• Nếu đây là lần đầu tiên bạn ghé thăm Trang nhà Chút lưu lại, xin bạn vui lòng hãy xem mục Những câu hỏi thường gặp - FAQ để tự tìm hiểu thêm. Nếu bạn muốn tham gia gởi bài viết cho Trang nhà, xin vui lòng Ghi danh làm Thành viên (miễn phí). Trong trường hợp nếu bạn đã là Thành viên và quên mật khẩu, hãy nhấn vào phía trên lấy mật khẩu để thiết lập lại. Để bắt đầu xem, chọn diễn đàn mà bạn muốn ghé thăm ở bên dưới.

Thông báo Quan trọng

Collapse
No announcement yet.

Việt Nam Quê Hương Tìm Lại

Collapse
X
 
  • Filter
  • Time
  • Show
Clear All
new posts

  • Việt Nam Quê Hương Tìm Lại

    Việt Nam Quê Hương Tìm Lại



    Trải lịch sử 4000 năm dựng nước và giữ nước, chưa có bao giờ người dân Việt phải đi xa và di nhiều như vậy. Có kẻ đã bàng hoàng mà đi. Có kẻ đã trốn chạy Quê Hương như một miền đất dữ. "Patria caria,
    libertas carias" Tổ quốc thì mến yêu nhưng tự do lại quí giá vô ngần. Những tưởng đã vĩnh viễn cách xa, đã nghĩ là ngàn trùng ly biệt. Như Nguyễn Du đã viết:

    "Tiếc thay chút nghĩa cũ càng,

    Đã lìa ngó ý còn vương tơ lòng.


    Tơ lòng ấy là cái tình. Tình đối với Quê Hương, Nghĩa đối với Dân Tộc. Tình nghĩa ấy đã giúp dân tộc Việt tồn tại mãi đến ngày hôm nay. Cũng như bông sen tuy lìa khỏi cuống nhưng vẫn vương vấn tơ mềm. Cũng
    như bông sen lòng của chúng ta vẫn luôn vương vấn về chốn quê nhà xa lắc xa lơ ấy...

    Và như cánh chim bỏ xứ năm xưa, nay tìm về tổ cũ,thăm gia đình và bằng hữu , chia sẻ những bồi hồi xúc động khi thăm lại con đường xưa, căn nhà cũ... Kỷ niệm thì riêng
    tư nhưng nỗi bồi hồi chúng ta đồng chia sẻ, bởi vì, ai trong chúng ta đã chẵng cùng chung một gốc, xuất phát từ một cội nguồn?

    Việt Nam Quê Hương tìm lại, ngược Bắc xuôi Nam, thăm lại non sông cẩm tú ấy với Hà Nội, mặt hồ Gươm vẫn long lanh in mây trời, qua Huế với cầu Tràng Tiền 6 vài 12 nhịp, vào miền Nam
    với rừng dừa lả ngọn...



    Việt Nam quê-hương còn đó nhưng sao lòng ta vẫn bồi hồi, thổn thức?

    "Dấu xưa xe ngựa hồn thu thảo

    Nền cũ lâu đài bóng tịch dương..."


    Đường xưa đã đổi tên và nhà cũ nay đã có người khác ở.

    Cuối cùng chúng ta vẫn chi là Lưu Thần, Nguyễn Triệu, lạc lõng bơ vơ trên chính Quê-Hương mình...


    (sau đây 11 video "Quê Hương Tìm Lại" )


    T_Q
















    Similar Threads
  • #2

    Tập 1 : Hà Nội, Hà Đông, Tam Cốc

    [flash=4shared - free file sharing and storage]quality=high width=580 height=420 parameter=parameter_value[/flash]

    Hà Nội ba mươi sáu phố phường... Chúng ta hãy tìm lại phố cổ xưa, linh hồn cũ

    của một Hà Nội mà nhiều thế hệ đã rời xa từ tháng 7 năm 1954. Và xin hãy

    cùng nhau đọc lại trang Sử cũ, Đinh, Lê, Lý Trần qua vùng đất cũ: Bích Động,

    Tam Cốc, Ninh Bình.
    ..


