Con mèo trèo lên cây cao
Hỏi thăm chú chuột đi đâu vắng nhà
Chú chuột đi chợ đường xa
Mua mắm, mua muối giỗ cha chú Mèo

Năm Tân Mão 2011, nói chuyện phiếm về mèo (phần 1)
I/. Năm Tân Mão và họ nhà Mèo
Lật quyễn lịch mới, nội dung thuộc loại lịch Tam Tông Miếu ở VN, có in hai chi tiết số liệu ngày tháng dương lịch và âm lịch kèm theo lời dặn dò những điều không nên và nên làm trong ngày, ta biết được năm mới 2011 là năm âm lịch Tân Mão. Cộng đồng người Việt ở hải ngoại vẫn còn giữ tập tục ăn Tết truyền thống gọi là Tết Ta. Những người lớn tuổi ở Việt Nam vẫn sử dụng hai loại lịch, vẫn ăn hai cái Tết: Tây và Ta. Tùy theo hoàn cảnh nơi cư trú, điều kiện sinh hoạt và mức độ công việc … người ta dùng hai loại lịch này. Dân Việt dùng âm lịch để coi ngày giờ sinh, ngày “quan, hôn, tang, tế”.coi bói, tử vi… và cũng căn cứ vào dương lịch khi làm việc, ký kết văn bản hợp đồng
Âm lịch được xác lập theo chu kỳ di chuyễn đều đặn của mặt trăng trên quỷ đạo quanh trái đất. Từng năm và mỗi tháng trong năm, từng ngày trong tháng và cứ hai giờ trong ngày thì lần lượt ứng với một trong 12 con giáp [hay 12 địa chi] khác nhau:Tý, Sửu,, Dần, Mẹo, Thìn, Tỵ, Ngọ, Mùi, Thân, Dậu, Tuất, Hợi; còn có kèm theo một trong mười thiên can: Giáp-Ất-Bính-Đinh-Mậu-Kỷ- Canh-Tân-Nhâm-Quý. Ngày 3/2/20010 là ngày mồng một tháng giêng, năm âm lịch Tân Mão, tháng Canh Dần, ngày Kỷ Sửu. Người sinh vào năm con giáp nào thì cầm tinh con vật đó. Đây chính là nền tảng để đóan số mạng theo cung Hòang Đạo.Con mèo [Mão] đứng hàng thứ tư trong 12 con giáp của lịch VN, còn người Hoa không dùng con giáp Mèo mà thế vào đó là con Thỏ [ một con vật may mắn…theo quan niệm của họ]. Một số nhà nghiên cứu nổi tiếng phát hiện Việt Nam cổ có một nền văn minh, văn hóa lâu đời, riêng nhà nghiên cứu về ngôn ngữ học GS Nguyễn Cung Thông tại Úc, vào đầu thập niên 1970, đưa ra những phân tích về ngữ âm và ngữ nghĩa để củng cố luận điểm: âm lịch do người Việt cổ đặt ra đầu tiên, chứ không phải do người Hán làm ra
Nhân năm mới Tân Mão 2011 chúng ta phiếm luận đôi điều về Mèo.
