• Nếu đây là lần đầu tiên bạn ghé thăm Trang nhà Chút lưu lại, xin bạn vui lòng hãy xem mục Những câu hỏi thường gặp - FAQ để tự tìm hiểu thêm. Nếu bạn muốn tham gia gởi bài viết cho Trang nhà, xin vui lòng Ghi danh làm Thành viên (miễn phí). Trong trường hợp nếu bạn đã là Thành viên và quên mật khẩu, hãy nhấn vào phía trên lấy mật khẩu để thiết lập lại. Để bắt đầu xem, chọn diễn đàn mà bạn muốn ghé thăm ở bên dưới.

Thông báo Quan trọng

Collapse
No announcement yet.

Thơ Sưu Tầm

Collapse
X
 
  • Filter
  • Time
  • Show
Clear All
new posts

  • Thơ Sưu Tầm

    Bóc Lịch
    Tác giả Bế Kiến Quốc

    Em cầm tờ lịch cũ
    Ngày hôm qua đâu rồi
    Ra ngoài sân hỏi bố
    Xoa đầu em bố cười

    Ngày hôm qua ở lại
    Trong hạt lúa mẹ trồng
    Cánh đồng chờ gặt hái
    Chín vàng màu ước mong

    Ngày hôm qua ở lại
    Trên cành hoa trong vườn
    Nụ hồng lớn thêm mãi
    Đợi đến ngày tỏa hương

    Ngày hôm qua ở lại
    Trong vở hồng của con
    Con học hành chăm chỉ
    Là ngày qua vẫn còn
    Đã chỉnh sửa bởi vertumnus; 20-06-2017, 09:36 PM.
    Hãy hướng về phía mặt trời mọc bóng tối sẽ khuất sau lưng anh.
    Similar Threads

  • Đây là bài thơ được viết trên giấy màu da của Michael Jackson sau khi làm thẩm mỹ trắng da nhiều đợt. Mình dành cuốn tập đẹp nhất thời đó để chép những bài thơ yêu thích. Con gái mà!
    Bài thơ này của Đỗ Trung Quân, hơi dài, 3 trang giấy, nói về nỗi khổ của người thầy sau giờ đi dạy. Từ đó mình rất sợ đi vào nghề giáo....







    Comment




    • TÍM

      Thôi thế là em cách biệt rồi.
      Đường lên mỗi bước mỗi xa xôi.
      Tim tím hoa sim, tim tím núi.
      Trời em tim tím, tím đôi nơi.

      Gặp gỡ họa còn xanh nếp giấy.
      Súng bom em nhỉ, đến bao giờ.
      Đời hai mươi tuổi, thương tràn ngập.
      Tim tím ban chiều, tim tím mai.

      Ban chiều tim tím nhớ mong nhau.
      Đêm tím kìa em, tím rất nhiều.
      Anh cúi đầu hôn màu giấy tím.
      Thư về em tím nét thân yêu.

      Mai tím rồi đây lầm cát bụi.
      Anh lại đường xa trải kiếp người.
      Tim tím khung cầu, tim tím suối.
      Đời sau nhiều tím đấy em ơi.

      YÊN THAO.
      Đã chỉnh sửa bởi M Mít Đặc; 26-10-2010, 09:42 AM.
      Tôi khám phá ra bí mật của đại dương khi suy niệm về một giọt sương mai.

      Comment


      • ..::~Trích dẫn nguyên văn bởi M Mít Đặc View Post


        TÍM

        Thôi thế là em cách biệt rồi.
        Đường lên mỗi bước mỗi xa xôi.
        Tim tím hoa sim, tim tím núi.
        Trời em tim tím, tím đôi nơi.

        Gặp gỡ họa còn xanh nếp giấy.
        Súng bom em nhỉ, đến bao giờ.
        Đời hai mươi tuổi, thương tràn ngập.
        Tim tím ban chiều, tim tím mai.

        Ban chiều tim tím nhớ mong nhau.
        Đêm tím kìa em, tím rất nhiều.
        Anh cúi đầu hôn màu giấy tím.
        Thư về em tím nét thân yêu.

        Mai tím rồi đây lầm cát bụi.
        Anh lại đường xa trải kiếp người.
        Tim tím khung cầu, tim tím suối.
        Đời sau nhiều tím đấy em ơi.

        YÊN THAO.