    T_Q
















    Comment

    • #3

      Tập 2 : Bích Động, Hoa Lư, Chùa Hương, Sài Gòn

      [flash=4shared - free file sharing and storage]quality=high width=580 height=400 parameter=parameter_value[/flash]

      Xin hãy tìm lại những tình tự của một chiều mưa nơi Hương Sơn nước ào ào

      chảy, cuốn trôi đi những cánh hoa trắng âm thầm. Về Hà Đông để nhớ tà áo

      lụa đã chợt mát nắng Sài Gòn... Hà Nội, Sài Gòn như nhòa

      vào trong nỗi nhớ vì nơi nào chúng ta cũng đầy ắp những yêu thương...


      T_Q
















      Comment

      • #4

        Tập 3: Đà Lạt Ngày Tháng Cũ

        [flash=4shared - free file sharing and storage]quality=high width=580 height=400 parameter=parameter_value[/flash]


        "Đà Lạt lạnh, môi Em vừa đủ ấm,

        Bởi chia ly nên ngại chuyện tương phùng,

        con giốc nhỏ hoa Anh Đào lấm tấm

        lối sỏi mòn hai đứa đã đi chung..."

        Xin gửi bạn tất cả những yêu thương về một "Thiên Đàng Lỡ" trong đĩa DVD này.


        T_Q
















        Comment

        • #5

          Thanks các bạn. Quê mình ở số 19 đó. Tiền Giang. Hi, lâu quá rồi ko về thăm quê.

          Comment

          • #6

            CON ĐƯỜNG TÔI VỀ
            Đã chỉnh sửa bởi hvpavchst; 25-02-2011, 02:32 AM.

            Comment

            • #7

              Câu hỏi bất ngờ




              Mười mấy năm trước, có đoàn khách Bắc Âu đi Xuyên Việt 10 ngày từ TP.HCM ra Hà Nội. Nghe tôi giới thiệu về lịch sử Việt Nam, vừa đi qua Nha Trang, có vị khách thắc mắc: “Không hiểu tại sao một dân tộc có bề dày oai hùng như Việt Nam lại không có công trình nào tầm cỡ để lại cho đời?

