao có cánh cũng thuộc nhóm lao có họng tra cán, thân lao hình tam giác có cánh tương tự như mũi tên có cánh được phóng to lên. Giữa thân có đường sống dọc nổi rõ. Họng dài (chiếm 1/2 hay hơn 1/2 chiều dài chung), hình ống, miệng họng hơi rộng hơn ở bên trên, mặt cắt họng gần tròn hay bầu dục. Toàn thân lao cứng, khỏe, sắc, sức sát thương lớn. Loại lao này phát hiện được chưa nhiều (Bản vẽ 8, h.1).



    Kích thước trung bình của lao: dài 12 cm-13 cm, cánh rộng 3 cm-4 cm, riêng họng dài 6 cm-7 cm, miệng họng rộng 2 cm-2,5 cm.

    Có thể đưa vào loại lao có cánh một chiếc lao đặc biệt mới tìm thấy ở địa điểm Việt Khê (Hải Phòng). Lao có hình tương tự chữ A, hai cạnh bên thẳng kéo dài đến chóp cánh. Chia đôi chữ A thành hai nửa đều nhau là trục thân hình tam giác cao gầy, cạnh đáy tam giác là miệng họng, đỉnh tam giác là đầu chóp mũi lao. Hai chóp cánh nằm ở vị trí ngang 1/5 trục thân tính từ đáy lên. Gạch nối chóp cánh với trục thân ở điểm cách đáy trục hơn 1/2chiều dài chung tạo thành hai cánh lao dài, nhọn chạy xuôi theo thân. Kích thước của chiếclao duy nhất mới được tìm thấy như sau: chiều dài chung 10cm, rộng ngang hai đầu cánh 4cm, dài họng (tính đến điểm nối ra đầu cánh) 4,5cm, miệng họng rộng 1,8cm (Bản vẽ 7, h.5). Loại lao có chuôi tra cán. Ngoại trừ loại mũi lao được dùng làm đồ minh khí, đúc mô phỏng những chiếc lao phổ biến vừa giới thiệu ở trên bằng kỹ thuật đúc một mang làm cho các lưỡi lao đều không có họng, mỏng dẹt, một mặt phẳng, mặt kia lồi lên tạo mặt cắt ngang thân hình 1/2 bầu dục dẹt, chuôi đặc, mặt cắt ngang cũng hình 1/2 bầu dục dẹt, đã phát hiện được khá nhiều ở các địa điểm Đông Sơn thuộc lưu vực sông Mã (Đông Sơn, Thiệu Dương, Núi Nấp...) chúng ta còn gặp, tuy rất hiếm, những mũi lao có chuôi.

    Đây là những chiếc lao hình dáng khá đặc biệt, chưa tìm thấy một loại hình tiền thân nào ở các giai đoạn phát triển trước. Toàn thân lao có hình tương tự cái ngòi bút rộng bản, giữa thân và chuôi không có sự phân biệt rõ ràng, từ chỗ phình rộng nhất (đo được 4 cm) nằm ở khoảng 1/3 chiều dài lao tính từ mũi xuống, chuôi lao bắt đầu được thu hơi nhỏ lại, cạnh đáy chuôi còn rộng 2,5 cm. Giữa thân ở một mặt có đường sống nổi rõ chạy dọc suốt từ đỉnh mũi xuống đến đáy chuôi, mặt kia phẳng. Toàn thân lao có dáng cong khum dẹt, mặt cắt ngang thân, chuôi đều có hình chữ V. Những chiếc lao nguyên vẹn thuộc loại này tìm thấy trong mộ thuyền Việt Khê, đo được các kích thước: dài chung 14 cm, rộng nhất ngang thân 4 cm, rộng đáy chuôi 2,5 cm, dày 0,4 cm. Loại lao này được tìm thấy rải rác ở một vài địa điểm thuộc lưu vực sông Hồng, các khu vực khác chưa tìm thấy (Bản vẽ 7, h.6).

    Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu vẫn còn đặt dấu hỏi cho chức năng vũ khí lao của loại hình hiện vật này.

    Bảng thống kê trên cho thấy rõ sự khác biệt giữa các vùng cư trú của cư dân Hùng Vương - An Dương Vương qua việc sản xuất và sử dụng lao đồng. Vùng lưu vực sông Hồng, lao chiếm số đông, loại hình phong phú. ờ lưu vực sông Mã cũng tồn tại hầu hết các loại hình lao như lưu vực sông Hồng, nhưng về số lượng thì ít hơn hẳn. Còn ở lưu vực sông Cả mới chỉ tìm thấy một loại hình và số lượng cũng rất ít.
    Ở giai đoạn phát triển muộn của văn hóa Đông Sơn còn xuất hiện mũi lao bằng sắt tuy rất hiếm. Cho tới nay mới tìm thấy một chiếc lao sắt ở địa điểm Bái Tê (Thanh Hóa). Hình dáng lao đơn giản như là một thỏi sắt dài, phần mũi có tiết diện vuông, đầu mũi nhọn, phần thân gần họng và họng có tiết diện tròn, đường kính họng gần 4 cái.