Theo Wikipedia thì Mèo hay đúng hơn là “Mèo nhà” là con vật sống chung đụng, gần gủi với loài người. Với tài bắt chuột, làm xiếc; với bộ dạng nhanh nhẹn, yễu điệu, gương mặt đáng yêu; nhờ tiếng kêu nhỏ nhẹ, nũng nịu “meo, meo” [hay miao-miao…] nên mèo nhà được con người cưng chìu. Con mèo tùy theo cách phát âm gọi tên của từng địa phương mà mèo còn có tên: Mão, Mẹo, Miu…Dù tên gọi thế nào chăng nữa khi đọc lên ai cũng biết đó là con Mèo, đứng hàng thứ 4 trong 12 con giáp, một con vật có vú thuộc họ Mèo [Felidae], danh pháp khoa học làFelis silvestris [nếu là mèo rừng] hay Felis caltus [nếu là mèo nhà thuần hóa] thuộc bộ ăn thịt [carnivores]. Các nghiên cứu di tích hóa thạch tạm thời xác định loài mèo xuất hiện cách đây trên 70 triệu năm.sau đó được thuần hóa. Nội dung tản mạn trong bài này chủ yếu nói về “Mèo nhà” Felis caltus, hậu duệ của Mèo rừng Châu Phi [ Felidae silvestis lybica] đã được thuần hóa. Bằng chứng thuần hóa của loài mèo là sự phát hiện xác chết của một con mèo con chôn chung trong mộ với chủ cách đây hơn 9000 năm tại đảo Crete-nước Hy lạp
II/. Những điểm đặc biệt của Mèo:
Mèo là lọai động vật có vú, biết ăn thịt, sống từ 14 đến 20 năm tùy theo sức khỏe và sự chăm sóc tốt của con người, có lọai không đuôi và có đuôi; bộ lông một màu [nếu đen thì còn gọi là mèo mun] hay nhiều màu; nếu có ba màu thì gọi là mèo tam thể. ..Mèo cũng “sáng dạ” nhờ con người luyện tập mà mèo có thể làm các động tác làm xiếc đơn giản và giật nước nhà vệ sinh, mở tay nắm cửa…Trước đây mèo từng được C.I.A cấy chip thu âm vào đuôi nhưng lại không hòan thành nhiệm vụ của một “điệp viên nghe trộm” trong thời gian chiến tranh lạnh giữa Mỹ và Liên Xô.
Bộ xương sống của mèo có hơn 44 đốt xương nhỏ nên mèo có thể cuộn tròn khi nằm. Dáng đi của Mèo cũng khá đặc biệt, nhờ xương nhỏ mãnh mai nên dáng đi uyển chuyển, nhẹ nhàng trên các đệm thịt của các ngón chân; cũng như có được “phản xạ tự thăng bằng” giảm sốc khi rơi từ độ cao xuống đất. Mèo nhấc chân khỏi mặt đất và đặt bàn chân sau đúng ngay vị trí của vết chân trước nên dáng đi duỗi dài theo chiều dài cơ thể, với hai xương mông “sàng qua sàng lại”. Bắt chước dáng đi của mèo, trên sàn biểu diễn thời trang, các người mẫu cũng nhún nhẩy thân mình, thanh thoát hai chân mà người ta gọi là “cat walk”. Các móng chân vuốt cong, rất bén nhọn được dấu trong các đệm thịt của ngón, trong lúc đi và ngồi im lặng rình mồi. Vừa thấy chuột thì mèo nhảy đến, các móng vuốt chân trước giương ra tóm vào gáy đối thủ, rồi dùng miệng cắn vào đầu con vật đến chết mới chịu nhả ra, sauđó mèo thu móng vuốt lại. Mèo thuộc loại “ăn vụng nhất hạng”, rất thích ăn cá , thịt mỡ, khiến các bà nội trợ phải kiêng dè. Người Việt mình thường nuôi mèo ăn cơm với cá. Tuy mang danh là tiểu hổ, nhưng mèo trông nhu mì, tiếng kêu nho nhỏ“meo,meo”hay “miao, miao”,trừ khi nổi giận gầm gừ và rít lên. Riêng trong thời gian động dục tiếng kêu của mèo nghe rất thảm thiết.
Mắt mèo có thêm mi mắt thứ ba là một loại màng mõng xuất hiện khi nào mèo mở mắt. Tầm nhìn của mèo rất rõ và đồng tử sáng về ban đêm nhờ mèo có màng trạch nên phản chiếu lại ánh sáng Nhờ màng trạch này. ánh sáng tương tác trong mắt phản chiếu đến võng mạc khiến mắt có nhiều màu và long lanh. Trong bệnh học Cường giáp Basedow người ta miêu tả mắt người bệnh sáng, to và long lanh như mắt mèo. Khác với mắt người có con ngươi tròn, con ngươi của mắt mèo có một dãi thị giác.