        Màu tím trong thơ

        Thông thường mỗi màu có một vài ý nghĩa của nó, về một vài phương diện nào đó. Màu tím là mầu buồn, ấy là nói theo cách thông thường, nhưng chỉ riêng ở xứ ta, người ta phân biệt màu tím ở hai nơi: Chốn vương triều và nơi dân dã.

        Trong triều phục của các vua chúa Âu tây, thường có màu tím. Nhưng ở Trung Hoa và nước ta, ngày xưa, màu của vua là mầu vàng. Áo vua màu vàng nên gọi là hoàng bào, có khi vẽ rồng nên gọi là long bào. Theo quan niệm xưa, màu vàng thuộc vua, hoàng gia. Tuy nhiên, có cái lạ, tại sao nơi vua ở thì gọi là “Tử Cấm Thành.”

        Huế có 3 vòng thành: Vòng ngoài cùng thì gọi là thành Huế. Phía trong thành Huế thì gọi là Nội thành hay Thành nội Huế, có 9 cửa. Thành nhỏ phía trong, là chỗ sinh hoạt của hoàng gia, là các điện nơi triều thiết thì gọi là Đại Nội, có 4 cửa: Cửa chính gọi là Ngọ Môn (ngó ra hướng Nam). đối diện với Ngọ Môn là cửa Hòa Bình. Bên phải là cửa Hiển Nhơn, bên trái là cửa Chương Đức. Các cửa nầy khi mở có lính khố vàng (lính của vua) canh gác.

        Trong đại nội, còn có một thành nhỏ nữa, nơi dành riêng cho vua ở, canh gác rất nghiêm nhặt gọi là “Tử Cấm Thành”.

        Tử Cấm Thành có ý nghĩa như thế nào? Chữ tử nầy có hai nghĩa có thể giải thích ở đây: Tử như tử tế là tinh mật, kỹ càng và hai là sắc tím, sắc tía (Theo Hán Việt Từ Điển của Đào Duy Anh). Tuy nhiên, có lần tôi hỏi ông chú họ của tôi là người rành chữ Nho, thì ông giải thích tử có nghĩa là tím, thuộc về nhà vua. Trong quang học, “tia tử ngoại” là tia sáng có mầu tím.

        Dù có theo nghĩa Tử Cấm Thành hay không, Huế, nơi vua quan thì nó rất gần với màu tím. Màu tím đó được gọi là “Tím Huế”, như bài thơ sau đây của Nguyễn Bính:


        Màu tím Huế

        Thôi thế là em cách biệt rồi!
        Đường đi mỗi bước lại xa xôi
        Tim tím rừng chiều, tim tím núi
        Tim tím chiều hôm, tim tím mai

        Ban chiều tim tím nhớ mong nhau
        Đêm tối kìa em tím rất nhiều
        Anh cúi xuống hôn màu tím giấy
        Thư về em, tím nét thương đau

        Mai mốt rồi đây lầm cát bụi
        Anh lại đường xa trải kiếp người
        Tim tím rừng chiều, tim tím núi
        Chiều hôm nhiều tím thế em ơi!


        Màu tím ở đây không hẵn là do Nguyễn Bính tưởng tượng ra đâu! Huế nằm bên cạnh dãy Trướng Sơn. Những buổi chiều hè, ngồi bên bờ sông Hương, nhìn mặt trời lặn sau những ngọn núi chập chùng, người ta sẽ thấy mặt trời to, đỏ như một khối lửa trong lò thợ rèn, từ từ hạ xuống, chạm vào đỉnh núi rồi tóe ra muôn ngàn tia sáng đỏ rực, tưởng như sự va chạm vào núi làm cho mặt trời vỡ ra. Ánh sáng màu đỏ của mặt trời chiếu vào mây, làm cho mây cũng đỏ rực lên một màu lửa như thế. Thế rồi, màu đỏ mất dần, chuyển sang màu tím nhạt, đậm dần lên cho đến khi mặt trời khuất sau dãy Trường Sơn. Màu đen dâng lên chìm ngập cả khung cảnh núi rừng thôn xóm phía tây thành Huế.