              Bên cạnh các bạn, Trung Quốc có Vạn Lý Trường Thành, Campuchia có Angkor?...”. Quá bất ngờ vì lâu nay chưa ai hỏi như vậy, cũng chưa có sách nào dạy, tôi chỉ biết cười (để kéo dài thời gian suy nghĩ) rồi chống chế: “Các bạn cứ tự tìm hiểu xem sao. Trước khi các bạn rời Việt Nam sẽ có câu trả lời”. Tôi lập tức điện thoại trao đổi với các đồng nghiệp. Người thì bảo: “Do Việt Nam thường xuyên có chiến tranh”. Người lại nói: “Bởi phong kiến nước ta chưa đủ mạnh”... Ý kiến nào cũng vô lý. Hồi xưa, nước nào chẳng chiến tranh liên miên mà Trung Quốc là số 1. Vạn Lý Trường Thành được xây dựng từ thời Xuân Thu sang Chiến Quốc đến Thập Quốc và nhà Minh. Các nước khác cũng vậy. Đừng đổ tội cho chiến tranh, nhất là khi nó đã đi qua mấy chục năm! Nếu phong kiến Việt Nam chưa đủ mạnh làm sao có thể là dân tộc duy nhất 3 lần đánh bại đế quốc Nguyên Mông vào năm 1258, 1285 và 1288; góp phần buộc chúng suy vong. Nên nhớ dân số Đại Việt lúc đó khoảng 3 triệu người phải chống lại nửa triệu quân thiện chiến Mông Cổ. Đạo quân của Thành Cát Tư Hãn làm bá chủ từ Âu sang Á, đi tới đâu thì cỏ không mọc nổi nhưng 3 lần đến Việt Nam, cả 3 lần đại bại. Đang rối bời khi qua Huế, vào viếng lăng Tự Đức còn gọi là Khiêm Lăng hay Vạn Niên Thành, nghe lại phần giới thiệu của bạn An Hòa - hướng dẫn viên ở Huế, tôi mừng hơn trúng số. “Lăng Tự Đức dự kiến xây trong 8 năm nhưng để lấy lòng vua, mấy viên quản lý rút ngắn thời gian một nửa còn 4 năm. Hậu quả của việc tăng cường độ lao động, thiếu ăn, bệnh tật, đói rét là chết chóc. Những người phu xây lăng nổi dậy. Họ lấy chày giã vôi đập chết các quan lại rồi liên minh với cuộc khởi nghĩa từ bên ngoài của anh em Đoàn Trưng định kéo về lật đổ triều đình. Như châu chấu đá voi, cuộc nổi dậy bị dập tắt trong biển máu”. Gần 150 năm sau, hậu duệ của những người xây Khiêm Lăng còn ca thán:
              Vạn Niên là Vạn Niên nào
              Thành xây xương lính, hào đào máu dân!
              (Ca dao)
              Khiêm Lăng rộng chưa tới 1 km2 mà còn ai oán vậy! Giữ đúng lời hứa, khi đoàn từ Hà Nội ra sân bay Nội Bài, tôi đã trả lời: “Hôm trước, khi qua thành phố biển Nha Trang xinh đẹp, có bạn trong đoàn đã hỏi tôi là nước Việt Nam có lịch sử oanh liệt lâu đời sao không có công trình nào để lại cho đời ngưỡng mộ. Với những người lần đầu tiên đến đây như các bạn thì đó là câu hỏi khó, nhưng với mỗi người dân Việt Nam chúng tôi thì ai cũng có thể trả lời (điều này hơi nói quá). Bởi một lẽ giản đơn là tổ tiên chúng tôi không đủ ác, lấy xương máu của nhân dân làm nên những công trình chỉ có tính chất khoe mẽ và phục vụ cho một thiểu số thống trị. Tổ tiên chúng tôi không để lại Vạn Lý Trường Thành hay Angkor nhưng hệ thống đê điều chống lụt ở miền Bắc và hệ thống kênh rạch chống lũ ở miền Nam của chúng tôi dài gấp mấy lần Vạn Lý Trường Thành. Nhờ công trình giản đơn, thiết thực, hiệu quả, phục vụ cho quốc kế dân sinh này; cha ông chúng tôi vượt qua được những thử thách hết sức ác liệt, nghiệt ngã và dữ dội của thiên nhiên, tồn tại cho tới ngày hôm nay để đưa các bạn đi chơi, bằng không, chúng tôi đã trôi ra biển!”
              Nghe vậy, đoàn tròn xoe mắt ngạc nghiên và vỗ tay. Tôi nói đại, cũng hơi run, chẳng biết đúng sai thế nào, chỉ sợ mất quan điểm. Ai có câu nào hay hơn xin chỉ dùm. Nếu đúng thì cũng cần kết luận để anh em hướng dẫn viên chúng tôi còn mạnh miệng trả lời.
              Hãy hướng về phía mặt trời mọc bóng tối sẽ khuất sau lưng anh.

              Comment

              • #8

                ..::~Trích dẫn nguyên văn bởi vertumnus View Post
                Với những người lần đầu tiên đến đây như các bạn thì đó là câu hỏi khó, nhưng với mỗi người dân Việt Nam chúng tôi thì ai cũng có thể trả lời (điều này hơi nói quá). Bởi một lẽ giản đơn là tổ tiên chúng tôi không đủ ác, lấy xương máu của nhân dân làm nên những công trình chỉ có tính chất khoe mẽ và phục vụ cho một thiểu số thống trị. Tổ tiên chúng tôi không để lại Vạn Lý Trường Thành hay Angkor nhưng hệ thống đê điều chống lụt ở miền Bắc và hệ thống kênh rạch chống lũ ở miền Nam của chúng tôi dài gấp mấy lần Vạn Lý Trường Thành. Nhờ công trình giản đơn, thiết thực, hiệu quả, phục vụ cho quốc kế dân sinh này; cha ông chúng tôi vượt qua được những thử thách hết sức ác liệt, nghiệt ngã và dữ dội của thiên nhiên, tồn tại cho tới ngày hôm nay để đưa các bạn đi chơi, bằng không, chúng tôi đã trôi ra biển!”
                Nghe vậy, đoàn tròn xoe mắt ngạc nghiên và vỗ tay. Tôi nói đại, cũng hơi run, chẳng biết đúng sai thế nào, chỉ sợ mất quan điểm. Ai có câu nào hay hơn xin chỉ dùm. Nếu đúng thì cũng cần kết luận để anh em hướng dẫn viên chúng tôi còn mạnh miệng trả lời.
                Đúng là tự ái dân tộc hão huyền. Cứ nói thẳng nói thiệt ra cho rồi. Có sao nói dị! Cái anh hướng dẫn viên du lịch này bảo đảm là dân Bắc kỳ nên mới kiếm cách nói khách sáo quá đáng.