Tai mèo rất đặc biệt, dựng thẳng nhờ lớp lá sụn mỏng và vận động bởi 32 bó sợi cơ nhỏ, nên khi nghe tiếng động của con mồi, mèo có thể vểnh tai, mỗi vành tai vểnh theo hướng khác nhau trong khi đầu và mắt mèo nhìn về hướng khác. Thính giác mèo nghe được những âm thanh mức thấp, nhưng có thể nghe những âm độ cao hơn
Khứu giác của mèo cũng gấp 14 lần khứu giác của người , số lượng tế bào khứu giác ở mũi cũng gấp đôi nên mèo ngửi được những mùi mà người không cảm nhận được. Mèo còn có một cơ quan đánh hơi ở vòm miệng gọi là Vomero nasal Jacobson. Vị giác của mèo tuy nhạy bén nhưng giống như thỏ, mèo không cảm nhận được vị ngọt
Mèo ngủ cả ngày có trên 18 giờ /ngày nên người ta hay ví những người làm biếng, ngủ ngày là “làm biếng, uể oải như mèo”. Thật ra mèo rất năng động, bắt đầu chiều tối là thời gian săn mồi của mèo.Tuy không mặn mà với việc tắm, nhưng mèo lúc nào cũng giữ sạch sẻ, dùng lưỡi liếm nước bọt vào bàn chân và quẹt [bôi] lên mặt. Khi ăn xong thì liếm môi, chùi mép cho sạch. Khi mèo cái nặng từ 2 kg đến 3,2 kg hay tuổi trên 4…5 tháng thì mèo bắt đầu động dục và trong thời gian này mèo có bộ lông bóng mướt, có mùi phát dục hấp dẫn mèo đực. Mèo lúc đó bứt rứt, bồn chồn hơn mọi ngày, mèo cái bắt đầu “đi bụi” ra khỏi nhà để tìm đực với tiếng kêu rất là “thảm thiết” như tiếng trẻ con khóc. Trong đêm thanh vắng nghe tiếng mèo cái kêu gọi đực mà rợn người. Truyện xưa nhắc lại tích Nữ hoàng Võ Tắc Thiên rất sợ tiếng mèo kêu ban đêm, đến nỗi các nhà luận sử đời sau cho là bà bị ám ảnh tội giết con ?! Mèo đực cũng động dục và bỏ nhà lần theo tiếng kêu của mèo cái. Khi gặp nhau, hai con vật “quần nhau” dữ dội, có lúc lăn té từ trên mái nhà xuống đất nhưng chẳng thấy hề hấn gì. Nhà tôi trước ở trong xóm đông dân, có nuôi một chú mèo đực, đến mùa động dục nghe tiếng kêu của mấy cô mèo cái, chú ta bỏ đi hoang hơn hai ngày sau mới về, thân thể bệ rạc và ốm trông thấy. Thời gian động dục của mèo cái kéo dài khoảng một tuần. Thai kỳ của mèo kéo dài từ 50 đến 70 ngày, một lứa thường trên ba con và một năm mèo đẻ khoảng 4, 5 lứa. Đẻ xong, mèo tự cắn rốn cho mèo con và liếm con sạch sẻ. Mèo chăm sóc con kỷ lưỡng: cho bú, tự làm vệ sinh cho con; bảo vệ con . Khi phát hiện có người dòm ngó hay đụng chạm vào mèo con, thì mèo mẹ thường tha con đi chỗ khác. Một số mèo mẹ có phản ứng bảo vệ con quá mạnh bạo, sai lầm là ăn thịt luôn mèo con. Theo một số các bác sĩ thú y thì hành động ăn thịt con là biểu hiện của rối loạn thần kinh tâm lý và khuyên người nuôi mèo trong những lứa sau, cần đưa mèo đi khám thú y để nhỏ thuốc an thần vào lỗ tai mèo trước ngày sinh.
Động tác uống nước của mèo thí nghiệm tên Cutta Cutta cũng được giáo sư Roman Stocker [viện công nghệ Massachusetts] nghiên cứu, thấy mèo không sử dụng lưỡi để tát nước vào miệng như chó, mà mèo dùng đầu lưỡi kéo nước trở lên và đóng hàm lại trước khi khối nước rơi xuống. Theo ông dường như mèo biết chính xác liếm với tốc độ bao nhiêu trong một thời gian, tận dụng tối đa sự cân bằng giữa quán tính và trọng lực. Mỗi lần mèo liếm nước,lấy được 0,1 ml với tốc độ 4 lần/giây.