        Có lần tôi nói với học trò của tôi rằng không thể có sáng tím mà chỉ có chiều tím. Tại sao? Màu tím là màu pha giữa màu đỏ và màu đen. Màu đỏ là màu của mặt trời. Khi mặt trời sắp lặn thì mầu đen dâng lên, như Xuân Diệu từng nói vậy: “Chiều lên dần dần, chiều không xuống.” “Chiều lên dần dần” có nghĩa là màu đen lên dần dần. Khi màu đen dâng lên, hòa với màu đỏ của trời chiều tạo thành màu tím. Buổi sáng, màu đen không lên dần dần mà chỉ có thể mất đi dần dần nên nó không hòa với màu đỏ để tạo ra mầu tím được. Giải thích như thế, không biết có bị các họa sĩ chê là múa rìu qua mắt thợ không?

        Tuy vậy, cũng có lần Xuân Diệu không nói là “Chiều lên”. Ông nói ngược lại: “Chiều xuống.”

        Chiều ơi hãy xuống thăm ta với!
        Thiên hạ lìa xa đời trống không!”

        Chiều xuống là cách nói thông thường của mọi người.

        Trong bài thơ trên, Nguyễn Bính nhìn màu tím qua cảnh thực: Rừng, núi, chiều hôm, sớm mai đều tím. Tím không đậm mà “tim tím”, có nghĩa là hơi tím. Núi, chiều và cả giấy hơi tím một chút. Và tím cũng là nỗi nhớ, nỗi thương đau nên nó từ hơi tím chuyển qua tím hẵn, tím đậm hay còn gọi là tím than.

        Trong một bài thơ khác, Nguyễn Bính chỉ vẽ ra vài nét về Huế, chỉ vài nét mà ông cũng không thể không nhắc tới màu tím:


        Vài Nét Huế

        1.
        Cầu cong như chiếc lược ngà,
        Sông dài, mái tóc cung nga buông hờ.
        Đôi bờ, đôi cánh tay vua
        Cung nga úp mặt làm thơ thất tình.

        2.
        Ở đây áo tím riêng màu
        Bài thơ nón mỏng che đầu mỹ nhân.
        Loanh quanh xóm vắng, đường gần
        Ấy ai làm dáng phi tần với ai!
        Con sông không rộng mà dài
        Con đò không chở những người chính chuyên.

        3.
        Ở đây có nước sông Hương
        Có cây núi Ngự, có đường Nam Giao
        Bồng bồng sáu nhịp cầu cao
        Thờ ơ bóng mát nơi nào cũng xanh
        Thâm u một dãi hoàng thành
        Đình suông con én không đành bay đi.

        Vài nét ở trong bài thơ trên lại nói nhiều về cung phi, cung Tần và vua. Cầu Trường Tiền cong như cái lược ngà, nằm vắt lên hai bờ sông như hai cánh tay của vua. Điều ấy không quan trọng bằng có một cung nga đang làm “thơ thất tình”. Có cung nga đang làm dáng với ai, và hoàng thành thâm u một dãy thành dài.

        Bài thơ thất tình của cung nga, chính là bài thơ trong “Tần Cung Nữ Oán”:

        Cặp mày xanh chiếc lá cũng ghen,
        Câu khiển hứng đánh chìm dòng nước chảy.

        Có một cung phi đời Tần, ngồi bên dòng suối trong cung điện, nhặt một chiếc lá viết lên đó vài câu thơ cho người tình cũ, mong rằng chiếc lá sẽ trôi xa, ra tới ngoài kia, ngoài hoàng thành để mong sao người yêu cũ của cung nga nhận được, biết tới tấm lòng của nàng không quên người tình cũ. Vậy mà chiếc lá ghen với sắc đẹp của nàng, đã không trôi đi mà chìm xuống đáy nước.

        Thử hỏi, trong hoàng thành Huế kia, có bao nhiêu cung phi làm thơ thất tình như vậy?

        Cái “áo tím riêng mầu” đây là cái áo của cung phi. Và khi xa xôi cách trở như thế, kẻ trong nội (đại nội), kẻ ngoài nội ai còn làm dáng với ai nữa?!