                Tổ tiên chúng tôi nghèo quá, toàn là lo làm để có cái ăn, rồi lại lo chống giặc liên miên. Nếu có năm nào sống trong hòa bình thì mạnh ai nấy…lo. Nghèo thì lo kiếm ăn…Giàu thì nghĩ cách cho giàu thêm. Lãnh đạo thì nghĩ cách vơ vét cho hết vào túi, cũng để lại cho con cháu chứ, nhưng để lại cho con cháu chính mình thôi, người ngoài là con cháu...ghẻ. Hỏng tin thì cứ nhìn vào những lăng mộ, nhà thờ dòng họ, chùa nhỏ…Người Việt ích kỷ, không nhìn xa nên chỉ có những công trình mang tính làng xã, dòng họ, gia đình…

                Hihihi…có sao nói dị, mình là người miền Nam, thật thà lắm!
                Mình thích nghe khen "thằng đó nó thiệt thà!" còn hơn nghe khen "thằng đó nó nói dối...hay ghê!"
                Đã chỉnh sửa bởi Uất Kim Hương; 23-01-2011, 10:13 AM.

                Comment

                • #9

                  Hở mười cái răng đầu năm.

                  Còn như muốn nói phét hả? Thiếu gì cách nói.

                  Vạn lý trường thành là chuyện nhỏ. Angko là chuyện nhỏ. Phi thuyền con thoi của Mẽo cũng là chuyện nhỏ nốt.

                  Tổ tiên của chúng tôi là thủy tổ của ngành thám hiểm không gian. Dân tộc Việt nam ngày xưa đã từng gởi người lên tận Mặt trăng, sống và có lẽ sinh con đẻ cái ở đó từ cả hằng ngàn năm trước lận! Đó, nhìn lên mặt trăng coi, thấy chú Cuội hong? Đó đó, ổng là tổ tiên của người Việt ngày xưa đó. Chẳng những bay lên trển, ổng còn sống luôn ở trển. Có dân tộc nào trên thế giới dám sống ở trên mặt trăn như Tổ tiên của chúng tôi không?

                  Tổ tiên của chúng tôi là thủy tổ của ngành giải phẫu thẩm mỹ. Từ một anh chàng xấu xí như cóc, hô biến một phát, biến thành hoàng tử đẹp trai. Từ cả ngàn năm trước chúng tôi đã biết lột da, cấy tóc, xâm lông mày, xâm thẩm mỹ…

                  Tổ tiên của chúng tôi là thủy tổ của ngành y khoa di truyền học. Bằng chứng là từ một thằng bé tròn quay như sọ dừa, lăn lông lốc. Tổ tiên của chúng tôi đã biết cấy gien vào cho hắn mọc ra chân tay. Hỏng lâu đâu nha, chỉ một đêm thôi. Dị thì thế giới có ai giỏi bằng thủy tổ của chúng tôi không?

                  ….Hihihi…từ từ nếu nghĩ ra thêm những gì tổ tiên chúng tôi làm được, tôi sẽ kể cho bạn nghe thêm.

                  Tổ tiên chúng tôi…..



                  UKH

                  Comment

                  Working...
                  X
                  Scroll To Top Scroll To Center Scroll To Bottom