ST
Hỏi thăm chú chuột đi đâu vắng nhà
Chú chuột đi chợ đường xa
Mua mắm, mua muối giỗ cha chú Mèo

Năm Tân Mão 2011, nói chuyện phiếm về mèo (phần 1)
I/. Năm Tân Mão và họ nhà Mèo
Lật quyễn lịch mới, nội dung thuộc loại lịch Tam Tông Miếu ở VN, có in hai chi tiết số liệu ngày tháng dương lịch và âm lịch kèm theo lời dặn dò những điều không nên và nên làm trong ngày, ta biết được năm mới 2011 là năm âm lịch Tân Mão. Cộng đồng người Việt ở hải ngoại vẫn còn giữ tập tục ăn Tết truyền thống gọi là Tết Ta. Những người lớn tuổi ở Việt Nam vẫn sử dụng hai loại lịch, vẫn ăn hai cái Tết: Tây và Ta. Tùy theo hoàn cảnh nơi cư trú, điều kiện sinh hoạt và mức độ công việc … người ta dùng hai loại lịch này. Dân Việt dùng âm lịch để coi ngày giờ sinh, ngày “quan, hôn, tang, tế”.coi bói, tử vi… và cũng căn cứ vào dương lịch khi làm việc, ký kết văn bản hợp đồng
Âm lịch được xác lập theo chu kỳ di chuyễn đều đặn của mặt trăng trên quỷ đạo quanh trái đất. Từng năm và mỗi tháng trong năm, từng ngày trong tháng và cứ hai giờ trong ngày thì lần lượt ứng với một trong 12 con giáp [hay 12 địa chi] khác nhau:Tý, Sửu,, Dần, Mẹo, Thìn, Tỵ, Ngọ, Mùi, Thân, Dậu, Tuất, Hợi; còn có kèm theo một trong mười thiên can: Giáp-Ất-Bính-Đinh-Mậu-Kỷ- Canh-Tân-Nhâm-Quý. Ngày 3/2/20010 là ngày mồng một tháng giêng, năm âm lịch Tân Mão, tháng Canh Dần, ngày Kỷ Sửu. Người sinh vào năm con giáp nào thì cầm tinh con vật đó. Đây chính là nền tảng để đóan số mạng theo cung Hòang Đạo.Con mèo [Mão] đứng hàng thứ tư trong 12 con giáp của lịch VN, còn người Hoa không dùng con giáp Mèo mà thế vào đó là con Thỏ [ một con vật may mắn…theo quan niệm của họ]. Một số nhà nghiên cứu nổi tiếng phát hiện Việt Nam cổ có một nền văn minh, văn hóa lâu đời, riêng nhà nghiên cứu về ngôn ngữ học GS Nguyễn Cung Thông tại Úc, vào đầu thập niên 1970, đưa ra những phân tích về ngữ âm và ngữ nghĩa để củng cố luận điểm: âm lịch do người Việt cổ đặt ra đầu tiên, chứ không phải do người Hán làm ra
Nhân năm mới Tân Mão 2011 chúng ta phiếm luận đôi điều về Mèo.