        Đọc bài thơ nầy, người ta có thể liên tưởng đến bài “Màu Thời Gian” của Đoàn Phú Tứ. Bài thơ tả tâm trạng của một cung nữ, khi sắp lìa đời, không còn muốn gặp vua nữa, không muốn để cho nhà vua thấy dung nhan tàn tạ của mình, để cho nhà vua cứ giữ trong trí nghĩ của ông về một giai nhân sắc nước hương trời như khi mới được tuyển vào cung:



        Màu Thời Gian

        Sớm nay tiếng chim thanh
        Trong gió xanh
        Dìu vương hương ấm thoảng xuân tình


        Ngàn xưa không lạnh nữa, Tần phi
        Ta lặng dâng nàng
        Trời mây phảng phất nhuốm thời gian

        Màu thời gian không xanh
        Màu thời gian tím ngát
        Hương thời gian không nồng
        Hương thời gian thanh thanh

        Tóc mây một món chiếc dao vàng
        Nghìn trùng e lệ phụng quân vương
        Trăm năm tình cũ lìa không hận
        Thà nép mày hoa thiếp phụ chàng

        Duyên trăm năm đứt đoạn
        Tình muôn thuở còn hương
        Hương thời gian thanh thanh
        Màu thời gian tím ngát.

        (Đoàn Phú Tứ)


        Về hình thức, bài thơ nầy không có gì lạ như nhiều nhà phê bình tán dóc. Những câu thơ dài ngắn không thường, có khi chen vào mấy câu thể ngũ ngôn, thất ngôn, xem lại thì nó cũng giống như thể thơ cũ, gọi là “Trường đoản cú” (câu dài, ngắn) trong nguyên bản “Chinh Phụ Ngâm” của Đặng Trần Côn vậy. Ví dụ các câu mở đầu trong “Chinh Phụ Ngâm” của Đặng Trần Côn viết như sau:

        Thiên địa phong trần.
        Hồng nhan đa truân
        Du du bỉ thương hề, thùy tạo nhân
        Cổ bề thanh động Tràng An nguyệt
        Phong hỏa ảnh chiếu Cam Tuyền vân
        Cửu trùng án kiếm khởi đương tịch
        Bán dạ phi hịch truyền tướng quân
        Thanh b́ình tam bách niên thiên hạ
        Tùng thử nhung y thuộc vũ thần
        Sứ tinh thiên môn thôi hiểu phát
        Hành nhân trọng pháp khinh ly biệt
        Cung tiễn hề, tại yêu
        Thê noa hề, biệt khuyết
        Lạp lạp tinh kỳ xuất tái sầu
        Huyên huyên tiểu cổ từ gia oán
        Hữu oán hề, phân huề
        Hữu sầu hề, khế khoát

        ……..

        Nếu đem thể “truờng đoản cú” nói trên mà so với bài “Màu Thời Gian” của Đoàn Phú Tứ thì có khác gì nhau bao nhiêu. “Màu Thời gian” cũng pha lẫn giữa ngũ ngôn, thất ngôn, thơ mới, v.v…

        Tại sao Đoàn Phú Tứ không dùng những thể thơ cũ, như ngũ ngôn, tứ tuyệt, thất ngôn hay thể thơ mới như Xuân Diệu, Huy Cận, Thế Lữ thường làm…

        Có gì đâu! Tại vì ông ta là một nhà viết kịch thơ. Trong kịch thơ, thường các câu nói của nhân vật phải viết bằng thơ. Những lời nói như vậy, không thể cứ phải giữ một thể thơ mà thôi được. Bên Tây phương cũng vậy. Nếu độc giả có đọc những vở kịch của Shakespeare, thiên tài kịch nghệ của Anh, độc giả sẽ thấy trong lời thơ của các nhân vật, cũng viết theo thể đại khái như “trường đoản cú” của ta vậy. Ông Đoàn Phú Tứ quen dùng thể “trường đoản cú” để viết kịch, thì nay ông dùng nó thể viết bài thơ “Màu Thời Gian” cũng không có gì là lạ để tán hươu tán vượn.

        Điều rắc rối là bài thơ nầy khó hiểu. Khi thì ông nói tới hiện tại như “Sớm nay…”, khi thì ông nói tới quá khứ như: “Ngàn xưa, không lạnh nữa Tần phi” (tức cung phi đời nhà Tần (có thể là Tần Thủy Hoàng, ông có tới ba ngàn cung phi), bên Tầu; khi thì nói không gian: “Trời mây phảng phất”, khi thì nói thời gian: “Màu thời gian không xanh.”, khi thì nói “tình duyên trăm năm”, khi thì nói tình duyên ngắn ngủi, tới thề nguyền: “Tóc mây một món chiếc dao vàng.”

        Đọc lên thì thấy hay, mà hiểu cho hết thì khó hiểu.