    Cho đến nay chúng ta chưa tìm thấy một chiếc lao gồm đầy đủ cả hai bộ phận - mũi kim loại và cán bằng gỗ hoặc tre trong các di tích Đông Sơn, nhưng có thể nhìn thấy chúng rõ ràng trên hoa văn trang trí trống đồng. Trên hoa văn trốngđồng Ngọc Lũ có một chiến binh đứng trên thuyền, một tay cầm cây giáo có cán dài, tay kia cầm một cây lao cán ngắn hơn hẳn, mũi lao thuộc loại lao có cánh. (Bản vẽ 8, h.3). Trên trống sông Đà, có hình một chiến binh ngồi trên thuyền, hai tay giữ chiếc lao dựng đứng, mũi chĩa lên trời, ở trước mặt. Cây lao cao hơn đầu người ngồi cầm nó một ít, (Bản vẽ 8, h.2). Mũi lao thuộc loại lao lưỡi tam giác rất phổ biến. Loại lao lưỡi tam giác có cán ngắn còn thấy trong tay những chiến binh ngồi ở đầu các con thuyền trang trí trên thạp Hợp Minh (Yên Bái). Trên trống Hoàng Hạ, trống Bản Thêm cũng có những người cầm lao tương tự, nhưng không ở trên thuyền mà là đang đi trên mặt đất. Sự phổ biến của lao lưỡi tam giác hơn lao cánh én trong hoa văn đồ đồng dường như phản ánh đúng thực tế.

    Lao là vũ khí đánh tầm trung. Nó giống tên ở chỗ chỉ sử dụng được một lần, ném đi là mất, nhưng lại không cư động, tiện dụng bằng tên vì rõ ràng nó cồng kềnh hơn, người ta chỉ có thể cầm theo người 1 đến 2 chiếc, chứ không thể đeo theo cả nắm như tên. Có lẽ trong thực tế, lao được sử dụng không phổ biến bằng cung tên. Hoa văn trống đồng cho ta một gợi ý để xem xét vị trí của lao trong thực tế chiến đấu. Người cầm lao có cánh trên trống Ngọc Lũ có một điểm đáng chú ý là không chỉ cầm một thứ vũ khí là lao ở tay phải mà tay trái còn cầm thêm một cây giáo có cán dài. Phải chăng như thế có thể hiểu, lao sẽ là vũ khí được sử dụng trước (cầm ở tay phải, trong tư thế mũi lao hướng lên trên có thể ném đi ngay) sau khi đã ném lao đi rồi thì chiến binh sẽ chiến đấu bằng giáo ở tầm gần.


    ( ct... )
    ----------------------------

    Cái đẹp của sa mạc là một cái giếng nó ẩn dấu nơi đó.

    Comment

    • #3

      ..::~Trích dẫn nguyên văn bởi CONHAKO View Post
      2. Lao




      ( ct... )

      Tiếp đến bài viết : Thời Hùng Vương ăn mặc như thế nào?
      Đã chỉnh sửa bởi M Mít Đặc; 12-12-2010, 04:15 PM.
      Tôi khám phá ra bí mật của đại dương khi suy niệm về một giọt sương mai.

      Comment

      • #4

        ..::~Trích dẫn nguyên văn bởi M Mít Đặc View Post
        Tiếp đến bài viết : Thời Hùng Vương ăn mặc như thế nào?
        .................................................. .

        Người Việt thời Hùng Vương đã có một nền văn minh rực rỡ, xứng đáng với danh xưng văn hiến trải gần 5000 năm, một thời huyền vĩ bên bờ nam sông Dương Tử. Nhưng bằng chứng trình bày dưới đây, xác định quan điểm này.

        Y phục thời Hùng Vương - cội nguồn lịch sử 5000 năm văn hiến Việt

        1 - Y phục giới bình dân

        Để chứng minh cho nhận định trên, bạn đọc so sánh những bức vẽ minh hoạ, những hình ảnh di vật khảo cổ và những luận cứ được trình bày sau đây:


        Hình trên được chép lại từ cuốn "Ký họa Việt Nam đầu thế kỷ 20" (Nxb Trẻ 1989 - Nguyễn Mạnh Hùng giới thiệu). Đây là công trình sưu tầm của một học giả người Pháp có tên là Henri Joseph Oger. Nói một cách khác, ngay ở thế kỷ 20 này người ta vẫn ở trần đóng khố, nhưng đó không phải là y phục phổ biến trong sinh hoạt xã hội ở thời gian này.