Theo Wikipedia thì Mèo hay đúng hơn là “Mèo nhà” là con vật sống chung đụng, gần gủi với loài người. Với tài bắt chuột, làm xiếc; với bộ dạng nhanh nhẹn, yễu điệu, gương mặt đáng yêu; nhờ tiếng kêu nhỏ nhẹ, nũng nịu “meo, meo” [hay miao-miao…] nên mèo nhà được con người cưng chìu. Con mèo tùy theo cách phát âm gọi tên của từng địa phương mà mèo còn có tên: Mão, Mẹo, Miu…Dù tên gọi thế nào chăng nữa khi đọc lên ai cũng biết đó là con Mèo, đứng hàng thứ 4 trong 12 con giáp, một con vật có vú thuộc họ Mèo [Felidae], danh pháp khoa học làFelis silvestris [nếu là mèo rừng] hay Felis caltus [nếu là mèo nhà thuần hóa] thuộc bộ ăn thịt [carnivores]. Các nghiên cứu di tích hóa thạch tạm thời xác định loài mèo xuất hiện cách đây trên 70 triệu năm.sau đó được thuần hóa. Nội dung tản mạn trong bài này chủ yếu nói về “Mèo nhà” Felis caltus, hậu duệ của Mèo rừng Châu Phi [ Felidae silvestis lybica] đã được thuần hóa. Bằng chứng thuần hóa của loài mèo là sự phát hiện xác chết của một con mèo con chôn chung trong mộ với chủ cách đây hơn 9000 năm tại đảo Crete-nước Hy lạp
II/. Những điểm đặc biệt của Mèo:
Mèo là lọai động vật có vú, biết ăn thịt, sống từ 14 đến 20 năm tùy theo sức khỏe và sự chăm sóc tốt của con người, có lọai không đuôi và có đuôi; bộ lông một màu [nếu đen thì còn gọi là mèo mun] hay nhiều màu; nếu có ba màu thì gọi là mèo tam thể. ..Mèo cũng “sáng dạ” nhờ con người luyện tập mà mèo có thể làm các động tác làm xiếc đơn giản và giật nước nhà vệ sinh, mở tay nắm cửa…Trước đây mèo từng được C.I.A cấy chip thu âm vào đuôi nhưng lại không hòan thành nhiệm vụ của một “điệp viên nghe trộm” trong thời gian chiến tranh lạnh giữa Mỹ và Liên Xô.
Bộ xương sống của mèo có hơn 44 đốt xương nhỏ nên mèo có thể cuộn tròn khi nằm. Dáng đi của Mèo cũng khá đặc biệt, nhờ xương nhỏ mãnh mai nên dáng đi uyển chuyển, nhẹ nhàng trên các đệm thịt của các ngón chân; cũng như có được “phản xạ tự thăng bằng” giảm sốc khi rơi từ độ cao xuống đất. Mèo nhấc chân khỏi mặt đất và đặt bàn chân sau đúng ngay vị trí của vết chân trước nên dáng đi duỗi dài theo chiều dài cơ thể, với hai xương mông “sàng qua sàng lại”. Bắt chước dáng đi của mèo, trên sàn biểu diễn thời trang, các người mẫu cũng nhún nhẩy thân mình, thanh thoát hai chân mà người ta gọi là “cat walk”. Các móng chân vuốt cong, rất bén nhọn được dấu trong các đệm thịt của ngón, trong lúc đi và ngồi im lặng rình mồi. Vừa thấy chuột thì mèo nhảy đến, các móng vuốt chân trước giương ra tóm vào gáy đối thủ, rồi dùng miệng cắn vào đầu con vật đến chết mới chịu nhả ra, sauđó mèo thu móng vuốt lại. Mèo thuộc loại “ăn vụng nhất hạng”, rất thích ăn cá , thịt mỡ, khiến các bà nội trợ phải kiêng dè. Người Việt mình thường nuôi mèo ăn cơm với cá. Tuy mang danh là tiểu hổ, nhưng mèo trông nhu mì, tiếng kêu nho nhỏ“meo,meo”hay “miao, miao”,trừ khi nổi giận gầm gừ và rít lên. Riêng trong thời gian động dục tiếng kêu của mèo nghe rất thảm thiết.
Mắt mèo có thêm mi mắt thứ ba là một loại màng mõng xuất hiện khi nào mèo mở mắt. Tầm nhìn của mèo rất rõ và đồng tử sáng về ban đêm nhờ mèo có màng trạch nên phản chiếu lại ánh sáng Nhờ màng trạch này. ánh sáng tương tác trong mắt phản chiếu đến võng mạc khiến mắt có nhiều màu và long lanh. Trong bệnh học Cường giáp Basedow người ta miêu tả mắt người bệnh sáng, to và long lanh như mắt mèo. Khác với mắt người có con ngươi tròn, con ngươi của mắt mèo có một dãi thị giác.