        Thật ra, bài thơ có nguyên ủy của nó, một động lực kín đáo khiến Đoàn Phú Tứ viết nên bài thơ nầy.

        Đoàn Phú Tứ giải bày rằng là có một giai nhân bên Hồ Tây từng học nhạc ở Hà Nội, từng quyến rũ Đoàn Phú Tứ bằng tiếng dương cầm rất hay, nhưng khi ốm nặng, cô gái ấy đã khước từ, dấu mặt, không cho ông vào thăm (như Tần phi “Thà nép mày hoa, thiếp phụ chàng)

        Thiên tài của nhà thơ là đem câu chuyện tình của người ông yêu ngày nay để ví với câu chuyện một cung Tần như đã nói ở trên. Người cung phi trong câu chuyện và cá tính của người yêu ông có những nét giống nhau, không chịu để người mình yêu thấy cái nhan sắc tàn tạ của mình, muốn để lại trong lòng người yêu những ấn tượng về vẽ đẹp, về tình yêu, về nhớ nhung. Làm sao nó giữ được nguyên vẹn như thuở ban đầu. Trong viễn tượng đó, nhà thơ còn bày tỏ được sự kín đáo, e lệ, và dịu dàng của giai nhân, bằng những hình ảnh, âm thanh, màu sắc, xưa nay, cũ mới, không gian, thời gian, yêu đương, nhớ nhung và tuyệt vọng trong một tình tự đặc biệt, qua những hình ảnh của cung nhân đẹp đẽ, trong cái lạnh lẽo của cung phòng, v.v… với những danh từ xưa nay lẫn lộn.

        Ví dụ “phụng quân vương” là tiếng cổ, ngày nay nếu chúng ta có nghe tới thì cũng chỉ thấy trong những tuồng cổ (hát bội hay cải lương). Bên cạnh đó “thiếp phụ chàng” là những tiếng của thời đại ông. Tản Đà viết: “Vàng bay mấy lá năm hồ hết, Hờ hững ai xui thiếp phụ chàng.” Lại cũng qua đó, ta thấy hình ảnh cô Kiều cắt tóc thề bồi cùng Kim Trọng: “Tóc mây một món chiếc dao vàng.”

        Một điều khác, rất đặc sắc và mới lạ của bài thơ của ông là màu sắc. Khi nói tới màu sắc, thường người ta nói tới không gian: Màu trời, màu chiều, màu núi sông, thành quách. Đoàn Phú Tứ có cái nhìn đặc biệt: Ông thấy màu sắc trong thời gian. Đó là màu tím, màu buồn; mà lại tím ngắt, là tím Huế, tím của thành quách cung đền miếu mạo, cũng có thể là màu của cung A Phòng nữa chăng, nên nó lại càng buồn hơn.

        Đọc bài thơ nầy của ông, người đọc cảm thấy buồn, nhưng cái cảm nhận ấy, không phải ở món tóc cắt thề nguyền, không phải vì “cung lạnh”, không phải “tình trăm năm không vẹn”, mà chính ở màu thời gian buồn bã do ông vẽ ra trước mắt người đọc, trong trí tưởng của người đọc. Màu thời gian đó, cộng hưởng với hương thời gian, hai thứ quyện lẫn vào nhau, đan chéo vào nhau và đem lại cho người đọc một nỗi buồn nhẹ nhàng mà sâu lắng vô cùng.

        ..........................................

        .........................................

        .........................................


        Màu tím trong thơ - Chút lưu lại

        Đã chỉnh sửa bởi CONHAKO; 26-10-2010, 10:01 AM.
        ----------------------------

        Cái đẹp của sa mạc là một cái giếng nó ẩn dấu nơi đó.

        Comment


        • Đọc lại những bài thơ sưu tầm thuở xưa cũng có nhiều bài hay như "Tháng Sáu Trời Mưa" của Nguyên Sa. Cái thuở học trò, đứa nào không biết bài này là...ngỗng đực.

          Comment


          • CO ơi em cũng có bài "Qua mấy ngõ hoa" nữa nè. Cũng biết mơ mộng một thời chứ không có khúc gỗ như bi giờ. Hihihi...



            Comment


            • Có một người bạn giỏi tài tưởng tượng, làm thơ hay lắm! Người ấy vượt biên đi xa, không biết có chép lại hay còn nhớ những gì mình đã làm không nữa....Để lên đây, hy vọng ngày nào đó bạn ấy đọc được và nhớ lại rằng...