        Hình lớn trong tranh trên đây mà bạn đang xem là bức tranh dân gian nổi tiếng: "Đánh ghen", thuộc dòng tranh dân gian của làng Đông Hồ. Đó là bức tranh giàu tính nhân bản, thể hiện ở hình người con chắp tay lạy cha mẹ.

        Hình ảnh hai người phụ nữ trong tranh tuy không thuộc thời Hùng Vương, nhưng bạn đọc có thể so sánh với bức tranh minh họa về y phục thời Hùng Vương ở góc trên bên trái, được in lại trong cuốn "Lịch sử Việt Nam bằng tranh" (Nxb Trẻ 1996, tập 3). Chắc chắn bạn sẽ ngạc nhiên về sự tương tự của người phụ nữ trong hai tranh. Đương nhiên bức tranh minh họa trong cuốn "Lịch sử Việt Nam bằng tranh" không phản ánh sự thật về y phục phổ biến trong sinh hoạt của thời Hùng Vương. Bởi vì nó không thể liên hệ được sự giống nhau trong khoảng cách gần 2000 năm theo quan điểm lịch sử mới về y phục thời Hùng Vương mà họ miêu tả với bức tranh dân gian Việt. Ngược lại, chúng ta so sánh y phục trong bức tranh "Đánh ghen" và y phục dân tộc truyền thống của phụ nữ miền Bắc với hình người trên cán dao bằng đồng trong hình mô tả dưới đây:


        Minh họa: Thiên Sứ

        Ảnh Tượng chùa Dâu: Thiên Sứ; Ảnh người phụ nữ nông thôn: Võ An Ninh.


        Hình trên mà các bạn đang xem là một cụm hình, được ghép bởi hình chiếc cán dao bằng đồng từ thời Hùng Vương - có niên đại được xác định là 300 năm tr.CN, được tìm thấy ở Lãng Ngâm - Hà Bắc - trên có tạc người phụ nữ với y phục thời Hùng Vương và hình vẽ miêu tả y phục của một phụ nữ miền Bắc (Ảnh Võ An Ninh) và ảnh Tượng chùa Dâu, do người viết ghép lại thành cụm hình để tiện so sánh.

        Kiểu y phục của hình vẽ này tuy không còn phổ biến, nhưng bạn vẫn có thể gặp ở một bà già cao tuổi sống trong một vùng nông thôn xa thành thị nào đó ở miền Bắc Việt Nam, ngay trong năm 2009 này. Đó là thế hệ cuối cùng nằm trên võng ru con, bằng cách kể lại những câu chuyện cổ tích từ thời xa xưa và truyền thuyết về một nước Văn Lang - nơi cội nguồn của người Việt - trước khi nhường lại cho những phương tiện thông tin đại chúng và những người nghiên cứu thông thái nói lại về những câu chuyện của họ.

        Qua hình ảnh minh họa đã trình bày với bạn đọc ở trên, chúng ta cũng nhận ra sự trùng khớp hoàn toàn bởi những đường nét chính giữa y phục trên cán dao đồng và y phục của người phụ nữ Việt hiện đại còn mặc, tuy không còn phổ biến.

        Điều này chứng tỏ một cách sắc sảo rằng: Y phục của người phụ nữ miền Bắc còn mặc hiện nay chính là sự tiếp nối truyền thống y phục từ thời Hùng Vương thể hiện trên chiếc cán dao đồng. Đồng thời sự so sánh này cũng cho thấy: Từ 2300 năm qua trở lại đây - về căn bản - hình thức y phục phổ biến trong dân gian không có sự thay đổi đáng kể.
        Như vậy, có thể khẳng định: Dưới thời Hùng Vương, ông cha ta đã có những y phục phổ biến trong giới bình dân, tương tự như y phục dân tộc còn tồn tại ở các vùng thôn quê Việt Nam.

        Qua đó, chúng ta cũng nhận thức được rằng: Y phục của tầng lớp bình dân trong xã hội thời Hùng Vương đã mang tính văn hoá đặc thù của dân tộc Việt và xã hội này phải có một nền văn minh phát triển để chế tác ra những cấu trúc y phục cầu kỳ đó.

        .......................................





        ----------------------------

        Cái đẹp của sa mạc là một cái giếng nó ẩn dấu nơi đó.

        Comment

        Working...
        X
        Scroll To Top Scroll To Center Scroll To Bottom