Tai mèo rất đặc biệt, dựng thẳng nhờ lớp lá sụn mỏng và vận động bởi 32 bó sợi cơ nhỏ, nên khi nghe tiếng động của con mồi, mèo có thể vểnh tai, mỗi vành tai vểnh theo hướng khác nhau trong khi đầu và mắt mèo nhìn về hướng khác. Thính giác mèo nghe được những âm thanh mức thấp, nhưng có thể nghe những âm độ cao hơn
Khứu giác của mèo cũng gấp 14 lần khứu giác của người , số lượng tế bào khứu giác ở mũi cũng gấp đôi nên mèo ngửi được những mùi mà người không cảm nhận được. Mèo còn có một cơ quan đánh hơi ở vòm miệng gọi là Vomero nasal Jacobson. Vị giác của mèo tuy nhạy bén nhưng giống như thỏ, mèo không cảm nhận được vị ngọt
Mèo ngủ cả ngày có trên 18 giờ /ngày nên người ta hay ví những người làm biếng, ngủ ngày là “làm biếng, uể oải như mèo”. Thật ra mèo rất năng động, bắt đầu chiều tối là thời gian săn mồi của mèo.Tuy không mặn mà với việc tắm, nhưng mèo lúc nào cũng giữ sạch sẻ, dùng lưỡi liếm nước bọt vào bàn chân và quẹt [bôi] lên mặt. Khi ăn xong thì liếm môi, chùi mép cho sạch. Khi mèo cái nặng từ 2 kg đến 3,2 kg hay tuổi trên 4…5 tháng thì mèo bắt đầu động dục và trong thời gian này mèo có bộ lông bóng mướt, có mùi phát dục hấp dẫn mèo đực. Mèo lúc đó bứt rứt, bồn chồn hơn mọi ngày, mèo cái bắt đầu “đi bụi” ra khỏi nhà để tìm đực với tiếng kêu rất là “thảm thiết” như tiếng trẻ con khóc. Trong đêm thanh vắng nghe tiếng mèo cái kêu gọi đực mà rợn người. Truyện xưa nhắc lại tích Nữ hoàng Võ Tắc Thiên rất sợ tiếng mèo kêu ban đêm, đến nỗi các nhà luận sử đời sau cho là bà bị ám ảnh tội giết con ?! Mèo đực cũng động dục và bỏ nhà lần theo tiếng kêu của mèo cái. Khi gặp nhau, hai con vật “quần nhau” dữ dội, có lúc lăn té từ trên mái nhà xuống đất nhưng chẳng thấy hề hấn gì. Nhà tôi trước ở trong xóm đông dân, có nuôi một chú mèo đực, đến mùa động dục nghe tiếng kêu của mấy cô mèo cái, chú ta bỏ đi hoang hơn hai ngày sau mới về, thân thể bệ rạc và ốm trông thấy. Thời gian động dục của mèo cái kéo dài khoảng một tuần. Thai kỳ của mèo kéo dài từ 50 đến 70 ngày, một lứa thường trên ba con và một năm mèo đẻ khoảng 4, 5 lứa. Đẻ xong, mèo tự cắn rốn cho mèo con và liếm con sạch sẻ. Mèo chăm sóc con kỷ lưỡng: cho bú, tự làm vệ sinh cho con; bảo vệ con . Khi phát hiện có người dòm ngó hay đụng chạm vào mèo con, thì mèo mẹ thường tha con đi chỗ khác. Một số mèo mẹ có phản ứng bảo vệ con quá mạnh bạo, sai lầm là ăn thịt luôn mèo con. Theo một số các bác sĩ thú y thì hành động ăn thịt con là biểu hiện của rối loạn thần kinh tâm lý và khuyên người nuôi mèo trong những lứa sau, cần đưa mèo đi khám thú y để nhỏ thuốc an thần vào lỗ tai mèo trước ngày sinh.
Động tác uống nước của mèo thí nghiệm tên Cutta Cutta cũng được giáo sư Roman Stocker [viện công nghệ Massachusetts] nghiên cứu, thấy mèo không sử dụng lưỡi để tát nước vào miệng như chó, mà mèo dùng đầu lưỡi kéo nước trở lên và đóng hàm lại trước khi khối nước rơi xuống. Theo ông dường như mèo biết chính xác liếm với tốc độ bao nhiêu trong một thời gian, tận dụng tối đa sự cân bằng giữa quán tính và trọng lực. Mỗi lần mèo liếm nước,lấy được 0,1 ml với tốc độ 4 lần/giây.
ST
Comment