              Hồi đó ngu chết đi được í chứ. Không biết làm thơ nên ai làm bài nào cũng ráng học thuộc lòng vì cảm thấy hay quá mờ. Bi giờ biết làm rồi thì bài nào cũng như bài nấy hết! Chung một khuôn!






              Đã chỉnh sửa bởi Uất Kim Hương; 28-10-2010, 10:21 AM.

              Comment


              • Đây là một trong hàng trăm bài thơ chép tay là lạ...




                Comment


                • EM VÔ TƯ…
                  Nguyễn Thanh Phong

                  Em vô tư đến làm tôi sốt ruột
                  nắng cứ rơi vàng ngõ phố nhà em
                  cây bàng xanh tơ non em đứng tựa chiều êm
                  em ngây thơ đến làm tôi nghi ngại.

                  Chiều buông xuống em đứng ngắm trời mê mải
                  em quen gửi ánh mắt mình tới những ngôi sao cao biếc
                  tôi thì như một giọt mực tím
                  muốn giây vào trang giấy trắng là em.

                  Giữa mùa đông em ấm mặt trời riêng
                  tôi như người đứng giữa ngã ba tồng tuềnh gió lạnh
                  tôi tìm đến em khao khát làm hành trang
                  đường dẫu gập ghềnh xa khao khát chẳng lấm chút bụi nào.

                  Chiếc hộp thư con treo trước cửa nhà em
                  có nhiều lá thư rồi
                  các chàng trai nói lời yêu nồng nhiệt
                  tôi thả vào đây một khoảng giấy nhỏ xinh
                  bên bao nhiêu bức thư mà em chưa hề đọc
                  lời thầm thì vọng lại nơi tôi:

                  - Xin đừng thôi vô tư
                  dẫu vô tư có phút làm sốt ruột
                  xin đừng thôi ngây thơ
                  dẫu ngây thơ có phút làm nghi ngại!

                  Trong tình yêu không thể làm người từng trải
                  để tôi còn tìm đến em!
                  1981

                  Comment




                  • “Nếu" – được dịch ra rất nhiều thứ tiếng trên thế giới. Bài thơ này được Aung San Suu Kyi dịch ra tiếng Myanma, đất nước có thành phố Mandalay – cũng là một kiệt tác của Kipling. Aung San Suu Kyi là lãnh tụ phe đối lập ở Myanmar, người được trao giải Nobel hòa bình năm 1991. Nhà văn Nam Tư Ivo Andrić, người được giải Nobel Văn học năm 1961 đã dịch bài thơ này ra tiếng Croatia.

                    ENGLISH:

                    If-

                    If you can keep your head when all about you
                    Are losing theirs and blaming it on you,
                    If you can trust yourself when all men doubt you,
                    But make allowance for their doubting too;
                    If you can wait and not be tired by waiting,
                    Or being lied about, don't deal in lies,
                    Or being hated don't give way to hating,
                    And yet don't look too good, nor talk too wise:

                    If you can dream--and not make dreams your master;
                    If you can think--and not make thoughts your aim,
                    If you can meet with Triumph and Disaster
                    And treat those two impostors just the same;
                    If you can bear to hear the truth you've spoken
                    Twisted by knaves to make a trap for fools,
                    Or watch the things you gave your life to, broken,
                    And stoop and build 'em up with worn-out tools:

                    If you can make one heap of all your winnings
                    And risk it on one turn of pitch-and-toss,
                    And lose, and start again at your beginnings
                    And never breathe a word about your loss;
                    If you can force your heart and nerve and sinew
                    To serve your turn long after they are gone,
                    And so hold on when there is nothing in you
                    Except the Will which says to them: 'Hold on!'

                    If you can talk with crowds and keep your virtue,
                    Or walk with Kings--nor lose the common touch,
                    If neither foes nor loving friends can hurt you,
                    If all men count with you, but none too much;
                    If you can fill the unforgiving minute
                    With sixty seconds' worth of distance run,
                    Yours is the Earth and everything that's in it,
                    And--which is more--you'll be a Man, my son!

                    Nếu

                    Nếu con có thể bình tâm khi mà tất cả
                    Hết thảy kinh hoàng và đổ lỗi cho con
                    Nếu con vẫn vững tin khi mọi người nghi kỵ
                    Mặc ai đó không tin nhưng con vẫn vững lòng
                    Nếu con biết đợi chờ và kiên nhẫn chờ trông
                    Không lấy điều dối gian đáp lại điều gian dối
                    Hoặc bị căm ghét mà không căm ghét lại
                    Không nói những lời khôn, không ra vẻ thánh thần.

                    Nếu con mơ ước mà không để ước mơ làm chủ đời con
                    Nếu con có thể suy tư mà không lấy nó làm mục đích
                    Nếu cả Thành công, Thất bại trên đường đời con gặp
                    Mà vẫn như nhau - đối xử một tấm lòng
                    Nếu con biết nghe sự thật những lời của con
                    Bị kẻ bất lương làm bẫy lừa kẻ dại
                    Hoặc nhìn đời con đổ vỡ, đành làm lại
                    Và con cúi xuống dựng nên với công cụ đã mòn.

                    Nếu con dám đem những đồng vốn của mình
                    Đổ hết vào một trận ăn thua úp ngửa
                    Đành làm lại từ đầu vì đã mất tất cả
                    Mất mát của mình không một chút thở than
                    Nếu con ép được con tim, thớ thịt đường gân
                    Phục vụ cho mình để giành mục đích
                    Và cố níu giữ, dù chẳng còn sức lực
                    Nhưng ý chí vẫn đòi: “Hãy giữ vững lòng tin!”.

                    Nếu con giữ tư cách khi nói chuyện với mọi người
                    Hay khi ngồi với Vua – thường dân không gián đoạn
                    Nếu không để thiệt cho mình – dù với thù hay bạn
                    Không còn để ai nợ nần hay còn nợ gì ai
                    Nếu mỗi phút giây con có được trong đời
                    Không để phí hoài mà luôn luôn đặt trên đường chạy
                    Thì thế giới này sẽ là của con, cùng tất cả những gì trong đấy
                    Và – quan trọng hơn – con trai, con là một Con Người!

                    Bản dịch của Nguyễn Viết Thắng
                    Tôi khám phá ra bí mật của đại dương khi suy niệm về một giọt sương mai.

                    Comment


                    • Ô Cửa - Trần Hoài Thư



                      Ô Cửa

                      Ngôi trường cũ có bao nhiêu ô cửa
                      Để tôi về đếm những đám mây
                      Tôi sẽ gọi một bầy chim sẻ nhỏ
                      Những con chim từ xa vắng lạc bầy

                      Tôi sẽ đứng như một người thiên cổ
                      Lớp học buồn, như từ cõi cô đơn
                      Thầy ngồi đó, đôi vai gầy tóc bạc
                      Chút ngậm ngùi, cơn nắng đọng hòang hôn

                      Tôi sẽ về để biết mình bé dại
                      Hôm nào đây, chạy đuổi cuộc hành trình
                      Sông núi ấy, hai bên bờ cách trở
                      Đứa nào còn, nào mất giữa đao binh

                      Tôi sẽ nhớ một người tôi yêu dấu
                      Người nào đâu, về lại buổi hôm qua
                      Dấu chân nhỏ như vết hài vạn cổ
                      Đôi mắt nào theo dõi cuộc đời ta

                      Tôi sẽ nghe những hồi chuông lễ sớm
                      Đứng bên cầu tôi sẽ đợi chờ ai
                      Trong sương muối, người còn mang áo trắng
                      Trắng cả vùng trời, trắng cả đời trai

                      Tôi cũng hiểu rồi cuối cùng thua lỗ
                      Khi bỏ trường tôi ra đứng bờ sông
                      Người bên ấy đang đợi thuyền ghé bến
                      Tôi bên này, mưa bấc lạnh căm căm

                      Dù dối lòng như cuộc đời chàng Dũng
                      Vì đám mây bên ô cửa gọi mời
                      Tôi bỏ xứ lao đầu vào binh lửa
                      Coi cuộc đời như một chuyện rong chơi

                      Và người ấy qua dòng sông sương muối
                      Tôi lên rừng theo dòng thác binh đao
                      Và người ấy theo sông về biển lớn
                      Tôi tội tù trả nợ kiếp bò trâu

                      Giờ thiếu phụ đã nằm trong lòng biển
                      Tôi về Đông, về Bắc, biết về đâu
                      Trăng thiếu phụ tôi mang vào song cửa
                      Cho một lần, cho vô tận thiên thu

                      Trần Hoài Thư

                      ----------------------------

                      Cái đẹp của sa mạc là một cái giếng nó ẩn dấu nơi đó.

                      Comment




                      • Comment


                        • Cho bác bon chen tí ... hihihi...









                          Mít ui , còn tờ giấy cũ nào có chữ của mình chưa đem gói cổ vật vàng ngọc của Mít , cho coi chút đi...
                          Đã chỉnh sửa bởi CONHAKO; 20-11-2010, 10:11 AM.
                          ----------------------------

                          Cái đẹp của sa mạc là một cái giếng nó ẩn dấu nơi đó.

                          Comment


                          • Một buổi trưa không biết ở thời nào
                            Như buổi trưa nhè nhẹ trong ca dao,
                            Có cu gáy có bướm vàng nữa chứ
                            Mà đôi lứa đứng bên vườn tình tự...


                            Comment


                            • Hồi đó Cô giáo Văn 10 hay đọc thơ cho cả lớp nghe vào cuối tiết học. Đi Giữa Đường Thơm CO nghe và còn nhớ tới giờ. Có lần Cô đọc truyện Hoàng Tử Bé của Exupery - mỗi lần một đoạn và giải thích... Sau này CO sưu tầm đủ các bản dịch HTB - Le Petit Prince... UKH nhớ bài Xuân Đầu của Xuân Diệu ko..." Chim giữa nắng sao mà kêu đến chói / Ôi vô cùng trong một phút nhìn nhau. "

                              Ngày xưa học trò có yêu văn thơ là nhờ phần lớn những điều ngoài giờ học. Còn bi giờ... net là tất cả , bố ơi bố ơi !!! net là tất cả , bố ơi bố ơi ( nhạc Thập Nhất )

                              ..::~Trích dẫn nguyên văn bởi Photo View Post
                              Xuân đầu

                              Tặng Hồ Cũ




                              Trời xanh thế! Hàng cây thơ biết mấy!
                              Vườn non sao! Đường cỏ mộng bao nhiêu.
                              Khi Phạm Thái gặp Quỳnh Như thuở ấy
                              Khi chàng Kim vừa được thấy nàng Kiều.

                              Hỡi nǎm tháng vội đi làm quá khứ!
                              Trời về đây! và đem trở về đây
                              Rượu nơi mắt với khi nhìn ướm thử,
                              Gấm trong lòng và khi đứng chờ ngây.

                              Và nhạc phất dưới chân mừng sánh bước;
                              Và tơ giǎng trong lời nhỏ khơi ngòi
                              Tà áo mới cũng say mùi gió nước
                              Rặng mi dài xao động ánh dương vui.

                              Thiêng liêng quá, những chiều không dám nói
                              Những tay e, những đầu ngượng cúi mau
                              Chim giữa nắng sao mà kêu đến chói!
                              Ôi vô cùng trong một phút nhìn nhau!

                              Có khi lười chép thơ , CO cắt từ tạp chí ra cho nhanh , UKH có vậy ko...Bài Chiều Sương ở Tạp chí Thời Nay khoảng 72-73 gì đó , tác giả có khi không nhớ đấy đã từng là thơ mình... hihihi





                              Chiều sương - Chút lưu lại
                              ----------------------------

                              Cái đẹp của sa mạc là một cái giếng nó ẩn dấu nơi đó.

                              Comment


                              • Bài Xuân Đâu lạ lắm, em mới đọc lần đầu đó CO à. CO có nhiều bài em chưa bao giờ thấy hoặc đọc qua. Thời của em sách vở cũ bị tiêu hủy hết rồi. Những bài thơ xưa em có là do bạn cho mượn tập vở cũ của anh chị, đọc thích rồi chép lại thôi. Thời mạt vận mà, sống được là may rồi, cần gì thơ văn học vấn...Buồn nhỉ? Trong truyện đầu tay của em, có một phần hình ảnh của em và bạn bè trong đó. Nó gần như là chuyện thật. Viết để ôn lại một phần kỷ niệm....
                                Đã chỉnh sửa bởi Uất Kim Hương; 19-11-2010, 11:51 PM.

                                Comment

                                Working...
                                X
                                Scroll To Top Scroll To Center Scroll To Bottom